Khái niệm “Thái độ”

Một phần của tài liệu Thái độ của thanh, thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ (nghiên cứu trường hợp kênh VTV6 Đài truyền hình Việt Nam (Trang 27)

NỘI DUNG CHÍNH

1.1.2.Khái niệm “Thái độ”

Thuật ngữ “Thái độ” có nhiều định nghĩa khác nhau. Thái độ “là một

tâm thế ủng hộ hay phản đối với một nhóm đối tượng nhất định” (12) hoặc

thái độ là “những mạng lưới của các niềm tin liên kết đan chéo nhau vốn

được lưu giữ lâu dài trong trí nhớ của chúng ta và được kích hoạt khi chúng ta gặp đối tượng của thái độ hoặc vấn đề liên quan”. (12)

Theo Từ điển Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên (7), "thái độ" được định nghĩa theo 2 cách:

“Thứ nhất, thái độ là tổng thể nói chung của những biểu hiện ra bên

ngoài (nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó. Thứ hai, thái độ là cách nhìn, cách nghĩ và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình”.

26

“Trong mọi quan hệ xã hội, con người bao giờ cũng biểu hiện thái độ

của mình, hiển thức hay vô thức, ngấm ngầm hay công khai. Là nền tảng ứng xử cá nhân của các cá nhân, một hoạt động tâm lý của cá nhân bao hàm sự lý giải và biển đổi khuôn mẫu xã hội qua kinh nghiệm cá nhân”.

Theo Từ điển Xã hội học của tác giả Nguyễn Khắc Viện (13): Trong mọi quan hệ xã hội, con người bao giờ cũng biểu hiện thái độ của mình, hữu thức hoặc vô thức. Thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của cá nhân, là một hoạt động tâm lý của cá nhân bao hàm sự lý giải và biến đổi các khuôn mẫu xã hội qua kinh nghiệm của cá nhân. Có các yếu tố hợp thành xã hội:

- Một biến số nằm ở chiều sâu, không thể quan sát được

- Một sự chuẩn bị hành vi, bền vững hơn và có tính chất chung - Một sự lưỡng phân về cảm xúc

Còn theo Fishbein, Ajzen thái độ gồm 3 thành phần: niềm tin – tình cảm và hành vi. Một cấu trúc khác do Krech & Crutchfield đã chỉ rõ: cấu trúc thái độ gồm 3 thành phần: tri thức, tình cảm và hành vi. Thành phần “tri thức” cho chúng ta biết thông tin về đối tượng, như thông tin về cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, của ai...Thành phần tình cảm của thái độ chỉ rõ chúng ta yêu ghét, ủng hộ hay phản đối hay có tâm trạng nước đôi với với đối tượng hoặc vấn đề được đề cập đến. Các nghiên cứu về cấu trúc của thái độ đã chỉ ra: thông thường người ta chỉ cấu trúc của thái độ gồm 3 thành phần và mỗi thành phần có một ngưỡng tình huống. Đây là những điều kiện, bối cảnh xã hội mà trong đó thành phần đó có thể biểu hiện ra hay là xác suất mà thành phần đó xuất hiện. Lí thuyết này chỉ ra rằng: tuỳ theo ngưỡng tình huống mà một thành phần trong một tình huống cụ thể sẽ hiện ra, việc tìm ra ngưỡng tình huống cho từng thành phần sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thái độ (10).

27

- Thái độ được hình thành trong các mối quan hệ xã hội, có thái độ của cá nhân và có thái độ của nhóm.

- Thái độ là một hoạt động tâm lý cá nhân, là ý nghĩa tình cảm của cá nhân trước một con người hay công việc được biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ và lời nói, hành động của cá nhân đó.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động của thanh thiếu niên đối với kênh truyền hình dành cho họ.

Một phần của tài liệu Thái độ của thanh, thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ (nghiên cứu trường hợp kênh VTV6 Đài truyền hình Việt Nam (Trang 27)