Kiến nghị với chính ngân hàng NN &PTNN chi nhánh Thăng Bình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng agribank chi nhánh thăng bình (Trang 77)

- Chuyển giao cho quỹ bảo hiểm góp chung của nhà nước.

3.3.4.Kiến nghị với chính ngân hàng NN &PTNN chi nhánh Thăng Bình.

b. Những nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh rủi ro tính dụng tại NHNN&PTNT chi nhánh Thăng Bình.

3.3.4.Kiến nghị với chính ngân hàng NN &PTNN chi nhánh Thăng Bình.

- Đa dạng hóa danh mục cho vay và đầu tư, đa dạng hóa khách hàng:

Đa dạng hóa các hoạt động cho vay và đầu tư là một biện pháp hữu hiệu nhằm phân tán rủi ro.

Cần chú trọng đa dạng hóa về số lượng khách hàng vay vốn lẫn ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng,

Chi nhánh nên tiếp xúc việc mở rộng và phát triển các dịch vụ như thanh toán bằng thẻ, các loại séc,… cũng như các tiện ích mà phương tiện thanh toán này mang lại, qua đó nâng cao thu nhập từ các hoạt động này.

Đa dạng hóa khách hàng: Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ.

Phát triển hình thức cho vay thông qua các nhà cung ứng vật tư, phân bốn giống cây trồng, vật nuôi. Hay nói cách khác, ngân hàng chủ động tìm sự liên kết giữa nhà cung ứng và nhà sản xuất.

- Cơ chế tuyển dụng cũng như bố trí sử dụng con người một cách hợp lý:

Cần chọn được CBTD có đạo đức, trình độ chuyên môn tốt.

Cần bố trí nhân sự hợp lý, sắp xếp lại và thay thế dần những những cán bộ không đáp ứng được ở khâu tín dụng bằng những cán bộ giỏi có trình độ chuyên môn.

Cần có một chế độ đãi ngộ xứng đáng về lương.

- Phối hợp chặt chẽ các cấp chính quyền địa phương.

Cần phải có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các con nợ có khả năng tài chính, nhưng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm tàng khả năng chứa đựng rủi ro. Những rủi ro này nếu xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ cho NHTM. Có thể làm giảm lợi nhuận cũng có thể đẩy NH tới bờ vực phá sản, thậm chí có thể gây ra sự đổ vỡ hàng loạt của cả một hệ thống ngân hàng.Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng luôn phải quan tâm tới vấn đề quản trị rủi ro tín dụng.Đây chính là phương thức giúp NH kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được.

Đối với các NHTM nói chung và NHNN &PTNT chi nhánh Thăng Bình nói riêng, những thành quả trong việc phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động không thể không kể đến sự đóng góp của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên về cả mặt lý luận và thực tiễn các quy phạm pháp luật về quản trị rủi ro còn rất ít và chưa bao quát, các cán bộ tín dụng chưa có điều kiện tiếp cận với những kiến thức mới trong lĩnh vực này. Thông tin kiểm toán về các NH không được phản ánh đầy đủ, minh bạch. Những hạn chế đó đang là khó khăn và thách thức trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại NH hiện nay.

Với những nội dung được đề cập trong khóa luận tốt nghiệp này,tôi mong sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNN & PTNT chi nhánh Thăng bình.

Với thời gian cũng như trình độ kiến thức còn hạn chế, nội dung KLTN của tôi chắc chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót.Tôi mong thầy cô cho ý kiến nhận xét giúp tôi khắc phục những hạn chế đó.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới cô Trần Thị Vân Anh, cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của các anh chị cán bộ phòng tín dụng NHNN &PTNT chi nhánh Thăng Bình đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng agribank chi nhánh thăng bình (Trang 77)