MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần Đầu tư Sao Mai (Trang 60)

hàng tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại XNK Sao Mai.

Ý kiến thứ nhất về bộ máy kế toán

Theo tôi, với thực trạng hoạt động đầu tư và kinh doanh như ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Sao Mai hiện nay thì cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán chỉ cần 4 người là đủ, bao gồm:

+ 1 kế toán trưởng: Là người vừa phải thông suốt và có cái nhìn tổng thể chung, có nghiệp vụ giỏi để có thể kiểm tra, giám sát nhân viên, vừa phải lãnh đạo cả phòng làm đúng chế độ, đúng luật và cả về thời gian, giao việc cho nhân viên theo đúng chức năng và quyền hạn của họ, do vậy trong một công ty, kế toán trưởng không thể thiếu được và trách nhiệm là rất lớn. Người kế toán trưởng cần phải hiểu rõ luật thuế và luật kế toán một cách thông suốt và phải có tố chất lãnh đạo.

+ 1 kế toán tổng hợp: Do Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên công việc kế toán đơn giản hơn rất nhiều, khối lượng công việc ít hơn so với công tác kế toán thủ công rất nhiều, do đó kế toán tổng hợp và kế toán thanh toán có thể là do 1 người đảm nhiệm. Yêu cầu vị trí này cũng cần phải có năng lực lớn đáng tin cậy.

+ 1 kế toán kho: Đối với thực tế hoạt kinh doanh của Công ty và cả phương hướng kinh doanh sau này, Công ty thường nhập - xuất kho theo đơn đặt hàng (hợp đồng), hơn nữa với phương trâm không để vốn ứ đọng quá lâu, lượng hàng hoá tồn kho không quá nhiều nên việc theo dõi kho cũng không mất nhiều thời gian nhưng yêu cầu phải cẩn thận với độ chính xác cao.

+ 1 kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ, bên cạnh đó còn có thể kiêm thêm một số công việc văn phòng hay kiêm kế toán công nợ, vì hiện tại lượng tiền ra vào Công ty không nhiều kể cả khi Công ty phát triển hơn nữa mà hoạt động kinh doanh tập trung tại Công ty thì thời gian để làm công việc của kế toán tiền mặt không quá nhiều.

Ý kiến thứ hai về bộ máy hoạt động của Công ty.

+ Để để phát triển mạnh hơn nữa thì Công ty phải đưa được sản phẩm hàng hoá của mình đến nhiều khách hàng ở khắp các nơi, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, như thế về nhân viên sẽ thiếu trầm trọng. Hơn nữa các lĩnh vực mà Công ty kinh doanh cần có đội ngũ nhân sự ổn định, có hiểu biết kỹ thuật về lĩnh vực kinh doanh và thông thạo một số ngoại ngữ cơ bản. Vì vậy cần bố trí cán bộ hợp lý, và đào tạo để cán bộ kinh doanh vừa là những nhân viên kinh doanh tốt, vừa là những cán bộ kỹ thuật lành nghề của Công ty và có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt. Hoặc chúng ta sẽ tăng cường tuyển them cộng tác viên về mảng kinh doanh thì sẽ tiết kiệm được chi phí.

+ Vấn đề tuyển dụng được những người lao động có kinh nghiệm, nhiệt tình và để họ phục vụ lâu dài cho Công ty thì Công ty cũng phải có các chính sách khuyến khích tinh thần, chính sách đãi ngộ thoả đáng xứng với những cống hiến của họ cho Công ty, đó cũng chính là yếu tố quan trọng để thu hút nhân lực tài ba.

Ý kiến về phương pháp tính giá mua của hàng đã bán cũng như tính giá hàng tồn kho:

+ Theo tôi nên áp dụng các phương pháp tính đích danh. Bởi vì việc sử dụng phần mềm kế toán thì công việc rất đơn giản, chỉ cần đặt mã hàng và thống nhất lựa chọn một phương pháp hợp lý đối với chủng loại, mặt hàng đó thì máy tính sẽ tự tính. Do đó, sử dụng phương pháp tính giá đích danh thì sẽ đảm bảo thông tin là chính xác nhất. Phương pháp này chỉ khó khăn nếu không sử dụng phần mềm kế toán.

+ Mặt khác hiện tại Công ty chưa trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà các mặt hàng có xu hướng tăng giảm không ổn định như ngoại tệ khi mua hàng thì cần phải trích dự phòng giảm giá để bù vào phần lỗ khi giá USD tăng mà Công ty lại nhập hàng hoặc giá USD giảm khi ta bán ra. Với tình hình thực tế như hiện nay, theo tôi Công ty nên trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho khoảng 3%- 4% là hợp lý.

Hiện tại, Công ty đang trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng và tập hơp toàn bộ phận quản lý. Theo tôi cần phải phân bổ chi phí khấu hao cho từng bộ phận để phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý được chính xác với thực tế của nó. Nếu không phân bổ theo bộ phận mà phân bổ trực tiếp theo mặt hàng bán ra cũng là hợp lý.

Có thể phân bổ chi phí khấu hao cho từng mặt hàng theo doanh số bán ra của từng loại mặt hàng đó, ví dụ phân bổ cho mặt hàng Loa theo công thức:

KẾT LUẬN

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp là hết sức cần thiết và chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kinh doanh. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ mới có cái nhìn khả quan để ra quyết định kinh doanh hay đầu tư. Kết quả cuối cùng mới đánh giá được thực chất của quá trình kinh doanh, phản ánh đúng năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán một cách khoa học và hợp lý toàn bộ công tác kế toán đặc biệt là kế toán trong khâu tiêu thụ và xác định kết quả có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty.

Qua quá trình học tập tại trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Hà Nội và việc tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Sao Mai cùng với sự hướng

Chi phí khấu hao phân bổ cho từng mặt hàng = Tổng chi phí khấu hao Tổng doanh thu bán hàng x Doanh thu bán từng mặt hàng

dẫn của cô giáo TS.Nguyễn Thị Dung cũng như các anh chị trong phòng kế toán giúp em có điều kiện nghiên cứu đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Sao Mai”. Trong chuyên đề này, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến cá nhân của mình chỉ với mục đích thể hiện quan điểm và cái nhìn của em trong việc hoàn thiện thêm một số phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty. Song đây là đề tài khá phức tạp, đồng thời, do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo TS. Nguyễn Thị Dung người hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này, đóng góp của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần và đầu tư thương mại Sao Mai, cũng như toàn thể những người đọc chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2012

Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp”

Chủ biên: PGS, TS Lê Thị Hoà – NXB Tài chính – Tháng 5/2005. 2. Giáo trình “Kế toán doanh nghiệp”

Chủ biên: PGS, TS Nguyễn Văn Công – NXB Tài Chính –Tháng 5/2005. 3. Các tạp chí thuế, tạp chí kinh tế, thị trường

4. Hệ thống kế toán Việt Nam của Bộ Tài Chinh (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006)

5. Hồ sơ năng lực Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Sao Mai. 6. Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011 của Công ty.

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác Kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần Đầu tư Sao Mai (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w