thỡ nhu cầu về thức ăn cần tiêu tốn hết khoảng 297,5 kg lượng thức ăn hỗn hợp, tính bình quân chi phí cho mỗi kg lợn tăng trọng cần 3,5 kg. Còn nếu để lợn nuôi đạt trọng lượng 100kg mất thời gian là 10 thỏng thỡ nhu cầu về thức ăn là rất lớn, trung bình chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng phải mất tới 4,91kg thức ăn và lượng thức ăn hỗn hợp cần cung cấp là 417,5kg.
Như vậy có thể thấy, thời gian nuôi càng dài thì lượng thức ăn cần thiết cung cấp cho lợn tăng trọng để đạt thể trọng tới 100kg càng tăng, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng cũng tăng theo. Các yếu tố trên làm cho giá thành thịt lợn tăng cao. Ngày nay người ta phấn đấu mỗi lợn thịt từ sau khi cai sữa đến khi đạt được 100kg lợn hơi chỉ trong 4 -5 tháng, nhờ đó hiệu quả kinh tế sẽ đạt được mức tối đa.
2.3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo trình độ kỹ thuật chănnuôi nuôi
Đầu tư vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật là hướng phát triển bền vững của mọi ngành sản xuất. Trong chăn nuôi lợn thịt thì đây là hướng đầu tư theo chiều sâu đảm bảo cho người chăn nuôi chủ động hơn, tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong hoạt động sản xuất của mình. Với đặc điểm của người nông dân là gắn chặt với sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn nên cơ hội tiếp cận với kỹ thuật tiến bộ còn nhiều hạn chế. Do đó kỹ thuật chăn nuôi mà người nông dân có được là do học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế hay từ các hộ chăn nuôi có hiệu quả là chủ yếu. Do vậy tổ chức tập huấn đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, tổ chức tham quan những mô hình tiên tiến cho người nông dân là biện pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật cho họ, khuyến khích họ đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi.
Thực tế cho thấy, những hộ có kỹ thuật chăn nuôi lợn tập trung chủ yếu ở nhóm hộ có quy mô lớn và một số hộ thuộc nhóm quy mô vừa có ý định mở rộng quy mô chăn nuôi. Họ thường xuyên học hỏi kinh nghiệm và trao đổi kỹ thuật chăn nuôi ghi chép cẩn thận lượng thu, chi, hạch toán lỗ lãi để tiếp tục phát triển lợi thế khắc phục khó khăn và hạn chế rủi ro cho hướng đầu tư chăn nuôi sau. Chính vì vậy, nhóm hộ có kỹ thuật chăn nuôi luôn thu được kết quả, hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm hộ chưa có kỹ thuật chăn nuôi.
Do có kinh nghiệm, kỹ thuật nờn nhúm hộ này luôn tìm cách giảm chi phí nhất là chi phí về thức ăn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng đủ cho lợn sinh trưởng và phát triển tốt. Họ luôn tìm cách tận dụng tối đa nguồn thức ăn, phụ phẩm dư thừa sử dụng được cho chăn nuôi lợn hoặc sử dụng thức ăn thay thế có chi phí thấp hơn. Chi phí thức ăn bỡnh quõn/đầu lợn là 828,28 nghìn đồng, cao hơn 1,24 lần so với các hộ chưa có kỹ thuật, cho ăn tự do, lượng dinh dưỡng cung cấp không ổn định, lúc thừa, lúc thiếu, nên lợn sinh trưởng và phát triển không cân đối đã kéo theo chi phí thức ăn tăng lên.
Mặt khác, những hộ có kỹ thuật chăn nuôi rất coi trọng việc đầu tư vào chăm sóc thú y phòng bệnh cho lợn và vệ sinh chuồng trại. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy hầu hết các hộ có kỹ thuật chăn nuôi đều tự mua thuốc tiêm phòng và trị bệnh cho lợn nên khoản chi phí này ít hơn, bình quân mỗi con chỉ hết 56,75 nghìn đồng trong khi các hộ chưa có kỹ thuật chăn nuôi phải chi hết 75,34 nghìn đồng/con, do nhóm hộ này phải thuê dịch vụ thú y tư nhân. Chi phí thú y ít hơn song chi phí khác như điện nước, công cụ dụng cụ nhỏ, sửa chữa chuồng trại hàng năm… của nhóm hộ có kỹ thuật lại cao gấp 1,46 lần. Nguyên nhân là do họ thường xuyên kiểm tra và cung cấp đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ trong chuồng và công tác vệ sinh phòng bệnh,
Bảng 2.12. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo trình độ kỹ thuật chăn nuụi.
( Tớnh bỡnh quõn/1 lợn thịt xuất chuồng)
Chỉ tiêu ĐVT Có kỹ thuật chăn nuôi Chưa có kỹ thuật chăn nuôi So sánh (lần)
1. Số con BQ/Lứa Con 36,40 7,20 5,06
2. Thời gian nuụi/Lứa Ngày 112 120 0,93
3. Số lứa nuụi/Năm Lứa 3,27 3,08 1,06
4. Trọng lượng giống Kg/Con 14,45 13,47 1,07
5. Giá giống 1000đ 16,50 16,30 1,01
6. Trọng lượng hơi XC Kg/Con 75,45 66,20 1,14
7. Giá lợn hơi XC 1000đ 17,20 16,50 1,04 8. Tổng thu ( GO) 1000đ 1.297,74 1.092,30 1,19 9. Chi phí TG (IC) 1000đ 1.185,77 1.013,24 1,17 - Giống 1000đ 238,43 219,56 1,09 - Thức ăn 1000đ 828,28 665,67 1,24 - Thú y 1000đ 56,75 75,34 0,76 - Chi phớ khác 1000đ 62,31 42,67 1,46
10. Khấu hao TSCĐ (A) 1000đ 8,72 4,08 2,14
11. Tổng chi phí (TC) 1000đ 1.194,49 1.017,32 1,17
12. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 111,98 79,06 1,42
13. Thu nhập HH (MI) 1000đ 103,26 74,98 1,38 14. HQKT theo TC - GO/TC Lần 1,19 1,17 1,02 - VA/TC Lần 0,18 0,15 1,2 - MI/TC Lần 0,16 0,14 1,14 15. HQKT theo IC - GO/IC Lần 1,19 1,17 1,02 - VA/IC Lần 0,17 0,16 1,1 - MI/IC Lần 0,15 0,13 1,15 16. MI/Kg hơi 1000đ 1,37 1,13 1,21 17. MI/Ngày 1000đ 0,92 0,64 1,43 18. MI/Lứa 1000đ 3.758,48 539,85 6,96
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Với mức đầu tư hợp lý và có khoa học nhóm hộ chăn nuôi có kỹ thuật đã tạo ra 1.297,74 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO), 111.98 nghìn đồng giá trị gia tăng
(VA) và 103,26 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI) trong khoảng thời gian nuôi là 112 ngày, trong khi đó với 120 ngày chăn nuôi nhóm hộ chưa có kỹ thuật cũng chỉ tạo ra 1.092,3 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO), 79,06 nghìn đồng giá trị gia tăng (VA) và 74,98 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI) tớnh bỡnh quõn/1đầu lợn thịt hơi xuất chuồng, thấp hơn nhiều (1,38 lần) so với nhóm hộ chăn nuôi có kỹ thuật.
Kết quả trên dẫn đến hiệu quả kinh tế ở các hộ có kỹ thuật chăn nuôi cao hơn. Khi bỏ ra một nghìn đồng chi phí họ thu được 1,19 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO), 0,18 nghìn đồng giá trị gia tăng (VA) và 0,16 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI). Còn đối với hộ chưa có kỹ thuật chăn nuôi có kết quả tương ứng là 1,17; 0,15; 0,14 nghìn đồng. Với mức thu nhập 0,92 nghìn đồng/ngày, 3.758,48 nghìn đồng/lứa và 1,37 nghìn đồng/kg lợn hơi xuất chuồng cao gấp 1,43; 6,96; và 1,21 lần so với nhóm hộ chưa có kỹ thuật chăn nuôi. Điều này đã chứng tỏ được rằng khâu kỹ thuật có tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình nông dân trên địa bàn thị trấn Trần Cao.