Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo quy mô

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 28)

Qua bảng 2.9 cho thấy các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở các hộ có sự khác nhau rõ rệt.

Những hộ chăn nuôi quy mô lớn do có điều kiện về vốn đầu tư tương đối cao nên giống và thức ăn thường đảm bảo. Mặt khác điều kiện chuồng trại luôn được vệ sinh phòng trị bệnh kịp thời và có chế độ chăm sóc tốt nên khả năng tăng trọng của lợn nhanh, trọng lượng lợn hơi xuất chuồng thường cao hơn hẳn so với hai nhóm hộ còn lại mặc dù thời gian nuôi lại ngắn hơn. Trọng lượng lợn giống trung bình là 15,44 kg/con, thời gian nuôi là 110 ngày ít hơn 5 ngày so với nhóm hộ quy mô vừa và 10 ngày so với nhóm hộ quy mô nhỏ nhưng trọng lượng lợn hơi xuất chuồng lại cao hơn, đạt 76,75 kg/con bằng 1,09 lần so với nhóm hộ quy mô vừa và 1,16 lần so với nhóm hộ quy mô nhỏ. Với mức giá hơi xuất chuồng trung bình khoảng 17.500 đ làm giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) và thu nhập hỗn hợp (MI) từ chăn nuôi lợn thịt ở các hộ nhóm quy mô lớn đạt được cao hơn so với các hộ nhóm quy mô vừa và nhỏ. Cụ thể tớnh bỡnh quõn/1 lợn thịt hơi xuất chuồng, nhóm hộ quy mô lớn tạo ra 1.343,13 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO), 164,84 nghìn đồng giá trị gia tăng (VA) và 152,87 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI). Hộ chăn nuôi quy mô vừa tương ứng là 1.180,03 nghìn đồng giá trị sản xuất (GO), 169,84 nghìn đồng giá trị gia tăng (VA) và 164,41 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp (MI) cũn nhúm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đạt tương ứng là 1.072,44 nghìn đồng, 108,6 nghìn đồng và 104,52 nghìn đồng. Với số đầu lợn bỡnh quõn/lứa là 41,9 con ở nhóm hộ quy mô lớn, 16,9 con ở nhóm hộ quy mô vừa và 5,2 con ở nhóm hộ quy mô nhỏ thì MI bỡnh

Bảng 2.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo quy mô ở các hộ điều tra.

( Tớnh bỡnh quõn/1 lợn thịt xuất chuồng).

Chỉ tiêu ĐVT QM lớn QM vừa QM nhá So sánh (lần) Lớn/vừ a Lớn/nh ỏ Vừa/nhỏ

1. Sè con BQ/Lứa Con 41,90 16,90 5,20 2,48 8,06 3,25

2. Thời gian nuôi/Lứa Ngày 110 115 120 0,97 0,94 0,97

3. Số lứa nuôi/Năm Lứa 3,32 3,23 3,18 1,03 1,04 1,02

4. Trọng lượng giống Kg/Con 15,44 15,41 15,47 1,00 1,00 1,00

5. Giá giống 1000đ 15,98 15,94 15,33 1,00 1,04 1,04

6. Trọng lượng hơi XC Kg/Con 76,75 70,24 66,20 1,09 1,16 1,06

7. Giá lợn hơi XC 1000đ 17,50 16,80 16,20 1,04 1,08 1,04 8. Tổng thu ( GO) 1000đ 1.343,13 1.180,03 1.072,44 1,14 1,25 1,10 9. Chi phí TG ( IC) 1000đ 1.178,28 1.010,20 963,84 1,17 1,22 1,05 - Giống 1000đ 246,73 245,64 237,16 1,00 1,04 1,04 - Thức ăn 1000đ 818,50 664,07 642,67 1,23 1,27 1,03 - Thó y 1000đ 86,50 65,42 45,34 1,32 1,91 1,44 - Chi phí khác 1000đ 26,55 35,07 38,67 0,76 0,69 0,91

10. Khấu hao TSCĐ (A) 1000đ 11,97 5,43 4,08 2,20 2,93 1,33

11. Tổng chi phí (TC) 1000đ 1.190,25 1.015,63 967,92 1,17 1,23 1,05

12. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 164,84 169,84 108,60 0,97 1,52 1,56

13. Thu nhập HH (MI) 1000đ 152,87 164,41 104,52 0,93 1,46 1,57 14. HQKT theo TC - GO/TC Lần 1,13 1,16 1,11 0,97 1,02 1,05 - VA/TC Lần 0,14 0,17 0,11 0,83 1,23 1,49 - MI/TC Lần 0,13 0,16 0,11 0,79 1,19 1,50 15. HQKT theo IC - GO/IC Lần 1,14 1,17 1,11 0,98 1,02 1,05 - VA/IC Lần 0,14 0,17 0,11 0,83 1,24 1,49 - MI/IC Lần 0,13 0,16 0,11 0,80 1,20 1,50 16. MI/Kg hơi 1000đ 1,99 234 1,58 0,85 1,26 1,48 17. MI/Ngày 1000đ 1,39 1,46 0,89 0,96 1,55 1,63 18. MI/Lứa 1000đ 6.405,41 2.778,47 543,53 2,31 11,78 5,11

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Như vậy, có thể nhận xét, mặc dù nhóm hộ chăn nuôi với quy mô lớn có thu nhập hỗn hợp/con nhỏ hơn so với nhóm hộ quy mô vừa và nhỏ nhưng số lượng lợn nuụi/lứa cao nên tổng thu nhập hỗn hợp MI/lứa ở nhóm hộ quy mô lớn cao hơn nhiều so với các hộ thuộc quy mô vừa và nhỏ đồng thời ở các hộ quy mô lớn có

mức thu nhập ổn định, mang lại cuộc sống đầy đủ hơn cho các hộ nông dân. Chi phí để hình thành nờn cỏc khoản giá trị trên ở cỏc nhúm hộ quy mô khác nhau cũng khác nhau. Chi phí trung gian IC của các hộ quy mô lớn là 1.178,28 nghìn đồng cao gấp 1,17 lần so với nhóm hộ quy mô vừa và 1,22 lần đối với các hộ quy mô nhỏ, trong đó chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất. Các hộ quy mô lớn chi 818,5 nghìn đồng, các hộ quy mô vừa chi 664,07 nghìn đồng và nhóm hộ quy mô nhỏ chi 642,67 nghìn đồng. Nguồn thức ăn cho lợn ở cỏc nhúm hộ nông dân trên địa bàn xã là cám gạo, cỏm ngụ, rau xanh, gạo… và cám công nghiệp. Tuy nhiên ở cỏc nhúm hộ có quy mô khác nhau có mức đầu tư về thức ăn cũng khác nhau. Trong đó nhóm hộ quy mô lớn chủ yếu là chi phí cho thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Sau chi phí về thức ăn là chi phí về giống, đây cũng là chi phí tương đối lớn, tuy nhiên giá cả là do thị trường quy định nên khoản chi phí này ở cả ba nhóm hộ đều tương đương nhau vì trọng lượng giống sấp xỉ nhau. Cụ thể, chi phí giống bình quân trên đầu lợn ở các hộ quy mô lớn là 246,73 nghìn đồng, hộ quy mô vừa 245,64 nghìn đồng và hộ quy mô nhỏ là 237,16 nghìn đồng. Do có sự đầu tư về công tác chăm sóc như thú y, điện nước, khấu hao chuồng trại, công cụ dụng cụ… nờn nhúm hộ quy mô lớn phải bỏ ra một khoản chi phí lớn hơn so với hai nhóm hộ còn lại, góp phần nâng tổng chi phí/1 đầu lợn thịt là 1.190,35 nghìn đồng cao gấp 1,17 lần so với nhóm hộ quy mô vừa và 1,23 lần so với nhóm hộ quy mô nhỏ.

* Về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt.

Từ những chỉ tiêu phản ánh kết quả trên, chúng ta thấy các hộ chăn nuôi quy mô lớn thu được hiệu quả cao hơn so với cỏc nhúm hộ quy mô vừa và quy mô nhỏ. Các hộ quy mô nhỏ chỉ thu được 1,11 nghìn đồng khi bỏ ra 1 nghìn đồng chi phí, các hộ quy mô vừa là 1,16 nghìn đồng và các hộ quy mô lớn là 1,13 nghìn đồng. Nếu tính thu nhập hỗn hợp trên 1kg thịt lợn hơi thì hiệu quả của ba nhóm hộ quy

Như vậy phát triển chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn trước hết tạo ra khối lượng sản phẩm lớn thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cho xã hội và mang lại hiệu quả nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. Đây là quy mô chăn nuôi đang được Nhà nước khuyến khích phát triển. Tuy nhiên chăn nuôi lợn thịt với quy mô lớn đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư lớn cùng với yêu cầu đối với chủ hộ phải có kiến thức nhất định về khoa học, kỹ thuật và thị trường. Mặt khác nú cũn chịu sự rủi ro cao do áp lực biến động về giá cả trên thị trường (bao gồm cả giá đầu vào như thức ăn, thuốc thú y… và giá đầu ra như lợn hơi xuất chuồng/kg). Vì vậy chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn chưa được phổ biến trên địa bàn thị trấn Trần Cao, đó cũng là vấn đề đặt ra cần được giải quyết đối với chính quyền địa phương là phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ để họ có thể mở rộng quy mô chăn nuôi nhằm tăng thu nhập, góp phần ổn định và phát triển đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w