Thanh toán L/C xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam và NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 37)

Bảng 2.10: Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu qua SGD từ năm 2006-2010

Đơn vị: 1000USD

CHỈ

TIÊU 2006 2007 T/G(%) 2008 T/G(%) 2009 T/G(%) 2010 T/G(%)

Số món 12 5 -58,3 7 40 18 157,1 13 -27,8

Số tiền 696,2 480,3 -31 1.617 +236,8 14.000 765,9 13.940 -4,5

( Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2006 đến 2010)

toán tuy không nhiều nhưng lại có giá trị cao, chứng tỏ các khách hàng của ngân hàng phần lớn là những doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô tương đối lớn. Số lượng các món giao dịch cũng thay đổi không đều, năm 2007 giảm sút hẳn 58,3% so với năm 2006, chỉ còn 5 món yêu cầu thanh toán. Năm 2008 số món đã tăng lên được là 7 món, đem lại doanh số là 1,617 triệu USD. Nhưng bước nhảy vọt của hoạt động thanh toán hàng xuất bằng L/C phải kể đến những thay đổi trong năm 2009, khi số món đã tăng lên đến 18 và đạt giá trị 14 triệu USD, được ghi nhận là tăng 765,9% so với năm 2008. Những con số này là kết quả của việc gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu từ khi chúng ta gia nhập tổ chức WTO, tăng cường các mối giao lưu quan hện với bạn hàng quốc tế. Ngoài ra, SGD đang ngày càng thực hiện tốt hơn công tác khách hàng, vận dụng các chính sách ưu đãi về phí và lãi suất theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu thanh toán qua SGD. Các thiết bị công nghệ phục vụ cho các dịch vụ thanh toán cũng đã được SGD chú trọng đầu tư. Để sử dụng thành thạo quy trình công nghệ đó, ngân hàng đã tạo lập nhiều lớp ngoài giờ để giảng dạy cho đội ngũ nhân viên nắm rõ những ưu, nhược điểm của chúng để khai thác tối đa tiện ích mà khoa học công nghệ mang lại. Tuy nhiên, kết quả mà SGD đạt được chưa tương xứng với sự quan tâm đầu tư đó, những con số về thanh toán L/C xuất khẩu còn nhỏ bé hơn so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rõ ràng đang có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa thanh toasnL/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu. Sang đến năm 2010, tình hình không có gì khả quan hơn. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho doanh số thanh toán hàng xuất bằng L/C của SGD giảm đi 4,5% so với năm 2009, còn lại là 13,940 triệu USD. Dù sao kết quả này vẫn chưa phải là sự tụt dốc quá nặng nề nếu xét đến tình hình chung của nền kinh tế cũng như của ngành ngân hàng, càng chứng tỏ sức chống chịu với rủi ro và biến động của SGD là rất đáng nể.

Bảng 2.11: Tình hình sử dụng các phương thức TTQT trong xuất khẩu tại SGD từ năm 2008-2010

Đơn vị: triệu USD

Nội dung 2008 2009 2010

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ%

Chuyển tiền 303,4 64,1 156,7 31,7 291,5 47

Nhờ thu 4,54 1 10,73 2,3 7,725 1

Tín dụng chứng từ 86,2 18,3 203,9 41,3 154,5 24

Phương thức khác 76,36 16,2 122,07 24,7 177,1 28

DS thanh toán NK 470,5 100 493,4 100 630,82 100

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam năm 2008 – 2010)

nhiều nhất vẫn là chuyển tiền, chiếm một tỷ lệ áp đảo, tỷ lệ đó năm 2010 là 93%, phương thức TDCT chỉ đạt được 7% doanh số còn nhờ thu thì SGD không thực hiện món nào.Sở dĩ có hiện tượng này là do các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bước vào thương trường quốc tế, luôn mong muốn bán được hàng với số lượng lớn nên có thể sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của đối tác nước ngoài. Mà chuyển tiền là phương thức có lợi nhất cho nhà nhập khẩu bởi việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của họ, họ có thể vẫn nhận hàng mà không tiến hành chuyển tiền, hoặc dây dưa kéo dài thời gian nhằm chiếm dụng vốn của nhà xuất khẩu. Thông thường phương pháp này chỉ được sử dụng khi nhà xuất khẩu thực sự tin tưởng nhà nhập khẩu mà thôi. Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâu đời với những khách hàng có uy tín nên đã chuyển sang phương thức chuyển tiền thay vì TDCT để tiết kiệm chi phí.

Biểu đồ 2.4: tỷ lệ sử dụng các phương thức TTQT trong thanh toán hàng xuất tại SGD năm 2008 – 2010

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam năm 2008- 2010)

Phương thức TDCT được sử dụng không nhiều trong thanh toán hàng xuất cũng vì những lý do trên, bên cạnh đó còn do SGD chưa chú trọng phát triển các nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và ứng trước dựa trên cơ sở thế chấp bộ chứng từ hàng xuất cho các doanh nghiệp đưa đến. Tuy nhiên có một vấn đề không nhỏ trong việc cân đối các phương thức được sử dụng trong TTQT, đó là phương thức nhờ thu cũng có rất nhiều ưu điểm nhưng SGD lại không thực hiện được món nhờ thu nào. Đây quả là điều khó hiểu vì mạng lưới ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT Việt Nam trên thế giới rất rộng lớn, lại hoạt động khá hiệu quả, nó đáng lẽ là một ưu điểm nổi bật để giúp hoạt động nhờ thu phát triển hơn nhưng thực tế lại không được

khách hàng của SGD sử dụng nhiều.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam và NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w