Khái niệm “Nhận thức”

Một phần của tài liệu Thái độ của thanh, thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ (nghiên cứu trường hợp kênh VTV6 Đài truyền hình Việt Nam (Trang 26)

NỘI DUNG CHÍNH

1.1.1. Khái niệm “Nhận thức”

Các nhà tâm lý cho rằng: Hoạt động nhận thức chủ yếu của con người là phản ánh thực tế khách quan, để thích nghi với nó hoặc để cải tạo nó. Quá trình hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết; Từ các thuộc tính bên ngoài (cảm tính, trực quan, riêng rẽ) đến sự trọn vẹn (ổn định, có ý nghĩa trong các quan hệ của nó); Sau đó đến các thuộc tính bên trong - đi sâu vào bản chất của sự vật (hiện tượng) được nghiên cứu; Cuối cùng từ đó trở về thực tiễn. Hoạt động nhận thức của con người diễn ra qua hai hình thức cơ bản là: hành động nhận thức hay quá trình nhận thức.

Hành động nhận thức - Là hành động nhận ra, biết được (hiểu được) về một vấn đề cụ thể trong đời sống vật chất hoặc tinh thần của con người. Quá trình nhận thức - Là kết quả hiểu biết của con người về một vấn đề cụ thể của thế giới khách quan. Kết quả này được tìm thấy trong một khoảng thời gian nhất định (12).

Còn theo từ điển Tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hay kết quả

phản ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy, quá trình con người nhận biết thế giới khách quan trên kết quả nghiên cứu đó. Tức là nhận thức là nhận ra, biết được và hiểu được” (7).

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: “Nhận thức là sự

phản ánh biện chứng thế giới khách quan vào bộ óc con người. Nhận thức là quá trình xâm nhập của ý thức con người vào hiện thực làm cho con người chịu sự chi phối của chủ thể và quá trình này cũng chính là quá trình con

25

người làm phong phú thêm tri thức của mình bằng những tri thức mới. Đây chính là sự tương tác giữa chủ thể nhận thức với khách thể nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan”.

“Nhận thức là một quá trình, ở con người quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là hoạt động. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng…) và mang lại những sản phẩn khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm”. [11, tr 71]

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm "nhận thức" để tìm hiểu xem thanh, thiếu niên trên địa bàn Hà Nội có biết đến kênh truyền hình dành cho giới trẻ hay không? Họ có biết mục đích, đối tượng và mục tiêu đặt ra của các chương trình trên kênh VTV6 hay không? Và họ có xem các chương trình trên kênh đó hay không?...

Một phần của tài liệu Thái độ của thanh, thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ (nghiên cứu trường hợp kênh VTV6 Đài truyền hình Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)