Các giải pháp, đề xuất nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần dệt sợi DAMSAN.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ phần dệt sợi DAMSAN (Trang 44)

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT SỢI DAMSAN

3.3 Các giải pháp, đề xuất nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần dệt sợi DAMSAN.

DAMSAN.

Lợi nhuận của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Do đó, để nâng cao lợi nhuận thì cần phải nghiên cứu xem đâu là nhân tố tác động làm tăng lợi nhuận và đâu là nhân tố hạn chế tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty. Từ đó kịp thời đưa ra giải pháp kịp thời và phù hợp. Về cơ bản, các giải pháp đưa ra dù khác nhau nhưng đều đi đến một mục tiêu duy nhất là tăng DT và giảm chi phí. Chính vì vậy, qua quá trình thực tập cùng với việc phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty cổ phần dệt sợi DAMSAN, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu như sau:

Giải pháp 1: Sản xuất thêm các dòng sản phẩm mới, đồng thời thay đổi mẫu mã sản phẩm hiện tại cho bắt mắt hơn

Lý do đưa ra giải pháp:

Hàng may mặc tuy là thế mạnh của Việt Nam nhữn lĩnh vực này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm của công ty tuy được đánh giá cao về chất lượng nhưng mẫu mã sản phẩm còn đơn giản và chưa bắt mắt. Hơn thế nữa yêu cầu của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi công ty phải không ngừng tìm tòi,hoàn thiện nhiều mẫu hàng mới cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Đó sẽ là yếu tố chính thúc đẩy doanh thu từ đó sẽ tăng cao được lợi nhuận.

Nội dung giải pháp:

Công ty có thể đa dạng hóa các mặt hàng bằng cách cải tiến mẫu mã, sản xuất thêm nhiều dòng sản phẩm mới, đi kèm theo đó là mở rộng thêm các dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng.

Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Sản phẩm của công ty cần phải luôn thay đổi mẫu mã, chủng loại để luôn tạo sự hứng thú khi sử dụng sản phẩm.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ, phòng kinh doanh của công ty cũng nên chú trọng trong việc xây dựng chiến lược Marketing, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng tiêu thụ để làm căn cứ lập kế hoạch sản xuất tránh tình trạng hàng bị ứ đọng.

- Công ty phải nắm bắt thông tin giá cả thị trường để lựa chọn giá bán phù hợp với quan hệ cung cầu hàng hoá, thị hiếu, sức mua của đồng tiền và tình hình cạnh tranh, việc này sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tăng vòng quay của vốn, góp phần nâng cao lợi nhuận.

Giải pháp 2: Tăng cường việc kiểm tra giám sát đối với việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của công ty

Lý do đưa ra giải pháp:

Qua phân tích ở chương II, ta thấy chi phí cho hoạt động kinh doanh còn tăng nhanh hơn doanh thu. Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng cao so với năm 2011.

Nội dung giải pháp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty cần giảm bớt những khoản chi phí không thật sự cần thiết trong doanh nghiệp, như chi phí hội họp, tiếp khách, chi phí về quản lý hành chính, chi phí phục vụ công nhân,…... Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẽ và cụ thể hơn, nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó chỉ nên mua sắm, cải tiến trang bị văn phòng, thiết bị quản lý khi thấy thực sự cần thiết và sau khi đã xem xét cân đối kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ cho quản lý hành chính.

Về chi phí bán hàng, do nhu cầu lớn về vận tải và nhu cầu nhiều khi phát sinh đột xuất nên công ty đã chọn phương thức thuê dịch vụ vận tải bên ngoài. Tuy không phải đầu tư vốn ban đầu, nhưng trong trường hợp công ty có khối lượng hàng hoá vận chuyển lớn, công ty nên đầu tư phương tiện vận tải riêng thay thế cho việc đi thuê bên ngoài

Chi phí tài chính: công ty nên xây dựng kế hoạch Doanh tăng cường vốn chủ sở hữu như huy động cổ phần đóng góp từ các cổ đông là cán bộ công nhân viên trong công ty, giảm tỷ lệ vốn vay để giảm chi phí lãi vay xuống mức thấp nhất trong khi lãi suất ngân hàng đang ở mức cao và bất ổn như hiện nay, nhanh chóng giải phóng vốn tồn đọng và khấu hao TSCĐ. Chi phí khác cũng là vấn đề cần xem xét khi trong năm 2012 tăng cao hơn năm 2011, những khoản chi phí bất thường này cần có kế hoạch quản lý chặt chẽ.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Công ty cần dựa vào các khoản chi của kỳ kinh doanh trước, từ đó lập ra bảng dự toán chi phí cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Cần hạn chế các khoản chi tiêu cho tiếp khách, hội họp. Khuyến khích nhân viên sử dụng tiết kiệm điện, nước, điện thoại, tránh sử dụng lãng phí vào việc riêng.

Giải pháp 3: Lựa chọn nguồn cung cấp nguyên vât liệu thích hợp

Lý do đưa ra giải pháp:

Công ty cần phải xem xét lại nguồn cung ứng nguyên vât liệu. Vì nguyên vật liệu chếm từ 60% đến 70% trong tỷ trọng giá thành sản phẩm. Hiện nay công ty đang có thu mua nguyên vật liệu từ những nhà cung ứng quen thuộc. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có khá nhiều công ty cung cấp nguyên vật liệu này với chất lượng sản

phẩm, dịch vụ hậu mãi và giá cả khá cạnh tranh. Nên công ty cũng nên tham khảo thị để lựa chọn từ những nguồn cung khác. Chi phí nguyên vật liệu giảm thì giá thành sản phẩm cũng sẽ giảm được khá nhiều.

Nội dung giải pháp:

Cần phải tiết kiệm chi phí vận chuyển bốc dỡ vì những chi phí này cũng làm cho giá vốn hàng bán tăng nhanh. Công ty có thể mua NVL với số lượng cần thiết và lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp.

Công ty cần rà soát lại định mức tiêu hao và chi phí đã thực hiện để bổ sung hoàn chỉnh. Để làm được điều này, công ty phải quản lý và lập bảng dự toán chi phí trên cơ sở các định mức tiêu hao ( NVL, giờ công và các khoản trích trên tiền lương, tiền công của người lao động trực tiếp trong giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm sản xuất.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Công ty phải chủ động trong việc mua hàng đầu vào, cần có đội ngũ chuyên môn để nghiên cứu tìm hiểu thị trường để từ đó lựa chọn nguồn cung cấp tốt nhất với số lượng và giá cả phù hợp. Đội ngũ chuyên gia này phải am hiểu sâu về các lĩnh vực vật tư kỹ thuật, đồng thời phải am hiểu thị trường. Có như vậy công ty mới dễ dàng thẩm định được chất của các sản phẩm và xác định được giá mua hợp lý.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ hần dệt sợi DAMSAN trên cơ sở nghiên cứu và phân tích cụ thể những tồn tại của công ty trong hai năm 2011-2012. Em hy vọng với những ý kiến nhỏ bé của mình sẽ góp phần giúp công ty tìm ra giải pháp cho những vấn đề còn tồn đọng của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ phần dệt sợi DAMSAN (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w