Thực trạng về chất lượng cho vay đối với DNVVN của chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm (Trang 37)

2.2.2.1. Tình hình cho vay đối với DNVVN

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ

( Đơn vị: tỷ VNĐ)

Năm

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Dư nợ DNVVN 473.4 81,08% 563.57 82,62% 750.82 91.51%

Tổng dư nợ 583.86 100% 685.72 100% 820.45 100%

( Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng 3 năm 2008- 2010)

Từ bảng số liệu : Năm 2008 dự nợ cho vay DNVVN chỉ chiếm 81.08% , và đến năm 2009 chiếm 82,62% và đặc biệt năm 2010 chiếm đến 91,51%. Cụ thể, năm 2008 đạt 473.4 tỷ đồng, năm 2009 đạt 563.57 tỷ đồng và năm 2010 đạt 750.82 tỷ đồng.

Như vậy tỷ trọng dư nợ cho vay của DNVVN trong tổng dư nợ của chi nhánh chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó cho thấy chi nhánh đang đi đúng hướng về thế mạnh của mình là mảng khách hàng doanh nghiệp và cụ thể ở đây là DNVVN. Và với xu hướng này chắc chắn trong những năm tới ngân hàng sẽ tiếp tục phất triển hơn nữa trong cho vay doanh nghiệp.

Từ biểu đồ trên có thể thấy dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng tăng với tốc độ khá nhanh, năm 2008 là 473.4 tỷ đồng, năm 2009 là 563.57 tỷ đồng tăng 90.17 ( tương ứng tăng 19,04%) , và năm 2010 là 750.82 tỷ đồng tăng mạnh: 187.25 tỷ đồng (tương ứng tăng 33,22%). Có thể thấy với uy tín và chất lượng dịch vụ của mình, chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng doanh

nghiệp hơn, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng doanh nghiệp nên trong 3 năm qua dư nợ cho vay có mức tăng đột phá và chắc chắn sẽ còn tăng nữa trong những năm tới

2.2.2.2. Cơ cấu các khoản nợ của DNVVN

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DNVVN chia theo thời hạn vay

( Đơn vị: Tỷ VNĐ)

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Chênh

lệch Số tiền % Chênh lệch Ngắn hạn 340.92 72 422.80 75.02 81.88 508.25 67.7 84.45 T&D hạn 132.48 28 140.69 24.88 8.21 242.57 32.3 101.88 Tổng 473.4 100 563.57 100 90.17 750.82 100 187.25

( Nguồn : BC họat động tín dụng 3 năm 2008 – 2010 )

Trong cả 3 năm 2008 đến 2010 . dư nợ cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Cụ thể năm 2008, là 340.92 tỷ đồng ( chiếm 72%) , sang năm 2009, tăng 81.88 tỷ đồng là 422.8 tỷ ( tương ứng chiểm 75,02 % ) như vậy năm 2009 tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngắn hạn tăng 3.02%, và năm 2010 tăng nhiều hơn : 84,85 tỷ đồng, đạt đến 508.25 tỷ đồng ( nhưng chỉ chiếm 67.77 % trong tổng dư nợ) . Như vậy tuy có tăng lên trong 3 năm nhưng đến năm 2010, tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đã giảm so với tổng dư nợ, cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vốn và mục đích trung và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của mình khi mà nền kinh tế đang có đà tăng

trưởng mạnh. Điều đó thấy rõ khi mà dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN tăng từ 132.48 tỷ đồng đến 242.57 tỷ đồng năm 2010, tuy nhiên tỷ trọng của các khoản vay này lại không tăng đều như số dư thực tế, năm 2009 giảm 3.12 % ( từ 28% xuống chỉ còn 24.88%) tuy nhiên đến năm 2010 lại tăng từ 28.88% lên đến 32.3% ( tăng 3,42%). Qua đó cho thấy cơ cấu cho vay theo thời hạn của DNVVN tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp , tuy nhiên chủ yếu chi nhánh vẫn tập trung cho vay trong ngắn hạn.

Từ biểu đồ trên ta thấy, dư nợ cho vay theo lĩnh vực kinh tế của chi nhánh trong 3 năm tăng tương đối đồng đều. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay đối với các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Cụ thể, ta có bảng số liệu sau :

Bảng 2.6 : Dư nợ cho vay đối với DNVVN theo lĩnh vực kinh tế

( Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Chênh

lệch Số tiền % Chênhlệch Công nghiệp 85.3 18.02 100.34 17.81 15.04 145.22 19.34 44.88 Xây dựng 105.45 22.27 115.4 20.47 9.95 164.69 21.93 49.29 Thương mại, DV 252.12 53.25 280.25 49.72 28.13 360.85 48.06 80.6 Ngành khác 30.53 6.47 67.58 12 37.05 80.06 10.67 12.48 Tổng 473.4 100 563.57 100 750.82 100 ( Nguồn : BC hoạt động tín dụng từ 2008- 2010)

Từ biểu đồ và bảng trên ta có nhận xét như sau: Năm 2008, dư nợ của các doanh

nghiệp công nghiệp là 85,3 tỷ đồng chiếm 18,02% và tăng 17,81 tỷ đồng đạt mức 100.34 tỷ đồng vào năm 2009 và năm 2010 con số này là 145,22 tỷ đồng tăng 44,88 tỷ so với 2009 và chiếm 19,34% trong tổng dư nợ. Đối với nhóm nhành xây dựng, năm 2008 đạt 105.45 tỷ đồng chiếm 22.27% , năm 2009 tăng 9,95 tỷ đồng đạt 115,4

try đồng và chiếm 20,47% , cuối cùng là năm 2010 dư nợ với nhóm ngành này đạt 164,69 tỷ đồng chiếm 21,93% trong tổng dư nợ, tăng 49,29 tỷ đồng so với 2009. Như vậy tỷ trọng của nhóm ngành xây dựng trong tổng dư nợ của cả 3 năm ở mức tương đối ổn định. Với nhóm ngành thương mại và dịch vụ, có thể thấy tỷ trọng chiếm cao nhất trong tổng dư nợ, khi mà năm 2008 dư nợ với nhóm ngành này là 252,12 tỷ đồng chiếm đến 53% và năm 2009 tăng lên mức 280,25 tỷ đồng và đạt 49,72%, sang đến năm 2010 dư nợ đạt đến con số 360,85 tỷ đồng, tăng đến 80,6 tỷ so với năm 2009 và đạt 48,06%. Cho vay các ngành khác cũng tăng từ 30,53 tỷ đồng năm 2008, lên 67,78 tỷ đồng năm 2009 và 80,06 tỷ đồng năm 2010.

Như vậy có thể thấy dư nợ của mỗi nhóm ngành kinh tế đều tăng lên trong 3 năm qua, cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh ngày càng phát triển hơn, tuy nhiên tỷ trọng với mỗi nhóm ngành đang cõu hướng giảm chênh lệch, chứng tỏ Techcombank Hoàn Kiếm đang mở rộng cho vay đa ngành nghề nhiều hơn, góp phần thúc đẩy và đa dạng hóa các đối tượng khách hàng của mình, đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và lĩnh vực kinh tế khác nhau

Bảng 2.7 : Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại tiền

( Đơn vị : Tỷ VND)

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Ngoại tệ 90.54 19.13 113.05 20 202.16 27

Nội tệ 382.86 80.87 450.52 80 548.66 73

Tổng 473.4 100 563.57 100 750.82 100

(Nguồn : BC hoạt động tín dụng từ 2008- 2010)

Từ bảng trên ta thấy, dư nợ cho vay nội tệ VND của DNVVN chiếm tỷ lệ cao hơn so với dư nợ ngoại tệ, các doanh nghiệp vay ngoại tệ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với đối tác nước ngoài hoặc các phí dịch vụ liên quan…. Nhìn chung cùng với xu hướng phát triển của chi nhánh, dư nợ đối với DNVVN theo loại tiền cũng tăng dần qua 3

năm.

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNVVN theo thành phần kinh tế:

(Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DNNN 48.82 10.31 67.36 11.95 95.88 12.78

Công ty cổ phần 95.23 20.12 136.34 24.19 210.91 28.11

Công ty hợp danh 6.2 1.30 4.84 0.86 6.64 0.89

Công ty TNHH 192.32 40.63 228.95 40.62 296.65 39.54

Doanh nghiệp tư nhân 130.83 27.64 126.08 22.38 140.12 18.68

Pháp nhân khác 0 0 0 0 0 0

Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng 473.4 563.57 750.2

( Nguồn : BCKQ Họat động tín dụng 3 năm 2008, 2009, 2010)

Từ bảng trên ta thấy, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn là dư nợ với công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Cụ thể, năm 2008 chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho vay công ty TNHH khi tỷ trọng này chiếm đến 40.63 %, sau đó là với doanh nghiệp tư nhân , chiếm 27.64 %. Năm 2009, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là cho vay đối với công ty TNHH với tỷ lệ 40.62 %, theo sau đó là dư nợ với công ty cổ phần chiếm 24.19 %. Cuối cùng là năm 2010, dư nợ cho vay đối với công ty TNHH vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 39.54 % và với công ty cổ phần là 28.11%. Sở dĩ tỷ trọng

có sự chênh lệch như trên là do khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phần lớn là các công ty cổ phần,công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân

Nhìn chung do nền kinh tế hồi phục sau khủng hoảng từ năm 2008 nên dư nợ với tất cả các thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng lên.

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay :

( Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Có tài sản đảm bảo 469.25 560.12 747.44

Không có tài sản đảm bảo 4.15 3.45 3.38

Tổng 473.4 563.57 750.82

( Nguồn : BC hoạt động tín dụng 3 năm 2008, 2009 và 2010)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo của chi nhánh chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cho thấy chi nhánh đã rất hạn chế trong trường hợp rủi ro có thể xảy ra không thu hồi được nợ vay. Và chủ yếu khi cho vay đối với các doanh nghiệp đều cần có tài sản đảm bảo. Nhìn trên bảng số liệu, năm 2008, dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo là 4.15 tỷ, chiếm 0.88 %, thì đến năm 2009 con số này là 3.45 tỷ chỉ chiếm 6.12 % và đến năm 2010 giảm xuống còn 3.tỷ chỉ chiếm 4.5 % trong tổng dư nợ. Điều đó có thể cho thấy, nhận thức được rõ rủi ro khi cho vay không có tài sản đảm bảo nên chi nhánh đã hạn chế tối đã với trường hợp này

2.2.2.3. Chất lượng cho vay

Chất lượng khoản vay thể hiện ở 2 vấn đề lớn : nợ quá hạn và nợ xấu  Tỷ lệ nợ quá hạn:

( Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền %tăng /giảm Số tiền %tăng /giảm

1.Nợ nhóm 1 454.97 543.63 19.5% 710.05 30.61% 2.Nợ nhóm 2 9.20 11.55 25.54% 32.14 178.26% 3.Nợ nhóm 3 2.72 2.82 3.6% 2.15 -23.75% 4.Nợ nhóm 4 2.12 2.56 20.75% 2.84 10.93% 5.Nợ nhóm 5 4.39 3.01 -31.43% 3.64 20.93% Tổng dư nợ 473.4 563.57 750.82 ( Nguồn : BCKQKD năm 2008- 2010)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ nhóm 1 của chi nhánh tăng nhanh với tỷ lệ khá cao, năm 2009 tăng 19,5 % so với năm 2008 thì đến năm 2010 tăng hơn 30% so với năm 2009, điều này chứng tỏ các khoản nợ tốt ở nhóm 1 của ngân hàng đang có xu hướng tăng. Nhóm nợ 2 : nợ cần chú ý cũng có xu hướng tăng nhanh, năm 2009 là 11,55 tỷ đồng tăng 25.54% so với năm 2008 và năm 2010 là 32,14 tỷ đồng tăng 178.26% so với năm 2009, như vậy có thể thấy năm 2010 , công tác quản lý nợ vay của ngân hàng chưa thưc sự tốt khi đê nhóm nợ nghi ngờ tăng nhanh và khá mạnh như vậy. Nhóm nợ 3, có xu hướng tăng vào năm 2009, ở mức 2,82 tỷ đồng, tăng 20,75% so với năm 2008, nhưng sang đến 2010 nhóm nợ này đã giảm 0,67 tỷ đồng, chỉ còn 2,15 tỷ đồng, tương ứng giảm 23,75%. Điều này thật đáng khích lệ. Nợ nhóm 4 cũng tăng giữa các năm tuy nhiên tỷ lệ tăng có phần giảm đi (năm 2009 tăng 20,75% và năm 2010 chỉ giảm đi chỉ tăng 10,93%).

Nhóm nợ cuối cùng là nợ nhóm 5, khi mà ở năm 2008 nợ có khả năng mất vốn là 4,39 tỷ đồng, thì đến năm 2009 chỉ còn ở mức 3,01 tỷ đồng, giảm hơn 31%, sang đến 2010, nợ nhóm này lại tăng lên 3,64 tỷ đồng tương ứng tăng 20,93 % so với năm 2009.

Tuy tỷ lệ các nhóm nợ của năm sau có xu hướng cao hơn so với năm trước nhưng nhìn chung do tổng dư nợ của doanh nghiệp tăng lên nên tỷ lệ các nhóm nợ không đạt chuẩn so với tổng dư nợ lại có xu hướng giảm đi:

( Đơn vị : % ) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tỷ lệ nợ loại 1 96,11% 96,46% 94,57% Tỷ lệ nợ loại 2 1,94% 2,05% 4,28% Tỷ lệ nợ loại 3-5 1,95% 1,49% 1,15% ( Nguồn : BCKQ KD năm 2008, 2009, 2010)

Từ bảng trên cho thấy , tỷ lệ nhóm nợ 3-5 của ngân hàng giảm đi qua từng năm từ 1,95 % trên tổng dư nợ so năm 2008 xuống còn 1,49% năm 2009 và năm 2010 con số này chỉ còn là 1,15 % trên tổng dư nợ. Điều này cho thấy ngân hàng đã rất cố gắng trong việc hạn chế gia tăng các nhóm nợ gây rủi ro cao. Tuy nhiên thì nợ nhóm 2 của chi nhánh lại có xu hướng tăng lên từ 1,94% năm 2008, đến 2,05% năm 2009 và 4,28% năm 2010. Chính bởi thế kéo theo nhóm nợ đạt chuẩn ( nhóm 1 ) có xu hướng giảm đi so với tổng dư nợ đối với DNVVN. Dù vậy nhưng có thể thấy rằng ngân hàng đang từng bước nâng cao chất lượng các khoản nợ của mình, hạn chế tối đa có thể các khoản nợ quá hạn cũng như nợ xấu

Bảng 2.12 : Tỷ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

( Đơn vị : tỷ đồng)

Dư nợ quá hạn Tỷ trọng (%) Dư nợ quá hạn ( Tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Tăng, giảm so với 2008 Dư nợ quá hạn ( Tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Tăng, giảm so với 2009 DNNN 1.11 6.03 2.56 12.83 1.45 5.62 11.64 3.06 C.ty Cổ phần 3.36 18.25 3.68 18.45 0.32 11.56 28.08 9.88 C.ty hợp danh 0.63 3.42 0.22 1.1 -0.41 0.12 0.25 -0.1 C.Ty TNHH 5.36 29.11 7.77 38.95 2.41 18.75 38.84 10.98 DN tư nhân 7.95 43.19 5.72 28.67 -2.23 10.23 21.19 4.51 Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 18.4 1 100 19.95 100 1.54 48.28 100 28.33 ( Nguồn : BCKQKD 3 năm 2008- 2010)

Theo bảng số liệu ta thấy, dư nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào Công ty cổ phần, công ty trách nhiêm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Với DNNN và công ty hợp danh do không phải là đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng nên dư nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là với công ty hợp danh chiếm tỷ lệ rất nhỏ, qua các năm lần lượt là 3.42 %, 1.1% và 0.25 %. Với doanh nghiệp nhà nước là 6,03 % , 12,83% và 15.78 %. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 43.18 % ,với công ty TNHH là 29.12 % và với công ty cổ phần là 18.25 %. Sang đến năm 2009 dư nợ quá hạn với các đối tượng này có thay đổi khi mà dư nợ quá hạn đối với DN tư nhân giảm 0.23 tỷ đồng chiếm 28.67 % còn đối với công ty cổ phần là thì lại tăng lên 0.32 tỷ chiếm 18.45 %. Và công ty TNHH là 38.95 %. Đến năm 2010, nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tăng ( trừ công ty hợp danh ) và chiếm tỷ trọng tương tự, chủ yếu vẫn tập trung ở 3 đối tượng khách hàng là công ty TNHH, công ty cổ phần, và doanh nghiệp tư nhân, với doanh nghiệp tư nhân có phần giảm đi (21.19%) còn với công ty cổ phần tăng ( chiếm 23.94%) và công ty TNHH chiếm 38.84% . Điều này dễ hiểu bởi lẽ dư nợ cho vay đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có xu hướng ngày

càng tăng bởi trong nền kinh tế số doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức cổ phần ngày càng nhiều hơn, còn đối với doanh nghiệp nhà nươc với phong cách quản lý còn chưa thự sự năng động nên sẽ không tránh khỏi nợ quá hạn, còn đối với doanh nghiệp tư nhân có thể từ nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan từ phía người chủ doanh nghiệp mà có thể khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 2.13: Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế

( Đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Chênh

lệch Số tiền % Chênh lệch Công nghiệp 5.23 28.4 6.25 31.33 1.02 8.64 17.9 2.39 Xây dựng 1.99 10.8 2.06 10.32 0.07 13.44 27.83 11.38 Thương mại, DV 8.56 46.5 8.26 41.4 -0.3 19.62 40.64 11.36 Ngành khác 2.63 14.3 3.38 16.95 0.75 6.58 13.63 3.2 Tổng 18.41 100 19.95 100 48.28 100 ( Nguồn:BCKQ KD 3 năm 2008, 2009 và 2010)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, thương mại dịch vụ là ngành kinh tế có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất, năm 2008 là 8,56 tỷ chiếm 46.5 %, năm 2009 giảm đi 0.3 tỷ là 8.26 tỷ chiếm 19.62 % và đến năm 2010 con số này là 19.62 tỷ tăng tới 11.36 tỷ chiếm 40.64 %.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w