Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam và NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

Đánh giá bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, ta không chỉ dừng lại ở doanh thu mà còn phải đánh giá đến lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí, từ đó phản ánh chi phí cho hoạt động đó có tiết kiệm và hợp lý hay không.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thanh toán L/C

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 Thu nhập phí 0,254 0,741 13 4 Chi phí 0,071 0,095 0,95 0,12 Lợi nhuận 0,183 0,646 12,05 3,88 Tốc độ tăng trưởng LN (%) 253 1765 -67,8

( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy doanh số từ hoạt động thanh toán L/C tăng mạnh từ năm 2007 đến năm 2009 và giảm mạnh năm 2010. Xét về mặt tương đối với thu nhập phí từ thanh toán L/C thì chi phí cho hoạt động đó là thay đổi không nhiều. Điều đó làm lợi nhuận biến động cùng chiều với biến động của thu nhập phí ( Các khoản thu nhập phí xem theo phụ lục 1). Cụ thể : năm 2007, lợi nhuận là 0.183 tỷ đồng ; năm 2008 lợi nhuận là 0,646 tỷ đồng, tăng 253% so với năm 2007; năm 2009 tăng mạnh lên tới 12,05 tỷ đồng, tăng 1765% so với năm 2008. Sang năm 2010 lợi nhuận vẫn dương nhưng tốc độ tăng trưởng giảm mạnh 67,8% so với năm 2009. Điều này khiến ACB Thăng Long cần xem xét lại chất lượng thanh toán L/C của mình, xem đã đem lại thực sự tốt hay chưa? Mặc dù số lượng khách hàng đến giao dịch L/C vẫn tăng đều qua các năm, lẽ ra ngân hàng phải có thu nhập phí tăng, theo đó mà lợi nhuận cũng sẽ tăng. Nhưng nguyên nhân chính khiến lợi nhuận năm 2010 giảm đi do giá trị L/C của mỗi món giao dịch thấp và giảm so với những năm trước,

giá trị giảm thì thu nhập phí cũng giảm vì thu nhập phí tỷ lệ thuận với giá trị L/C giao dịch, giá trị càng cao thì thu nhập càng nhiều. Trong khi đó, chi phí của ngân hàng cho một lần giao dịch L/C dù là giá trị cao hay thấp cũng như nhau. Điều đó khiến lợi nhuận năm 2010 của ACB Thăng Long giảm mạnh. Vì vậy, ACB Thăng Long cần nâng cao chất lượng thanh toán hơn nữa để lôi kéo được nhiều khách hàng VIP hơn nữa về phía mình, đó là đối tượng sẽ đem lại LN lớn hơn cho ngân hàng.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của LN thanh toán L/C ở ACB Thăng Long

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận thanh toán L/C

Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long) 2.1.2.4.Thời gian xử lý L/C

Thời gian xử lý L/C nhanh hay chậm cũng là một yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng thanh toán L/C của bất cứ ngân hàng nào.

Bảng 2.5: Thời gian xử lý L/C ở ACB Thăng Long

Đơn vị: ngày

Chỉ tiêu Thời gian thực hiện tối da

Duyệt hồ sơ xin mở L/C 3

Phát hành L/C 1

Phát hành sửa đổi L/C Trong ngày

Thông báo L/C & sửa đổi L/C Trong ngày

Kiểm tra chứng từ 3

Gủi chứng từ đòi tiền Trong ngày

( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy thời gian xử lý L/C của ACB Thăng Long là tương đối nhanh, các nghiệp vụ như phát hành sửa đổi L/C, thông báo L/C, sửa đổi L/C và gửi chứng từ đòi tiền đều được thực hiện ngay trong ngày. Các nghiệp vụ khách tối đa chỉ 3 ngày. Có thể nói thời gian xử lý L/C của ngân hàng đã mang tính cạnh tranh. Đây cũng được coi là lợi thế về công nghệ và tính chuyên nghiệp của ngân hàng. Chỉ cần chỉ tiêu này đôi khi cũng là yếu tố để lôi kéo khách hàng cho ngân hàng.Tuy nhiên, tốc độ xử lý nhanh thì chưa chắc chất lượng thanh toán L/C đã tốt, nên không chỉ dựa vào chỉ tiêu này để kết luận chất lượng thanh toán L/C của ngân hàng tốt được mà phải kết hợp các yếu tố khác nữa.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam và NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w