Rủi ro trong thanh toán L/C

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam và NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 26)

Chất lượng thanh toán TDCT của một ngân hàng có được đánh giá tốt hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố rủi ro trong thanh toán L/C là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Ta phải đánh giá được các tỷ lệ như tỷ lệ L/C phát hành trễ, L/C bị sửa lỗi do ngân hàng, L/C thông báo không đúng hạn. L/C thanh toán trễ và tỷ lệ L/C trả chậm có cao không, có nằm trong giới hạn cho phép hay không, đặc biệt là hệ số nợ quá hạn.

Đặt:

- Tỷ lệ L/C phát hành trễ do lỗi của ngân hàng = T1 - Tỷ lệ L/C bị sửa lỗi do lỗi của ngân hàng = T2 - Tỷ lệ L/C thông báo không đúng hạn = T3 - Tỷ lệ L/C thanh toán trễ = T4

- Hệ số nợ quá hạn = T5 - Tỷ lệ L/C trả chậm = T6

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về L/C

Đơn vị: Doanh số và dư nợ là triệu USD

Năm 2007 2008 2009 2010

1. SL L/C phát hành trễ (a) 0 0 0 0

2.SL L/C bị sửa đổi (b) 0 0 0 0

3.SL L/C thông báo trễ © 0 0 0 0

4. Số tiền thanh toán trễ (d) 0 0 0 0

5. Nợ cho vay quá hạn (e) 1 0,5 0,2 1

6. Tổng số L/C phát hành (f) 27 71 148 112

7.Tổng số L/C nhận được (g) 9 10 17 20

8.Doanh số L/C trả chậm (h) 10,5 5,72 2,4 2

9. Doanh số phát hành L/C (i) 29,875 15,797 8,965 23,354 10. Dư nợ cho vay thanh toán

L/C (k) 17,45 9,2 6,5 13,35 11. T1=a/f 0 0 0 0 12. T2=b/f 0 0 0 0 13. T3=c/g 0 0 0 0 14. T4= d/i 0 0 0 0 15. T5= e/k 0,06 0,05 0,03 0,07 16. T6= h/i 0,35 0,36 0,27 0,09

( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)

Qua bảng 2.3 ta có thể tính toán ngay được các T1,T2, T3 và T4 đều bằng 0, còn T5, T6 thay đổi qua các năm và theo xu hướng giảm dần, cụ thể: năm 2007, T5= 0,06, T6= 0,35; năm 2008, T5 = 0,05, T6= 0.36; năm 2009, T5= 0.03, T6= 0,27; năm 2010, T5 = 0,07, T6= 0,09.

T1,T2, T3, T4 đều bằng 0 cho thấy chất lượng thanh toán L/C của ACB rất tốt . Sở dĩ, sai sót ở ACB trong việc phát hành L/C, thông báo L/C, sửa đổi L/C và thanh toán L/C được hạn chế đến mức tối đa như vậy là do 100% nhân viên ACB được đào tạo nghiệp vụ trước khi đảm nhận công việc chính thức. Ngoài ra, mỗi vị trí quản lý phải đảm bảo có một nhân sự kế thừa và kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cụ thể. Do đó mà việc thanh toán L/C luôn diễn ra một cách suôn sẻ và làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ tốt, tinh thần trách nhiệm cao, nhân viên ACB còn luôn thân thiện với khách hàng, đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lới cho việc kinh doanh, sản xuất của khách hàng.

Vấn đề gì cũng tồn tại hai mặt của nó, vì muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu mà ngân hàng vẫn tồn tại dư nợ L/C quá hạn. Nhưng dư nợ L/C quá hạn tồn tại cũng có thể do chất lượng thẩm định hồ sơ khách hàng của ngân hàng vẫn còn chưa đảm bảo. Tuy nhiên, các T5 đều rất nhỏ và nhỏ hơn 0,1.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, không phải lúc nào cũng có sẵn tiền mặt, vì đặc điểm sản xuất kinh doanh nên tiền luôn vận động để sinh lời, vì thế họ rất cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng . Cũng vì thế mà ACB vẫn tồn tại các T6 qua các năm, nhưng các T6 đều nhỏ hơn 1. Điều này lại cho thấy sự thận trọng của ACB trong việc chấp nhận các L/C trả chậm. Cũng là điều dễ hiểu vì loại L/C này có nguy cơ rủi ro rất lớn, có thể khách hàng mất khả năng thanh toán khoặc cố tình không thanh toán, và nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng thanh toán L/C thì các ngân hàng cần thật thận trọng trong việc chấp nhận L/C trả chậm nhưng vẫn phải đảm bảo là tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam và NHTM CP Á Châu chi nhánh Thăng Long (Trang 26)