thịt của thị trấn Trần Cao
Văn kiện Hội nghị lần thứ V BCH TW khoá IX nêu rõ: “Đối với chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu theo hình thức chăn nuôi trang trại với quy mô phù hợp, hình thành cỏc vựng sản xuất hàng hoá tập
phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đỡnh trên địa bàn thị trấn được xác định cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc phát triển đàn lợn thịt là một hướng đi đúng đắn, hướng vào nhu cầu của thị trường, vào thị hiếu của người tiêu dùng ngày một tăng cao.
Thứ hai, bước đầu phát triển đàn lợn thịt hướng nạc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu theo đúng chủ trương “ nạc hoá đàn lợn” ở vùng ĐBSH.
Thứ ba, phát triển đàn lợn thịt theo hướng bán công nghiệp ở các hộ gia đỡnh có nghề phụ cho phụ phẩm làm thức ăn cho lợn tốt, hoặc có nguồn thức ăn thừa để cho lợn ăn. Trong tương lai, nên đầu tư thêm cho chăn nuôi lợn thịt để chuyển sang mô hình trang trại hoặc chăn nuôi kết hợp với phát triển mô hình tổng hợp VAC.
Thứ tư, chưa thể bỏ ngay mô hình chăn nuôi lợn theo hướng truyền thống vì mục đích chăn nuôi của một số hộ nông dân ở thị trấn vẫn là tận dụng sản phẩm từ trồng trọt. Nhưng phải có biện pháp để tăng năng suất giỳp cỏc hộ này đạt kết quả cao hơn trong chăn nuôi lợn. Và hướng đi trong tương lai là phải đầu tư để chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp.
Thứ năm, thành lập tổ hợp tỏc, cỏc nhúm hộ chăn nuôi lợn để các hộ cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi, thông tin thị trường, chăm sóc, thú y.
Thứ sáu, định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị trấn Trần Cao được xây dựng trên cơ sở góp ý kiến của các hộ chăn nuôi và có sự tham gia hoạt động của họ.
Qua điều tra tổng hợp ý kiến của các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị trấn Trần Cao, chúng tôi thấy chăn nuôi lợn thịt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đú có những yếu tố thuận lợi (nguồn thức ăn dễ mua, tiết kiệm thời gian, công chăm sóc, dễ tiêu thụ…) nhưng cũng gặp không ít những khó khăn (vốn, giống, kỹ thuật, giá đầu vào, thị trường đầu ra, công tác thỳ y…),bờn cạnh đú thì lợi thế mỗi hộ lại có sự khác nhau. Nhóm hộ quy mô lớn và quy mô vừa có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhóm hộ quy mô nhỏ. Đa số hộ chăn nuôi đều xuất phát từ mục đích chăn nuôi là để tiết kiệm tiền, tận dụng phế phụ phẩm, tận dụng lao động nhàn rỗi và lấy phân chuồng phục vụ cho trồng trọt. Mục đích kinh doanh kiếm lợi chỉ thể
hiện rõ ở những hộ chăn nuôi quy mô lớn và những hộ có quy mô vừa. Khi lợn bị bệnh phần lớn các hộ chăn nuụi tỡm đến các nhân viên thú y tư nhân, chỉ có các hộ chăn nuôi quy mô lớn và một số hộ chăn nuôi quy mô vừa cú trỡnh độ kỹ thuật, nhiều kinh nghiệm có khả năng mua thuốc về tự điều trị cho lợn. Mặt khác, do điều kiện thuận lợi hơn về vốn, kỹ thuật… nờn cỏc hộ chăn nuôi quy mô lớn có kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Bên cạnh đó việc kết hợp giữa chăn nuôi lợn thịt với chăn nuôi lợn nái sẽ có hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, khi chăn nuôi lợn nái đòi hỏi cao về kỹ thuật chăm sóc và thường gặp rủi ro hơn loại hình chăn nuụi khỏc. Hầu hết các hộ điều tra đều cho rằng, chăn nuôi lợn thịt luôn có hiệu quả cao hơn so với làm ruộng, chỉ nhóm hộ quy mô nhỏ do không có điều kiện về kỹ thuật chăn nuụi thỡ họ tập trung đầu tư vào đồng ruộng và thu được hiệu quả không cao. Phần lớn các hộ chưa sử dụng hết diện tích đất, vườn tạp đều có xu hướng mở rộng quy mô chăn nuôi, nhiều hộ có mục đích thành lập trang trại hoặc sản xuất chăn nuôi theo mô hình VAC nhằm nâng cao hiệu quả không chỉ trong chăn nuôi lợn mà còn tăng thu nhập cả từ ao và vườn.