Tình hình hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm (Trang 26)

2.1.3.1. Hoạt đọng huy động vốn

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm luôn tự hào là một trong những chi nhánh huy động vốn hiệu quả nhất, phát huy tốt thế mạnh nội bộ, gặt hái nhiều thành công. Có được kết quả này là nhờ Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, kỷ luật, chuyên nghiệp, kiến thức nghiệp vụ vững

vàng, ham học hỏi, chăm sóc khách hàng tốt và đặc biệt là có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tập thể cao.

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của TCB Hoàn Kiếm qua các năm

Có thể thấy hoạt động huy động vốn của TCB Hoàn Kiếm phát triển với tốc độ khá cao và ổn định. Từ năm 2008 - 2009 tăng 11%, từ năm 2009 - 2010 tăng hơn 15%. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào kết quả của toàn hệ thống và phù hợp với sự phát triển hoạt động huy động vốn của Techcombank. Tổng vốn huy động của techcombank trong 3 năm gần đây cũng đạt được con số khá ấn tượng tương ứng qua các năm 2008 đến 2010 là 1,036.86 tỷ đồng; 1,196.52 tỷ đồng; và 1,376.99 tỷ đồng.

Kết quả đạt được trên cho thấy uy tín của Techcombank Hoàn Kiếm ngày càng được nâng lên và khách hàng ngày càng tin tưởng hơn ở phía ngân hàng.

Sau đây ta cùng xét về thực trạng hoạt động huy động vốn của chi nhánh dựa trên các chỉ tiêu:

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng

Cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng theo phương thức hoạt động được tổng hợp theo bảng dưới đây.

Bang 2.1 : Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng

( Đơn vị : tỷ đồng )

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%)

Dân cư 850.43 82% 948.08 79,2% 1,231.07 70%

Tổ chức

kinh tế 186.25 18% 248.44 20,8% 526.52 30%

( Nguồn Báo cáo kết quả huy động vốn 3 năm 2008, 2009, 2010)

Theo bảng số liệu ta có thể thấy :

Tỷ trọng vốn huy động được từ dân cư cao hơn sơ với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tuy nhiên độ chênh lệch này đã giảm dần. Năm 2008 chênh lệch lên tới 64%, năm 2009 là gần 60% và đến năm 2010 con số này đã giảm xuống chỉ còn 40%. Điều đó cho thấy chi nhánh đã có những chiến lược thu hút vốn mạnh hơn đối với khách hàng nói chung và các tổ chức kinh tế nói riêng .

Cơ cấu huy động vốn theo kì hạn

Với các sản phẩm huy động vốn của mình phân theo kì hạn Techcombank có những sản phẩm : Không kì hạn và có kì hạn . Trong sản phẩm huy động có kì hạn chia theo thời gian : dưới 12 tháng và trên 12 tháng.

Ta xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

( Đơn vị : tỷ đồng )

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Vốn không kỳ hạn 110.23 10,6% 182.48 15,25% 178.12 13% Vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng 85.76 8,2% 123.30 10,3% 250,82 18,3% Vốn có kỳ hạn trên 12 tháng 840.87 81,2% 890.74 74,45% 944,05 68,7% Tổng vốn huy động 1,036.86 100.0% 1,196.52 100.0% 1,372.99 100.0%

( Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn năm 2008, 2009 và 2010) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn không kỳ hạn năm 2008 đạt 10,6% đã tăng lên 15,25% năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2010, nguồn vốn này đã giảm đi 4,36 tỷ đồng so với 2009 và tỷ trọng giảm đáng kể xuống còn 13% tổng vốn huy động. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô của nguồn vốn không kỳ hạn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý khách hàng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên thường xuyên có sự biến động tùy thuộc vào từng thời kỳ. Đây là nguồn không ổn định, nếu khách hàng rút một khoản lớn thì dễ gây ra rủi ro thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy Chi nhánh cần chủ động trong việc tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn này để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Lượng vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng về số lượng đặc biệt là tăng lên rất mạnh vào năm 2008. Nguồn huy động này đạt 85.76 tỷ đồng năm 2008, tăng lên 123.30 tỷ đồng năm 2009 và con số của năm 2010 là 250.82 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Do xu hướng tâm lý chung nên năm 2010 lượng tiền gửi kỳ hạn ngắn đã tăng lên đáng kể do dân cư và các doanh nghiệp thay vì gửi tiền kỳ hạn dài và gửi tiền thanh toán đã chuyển sang đầu tư vào tiền gửi ngắn hạn nhằm tránh rủi ro mà vẫn mang tính kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn ngắn hạn là chi phí thấp đưa lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh nhưng

lại là nguồn có tỷ lệ dự trữ bắt buộc khá cao và khá nhạy cảm với lãi suất. Vì thế Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ và duy trì tỷ lệ hợp lý đối với nguồn này.

Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng trên 70% tổng nguồn, đây là nguồn vốn cơ bản để Chi nhánh tiến hành kinh doanh và sử dụng cho hoạt động tín dụng. Tuy tỷ trọng nguồn này đã giảm dần từ 81,2% năm 2008 xuống 74,45% năm 2009 và năm 2010 là 68,7% do thực hiện chiến lược chung của toàn bộ hệ thống song về số lượng thì nguồn huy động này đã tăng lên đáng kể. Năm 2009 đã tăng lên 49.87 tỷ đồng so với năm 2008 và năm 2010 đã tăng thêm 53,34 tỷ đồng so với 2009. Điều này rất thuận lợi vì nó giúp Chi nhánh chủ động hơn trong tín dụng trung và dài hạn, giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản, đặc biệt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với nguồn vốn này thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Đối với hoạt động tín dụng, Chi nhánh tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính đến ngày 31/12/2010 tổng dư nợ đạt trên 950 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2009. Trong đó dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp là 750,82 tỷ đồng tăng 1,33 lần so với năm 2009; dư nợ cho vay đối với cá nhân là 202.34 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 1,65 lần. Như vậy tỷ trọng dư nợ cho vay đối với cả doanh nghiệp và cá nhân đều tăng lên. Vì trong giai đoạn này , chi nhánh cũng đã thúc đẩy hoạt động cho vay bán lẻ với khách hàng cá nhân, chính vì thế, dư nợ đối với cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều tăng bên cạnh đó tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với khách hàng là cá nhân đã được mở rộng hơn.

Chất lượng cho vay luôn được chi nhánh Hoàn Kiếm xác định là mối quan hàng đầu trong hoạt động tín dụng của mình. Theo chủ trương tập trung nâng cao chất lượng tín dụng của toàn Techcombank, Chi nhánh đã cơ cấu lại nợ vay, từng bước xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của quản lý tín dụng, thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 trích lập và phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh chú trọng 2 nghiệp vụ chính là huy động và cho vay, Techcombank Hoàn Kiếm cũng rất chú trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nhờ đó thu từ dịch vụ cũng đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào tổng lợi nhuân của chi nhánh.

Ví dụ như hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu vả tài trợ thương mại, đây là hoạt động mang lại một phí dịch vụ rất lớn cho chi nhánh Hoàn Kiếm. Thường các doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh Hoàn Kiếm bao gồm cả bảo lãnh, tín dung, và các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại. Các sản phẩm liên quan đến việc toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại gồm:

- Các dịch vụ liên quan đến L/C xuất khẩu. - Các dịch vụ liên quan đến L/C nhập khẩu. - Dịch vụ nhờ thu xuất nhập khẩu

Thu từ thanh toán và tài trợ thương mại tăng dần qua các năm. Năm 2008 là 1,112 tỷ đồng, năm 2009 là 1,356.43 tỷ đồng, thì đến năm 2010 đạt được 1,556 tỷ đồng. Có thể nhận thấy rằng hoạt động thanh toán tại HKM đã có tốc độ tăng trưởng lớn giữa trong các năm 2008 ,2009 và 2010, ngân hàng đã tập trung mở rộng thị trường khách hàng doanh nghiệp, tăng cường trình độ đội ngũ nhân viên có trình độ, đáp ứng được các yêu cầu cao trong thanh toán các giao dịch quốc tế. Dự kiến năm 2011, con số này sẽ còn tăng lên nhiều .

Nghiệp vụ bảo lãnh cũng được ngân hàng sử dụng rất nhiều vì uy tín và thương hiệu của ngân hàng Techcombank nói chung và chi nhánh nói riêng nên rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này của ngân hàng, lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng khá cao trong tổng thu từ dịch vụ , cụ thể là năm 2009 đạt 805.61 tỷ đồng và năm 2010 đạt 955.24 tỷ đồng.

Ngoài ra các dịch vụ khác của ngân hàng cũng rất phát triển , như dịch vụ chuyển tiền , dịch vụ phát hành và kinh doanh thẻ, dịch vụ thanh toán nội địa, kinh doanh ngoại hối...

Nhìn chung thu từ dịch vụ của ngân hàng trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh

Bảng 2.3 : Bảng số liệu thu dịch vụ ngân hàng

( Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thu từ dịch vụ 17.05 20.02 24.10

Tốc độ tăng 17,42% 20,37%

( Nguồn : BCKQKD 3 năm 2008,2009,2010) Trong những năm qua, Techcombank Hoàn Kiếm luôn là một trong những chi

nhánh có hiệu quả kinh doanh thuộc top đầu trong hệ thống, với đội ngũ cán bộ nhân viên giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm. Cùng với sự nỗ lực và phân đấu hết mình của toàn cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh từ những ngày đầu thành lập, uy tín của Techcombank Hoàn Kiếm ngày càng được nâng lên một tầm cao mới, không những củng cố uy tín và chất lượng dịch vụ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng Techcombank

nói chung mà còn khẳng định vị trí và nỗ lực của Chi nhánh trong hệ thống nội bộ nói riêng. Những nỗ lực của Chi nhánh được thể hiện rõ ở kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Năm 2008 là 29,8 tỷ, năm 2009 là 45,8 tỷ và năm 2010 là 57,9 tỷ

2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN của HKM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm (Trang 26)