Đadạng hóa danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng agribank chi nhánh thăng bình (Trang 70)

- Chuyển giao cho quỹ bảo hiểm góp chung của nhà nước.

3.2.4.Đadạng hóa danh mục cho vay.

b. Những nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh rủi ro tính dụng tại NHNN&PTNT chi nhánh Thăng Bình.

3.2.4.Đadạng hóa danh mục cho vay.

Nhìn chung, thì chi nhánh Thăng Bình chủ yếu tập trung vào cho vay theo ngành nông, lâm, ngư nghiệp, cho vay vốn ngắn hạn mà chưa chú trọng đầu tư vào nhiều ngành nghề lĩnh vực mới phát triển. Vì vậy chi nhánh Thăng Bình cần phải xây dựng một danh mục tín dụng cụ thể, trong đó phân bổ các chỉ tiêu tín dụng cho từng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Cần có sự đầu tư vào công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của từng khách hàng cụ thể. Nên có sự mở rộng cho vay ở những lĩnh vực khác nhau, không nên tập trung quá vào một đối tượng, trong khi có nhiều lĩnh vực, ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ như công nghiệp dệt may, da giầy…

Tuy nhiên, đa dạng hoá đầu tư không có nghĩa là dàn trải.Để thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay ngân hàng cần có chính sách khách hàng linh hoạt, mềm dẻo, phục vụ khách hàng tốt ở tất cả các loại hình dịch vụ, chiến lược này nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống đồng thời thu hút và mở rộng các khách hàng tiềm năng tạo cơ cấu tín dụng đa dạng, đồng thời phải có chiến lược phát triển thương hiệu theo chiều sâu.

3.2.5.Công tác đào tạo cán bộ.

Người thực hiện tất cả các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trên chính là các cán bộ tín dụng. Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cán bộ tín dụng là người liên quan trực tiếp đến khoản vay nên muốn ngăn ngừa rủi ro cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng.

Tăng cường tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị, tư tưởng tác phong làm việc chống lại các rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay. Về số lượng cán bộ tín dụng phải chiếm trên 50% số cán bộ trong chi nhánh. Về trình độ cán bộ tín dụng phải chuẩn hoá cán bộ có trình độ Đại học và hiểu biết về pháp luật, kinh tế chuyên ngành để phụ trách chú trọng nâng cao trình độ thẩm định dự án, chú trọng đạo đức phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ lợi dụng chức trách để tham ô, lợi dụng trong cho vay.

Cử các cán bộ đi học các khoá đào tạo do trung tâm đào tạo của ngân hàng, các trung tâm đào tạo lớn có uy tín tổ chức. Định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về chế độ kế toán mới, các phương pháp thẩm định dự án đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh…

Tuyển chọn những cán bộ được trang bị hay đã tích luỹ kiến thức cơ bản về dự án có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan đi học các chương trình tập huấn có chỉ tiêu do NHNN, các cơ sở đào tạo có uy tín tổ chức. Mặt khác bản thân các cán bộ tín dụng cũng cần phải tự chau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức qua các sách báo, tài liệu liên quan tới ngân hàng.

Hiện nay, tại NH việc thẩm định được thực hiện bởi cán bộ tín dụng và tổ thẩm định, không có sự tham gia của các chuyên gia hay tổ chức tư vấn nhất là các dự án lớn. Do đó, cần phải có chính sách đào tạo nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ tín dụng, nhất là thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ.

Hiện nay, chi nhánh chưa có đội ngũ cán bộ thẩm định chuyên sâu. Mặt khác, năng lực , khả năng thực hiện dự án đang hết sức bất cập, hầu hết dựa trên kinh nghiệm thực tế mà chưa được đào tạo một cách có bài bản, đối với các dự án mang nặng tính kỹ thuật thì cán bộ tín dụng chỉ biết thẩm định trên giấy tờ là

chủ yếu, bản thân họ không đủ điều kiện và khả năng để thẩm định các dự án đó. Do đó ngân hàng cần phải cử cán bộ đào tạo các lớp thẩm định để làm công tác thẩm định trước sau và trong khi cho vay, đội ngũ này phải được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng tiếp xúc khách hàng, cả khi chấp nhận hay từ chối khoản vay.

Mỗi cán bộ cũng cần phải được đặt trong môi trường cạnh tranh, tạo thêm ưu đãi hay thưởng phạt và được quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ.

3.2.6. Nâng cao công tác kiểm tra tín dụng chặt chẽ hơn.

Một biện pháp đảm bảo an toàn trong cho vay là CBTD phải thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng để sử dụng vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả.

Thông qua việc theo dõi vốn vay, CBTD cần lưu ý khách hàng biết kỳ hạn trả nợ và đôn đốc họ thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng thời gian thỏa thuận. Nếu do nguyên nhân khách quan mà khách hàng không thể trả nợ đúng hạn thì CBTD hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn nợ. Nếu khó khăn của khách hàng không phải là do nguyên nhân khách quan mà do sự yếu kém về năng lực của chính họ thì CBTD cần tư vấn cho họ các biện pháp tháo gỡ khó khăn. Còn nếu các khoản vay được xác định là có vấn đề, CBTD phải chuyển ngay sang bộ phận xử lý rủi ro để để có biện pháp điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn.

Việc kiểm tra, giám sát như vậy đòi hỏi CBTD không chỉ có kỹ năng phân tích tài chính thông thường, phải am hiểu về lĩnh vực cho vay mà còn phải có trực giác nhạy bén có thể phát hiện ngay những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp và lý giải những hiện tượng đó. Muốn làm được điều đó thì chi nhánh Thăng Bình cần phải có chính sách đào tạo các bộ sau khi tuyển dụng, lựa chọn những cán bộ vào bộ phận xử lý rủi ro. Thường xuyên tổ chức những buổi giới thiệu kinh nghiệm của những cán bộ điển hình trong ngân hàng hay tổ chức những buổi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng agribank chi nhánh thăng bình (Trang 70)