Những tồn tại, hạn chế tại công ty cổ phần dệt sợi DAMSAN

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ phần dệt sợi DAMSAN (Trang 43)

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT SỢI DAMSAN

3.1.2. Những tồn tại, hạn chế tại công ty cổ phần dệt sợi DAMSAN

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dệt sợi DAMSAN cũng gặp phải không ít khó khăn ảnh hưởng tới tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty em nhận thấy hiện nay Công ty còn có một số hạn chế gây ảnh hưởng giảm đến chỉ tiêu LN sau đây:

- Chi phí giá vốn hàng bán

Trong năm 2011, giá vốn hàng bán chiếm 92,06% doanh thu thuần, đây là tỷ lệ tương đối cao. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên làm cho tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó đòi hỏi công ty phải giảm giá bán hàng hóa dịch vụ để kích thích tiêu dùng. Đây là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi đó chi phí giá vốn hàng bán ngày càng tăng cao, làm ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận. Do đó, trong dài hạn công ty cần có những biện pháp làm giảm giá vốn hàng bán để thích ứng tốt hơn trong điều kiện nền kinh tế hiện nay

- Công tác quản lý chi phí.

Tuy doanh thu của Công ty qua các năm có tăng cao nhưng lợi nhuận công ty thu được lại rất nhỏ là do công ty đã không sử dụng hợp lý các khoản chi phí. Việc chi phí kinh doanh tăng tuy không phải là nhiều nhưng đó cũng là một yếu tố làm giảm lợi nhuận, công ty cần phải lưu ý đến trong khi mục tiêu đề ra là phải giảm được tối thiểu các chi phí này.

Chi phí bán hàng năm 2012 tăng 5.456.094.981 đồng so với 2011 tương ứng với 50%, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 1.193.063.322 đồng so với năm 2011. Công ty cần phải lập dự toán chi phí hàng năm và theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, công ty cần xây dựng các định mức về lao động, chế độ lương, trợ cấp, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ các khoản chi về hội họp, tiếp khách đối ngoại và tránh sử dụng vào việc không đúng mục đích.

- Doanh thu tài chính năm 2012 có giảm 1.627.806.155 đồng so với năm 2011, đây cũng là yếu tố làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp nên xem lại.

- Về việc tiêu thụ sản phẩm và quản lý hàng tồn kho.

Trong năm 2012, doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ tăng so với năm 2011, cụ thể tăng 202.637.550.929 đồng, tương ứng tăng 22%, nhưng các khoản giảm trừ doanh thu tăng 2.255.389.246 đồng, lượng hàng hoá tồn kho còn nhiều. Điều này chứng tỏ khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa của công ty chưa được coi trọng. Tổn thất trước mắt sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty, nhưng lâu dài hơn sẽ là uy tín cũng như thương hiệu của công ty sẽ bị giảm sút.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ phần dệt sợi DAMSAN (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w