Nội dung các khoản thanh toán với người lao động tại công ty 1 Nội dung các khoản phải thu từ người lao động

Một phần của tài liệu kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết Kế Kiến Trúc Hà Nội (Trang 31)

- Vị trí địa lý: Sự chênh lệch các khoản thanh toán với NLĐ luôn tồn tại ở các khu

2.2.1.Nội dung các khoản thanh toán với người lao động tại công ty 1 Nội dung các khoản phải thu từ người lao động

2.2.1.1. Nội dung các khoản phải thu từ người lao động

a. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Công ty tính thuế TNCN theo quy định của Nhà nước. Nhũng quy định mới về mức khởi điểm chịu thuế, đối tượng chịu thuế, biếu thuế và thu nhập chịu thuế luôn được công ty cập nhật thường xuyên.

Đối với CBCNV làm việc trong công ty đã ký hợp đồng lao động và có bảng lương. Thuế TNCN được tính theo biểu lũy tiến của nghị định 147.

Bậc Thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

Biểu 2.1 : Biểu lũy tiến từng phần thuế TNCN

VD: Ông Trần Thanh Hải là đội trưởng của đội xây dựng số 5 có số tiền thực lĩnh trong tháng 3 là 7.425.109 đồng trong tháng ông đã nộp các khoản bảo hiểm. Thuế thu nhập các nhân của ông Hải tạm nộp trong tháng được xác định như sau:

Ông Hải được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản: Cho bản thân : 4 triệu đồng.

Cho 3 người phụ thuộc (2 con và mẹ đẻ đã 60 tuổi): 1,6 x 3 = 4,8 triệu đồng. Cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 4,8 = 8,8 triệu đồng

Mà thu nhập của ông Hải là 7.425.109 đồng vậy ông Hải không phải nộp thuế TNCN.

Mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty nếu thuộc diện phải nộp thuế TNCN thì đều phải làm tờ khai đăng ký thuế TNCN và giảm trừ gia cảnh, để làm căn cứ cho kế toán tính mức chịu thuế của CBCNV trong công ty.

- Các khoản khác:

+ Khoản bồi thường vật chất: Trong qua trình sản xuất, NLĐ làm hư hỏng tới tài sản của công ty, hoặc làm mất mát, thất thoát tài sản thì giá trị thiệt hại sẽ trừ vào lương của NLĐ theo % giá trị tài sản đó.

+ Tiền tạm ứng khấu trừ vào lương: Gồm tạm ứng tiền lương vì lý do công việc mà chưa sử dụng hết hoặc tạm ứng tiền lương tháng sẽ được khấu trừ trực tiếp vào lương. Ngoài ra, còn các khoản như: Tiền điện, nước, thuê nhà do công ty trả thay NLĐ.

2.2.1.2. Nội dung các khoản phải trả:

Một phần của tài liệu kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết Kế Kiến Trúc Hà Nội (Trang 31)