Định hướng phát triển chung của ngành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn khách du lịch nước ngoài tại công ty cổ phần du lịch Tân Định Fiditourist chi nhánh Hà Nội (Trang 38)

I. Định hướng phát triển nguồn khách

2. Định hướng phát triển chung của ngành

Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong tổng thu nhập nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đó, ngành Du lịch còn có những hạn chế và bất cập nhất định; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước; phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững.

giới và trong khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với sự phát triển du lịch của Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại cả về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh khắt khe của thực tế.

Giai đoạn tới, Du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, ngành Du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò, động lực của các đơn vị kinh doanh lữ hành.

Đối với sản phẩm và định hướng cho thị trường du lịch cần tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên sẵn có để làm thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển; phát triển du lịch văn hóa, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán. Ưu tiên thu hút khách du lịch nước ngoài có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày, có nhu cầu mua sắm cao. Tập trung thu hút thị trường khách quốc tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái bình dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

Phát triển các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho Du lịch Việt Nam.

Tập trung đẩy mạnh, chuyên nghiệp hóa công tác quảng bá du lịch nhắm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Coi trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý chất lượng tốt trở thành lực lượng chủ chốt để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ theo yêu cầu công việc

Định hướng và tổ chức phát triển du lịch theo vùng, lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng, miền gắn với vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng

địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế. Trong mỗi vùng có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng

Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng ưu tiên; tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên tập trung đầu tư như:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch - Phát triển nguồn nhân lực du lịch - Xúc tiến quảng bá du lịch

- Phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch

- Có đề án rõ ràng về phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển - Có đề án phát triển du lịch biên giới

- Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái;

- Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch,

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia;

- Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu vềtài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch

Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt để từ phía Nhà nước. Trước hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích phát triển, tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp với vai trò kết nối của hội nghề nghiệp. Tăng cường kiểm soát chất lượng, bảo vệ và tôn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài nguyên, tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng. Nâng cao nhận thức; hình thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch đàu tàu, có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật.

3. Định hướng phát triển của công ty

Nghiên cứu thị trường: Chi nhánh Hà Nội cần có những đề án cụ thể cho hoạt

động nghiên cứu thị trường bởi đây là hoạt động mang tính chất sống còn của chi nhánh. Nếu định hướng là đúng, việc thu thạp thông tin chính xác, đầy đủ sẽ tạo cho ban giám đốc có những chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn cho chi nhánh.

Chiến lược kinh doanh: Những chiến lược kinh doanh là những bước đi mà

doanh đã đưa ra để chi nhánh thực hiện, con đường kinh doanh của chi nhánh có thành công hay không là dựa vào những chiến lược này.

Chính sách ưu đãi: Ngoài việc đưa những chiến lược vòa quá trình thực hiện

hoạt động kinh doanh chi nhánh còn phải tiến hành lên chương trình, xây dựng giá bán và thực hiện các công việc thúc đẩy quá trình bán tour. Tất cả những chính sách ưu đãi được xây dựng đều nhằm mục tiêu thu hút khách hàng mua tour cho chi nhánh, do vậy chính sách ưu đãi càng mang tính chiều sâu, có sức hấp dẫn với khách hàng thì sản phẩm bán ra càng nhiều.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Việc chào bán sản phẩm thông

qua phòng bán hàng đòi hỏi những người bán hàng là những người am hiểu về sản phẩm. Để làm được điều đó đòi hỏi toàn bộ nhân viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Chi nhánh phải thường xuyên có những lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn cho nhân viên để từ đó nhân viên có sự am hiểu trong hoạt động kinh doanh bán tour.

Cơ sở vật chất: Trang bị các thiết bị máy móc, cơ sở vật chất là những điều

kiện tối thiểu để nhân viên có thể hoạt động trong việc bán tour. Ngày nay với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật việc khách hàng tiếp cận với các đơn vị lữ hành là không khó. Do vậy để có thể đi trước một bước, tiếp cận được với khách hàng kịp thời, chuyển tải được những chương trình, sản phẩm bán nhanh chóng bắt buộc chi nhánh phải trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Chính sách giá cạnh tranh, linh hoạt: Muốn absn được tour, muốn thu hút

được khách hàng Fiditour Hà Nội phải có giá bán cạnh tranh so với những đơn vị lữ hành khách, cho tới thời điểm này rất nhiều các công ty du lịch mọc lên cho thấy lượng khách hàng là cao song để cạnh tranh được với những đơn vị khác đòi hỏi chi nhánh có những giá bán hấp dẫn, linh hoạt. Tùy từng đối tượng khách hàng mà có giá bán khác nhau.

Tiếp thị, truyền thông: Fiditour chi nhánh Hà Nội thực hiện việc chuẩn bị các

kênh bán hàng để gắn kết với người mua và đặt trọng tâm của các kênh bán hàng trên vào những thông điệp và chương trình hiệu quả. Những chương trình này đưa ra các sáng kiến tiếp thị nổi bật đưa các khách hàng tiềm năng mua tour. Chương trình tiếp thị và truyền thông có thể được sử dụng qua nhiều kênh khác nhau như: truyền thanh, truyền hình, báo, mạng… Hàng tháng, quý, năm chi nhánh có những kế hoạch quảng cáo cụ thể để quảng bá thương hiệu công ty và đưa sản phẩm tới gần người tiêu dùng hơn nữa.

Liên doanh, liên kết với các công ty du lịch trong và ngoài nước để tạo nguồn khách: Fiditour Hà Nội thường xuyên ký những hợp đồng nguyên tắc

với các đối tác nước ngoài, các công ty lữ hành để có thể làm đối tác liên kết, hợp tác trao đổi khách trong quá trình kinh doanh. Công việc này sẽ giúp cho các bên thực hiện được tour và bán được những sản phẩm có cùng hành trình.

II. Mục tiêu phát triển nguồn khách du lịch nước ngoài tại công ty CPDL Tân Định Fiditourist chi nhánh Hà Nội Định Fiditourist chi nhánh Hà Nội

1. Lao động và việc làm

Giải quyết được vấn đề việc làm cho nhân viên là yêu cầu cấp thiết của chi nhánh để làm được điều này đòi hỏi ban lãnh đạo chi nhánh phải có những chính sách, chiến lược cụ thể cho từng quá trình kinh doanh. Việc phát triển ổn định nguồn khách du lịch nước ngoài sẽ giải quyết được việc làm cho nhân viên, tạo cho nhân viên có cơ hội về việc làm cao. Đảm bảo cho nhân viên có được mức thu nhập đủ chi trả cho cuộc sống hàng ngày.

Năm 2012 được đánh gái là một năm có nhiều biến động và ảnh hưởng từ cuộc suy thoái nợ công từ Châu Âu, chính điều này làm suy giảm lượng khách du lịch tới Việt Nam. Mặc dù vậy Fiditour chi nhánh Hà Nội vẫn đề ra kế hoạch đạt doanh thu 20 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1,2 tỷ cho năm 2012 tạo được việc làm cho toàn chi nhánh và giải quyết được vấn đề dư thừa nhân sự cho chi nhánh.

2. Cơ sở vật chất

Tối tân hóa toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của chi nhánh đảm bảo thuận tiện cho quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh tránh để trường hợp trang thiết bị máy móc cũ kỹ, hỏng hóc ảnh hưởng tới quá trình bán tour, thỏa n\mãn được nhu cầu làm việc của nhân viên đối với khách hàng.

3. Thu nhập

Mức thu nhập của nhân viên làm việc tại Fiditour chi nhánh Hà Nội hiện tại được coi là mức thu nhập hấp dẫn đối với các đơn vị lữ hành. Do vậy để khích lệ nhân viên làm việc có hiệu quả, làm tăng được lượng khách hàng trong thời gian tới ngoài việc giữ được mức thu nhập bình quân hàng tháng chi nhánh đẩy mạnh mức hoa hồng cho nhân viên, đưa mức thưởng cho nhân viên từ 10% lên 15 %.

4. Lượng khách

Vơi tình hình thực tế năm 2012 Fiditour chi nhánh Hà Nội đề ra lượng khách cho năm 2012 là 400 lượt khách đưcọ khai thác.

III. Giải pháp phát triển nguồn khách du lịch nước ngoài tại công ty CPDL Tân Định Fiditourist chi nhánh Hà Nội. Tân Định Fiditourist chi nhánh Hà Nội.

1. Nguyên tắc

- Tuân thủ các quy chuẩn và cam kết chất lượng mà Fiditour đã công bố với khách hàng.

- Đặt chất lượng dịch vụ và sự tiện ích của khách hàng là tiêu chí hàng đầu trong các định hướng và hoạt động kinh doanh của Fiditour chi nhánh Hà Nội

- Tiên phong trong việc gợi mở những cảm hứng, mong đợi tiềm ẩn của khách hàng để mang đến cho khách những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ tại Fiditour chi nhánh Hà Nội

2. Nội dung

- Xây dựng, tổ chức, thực hiện các chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển khách du lịch nước ngoài.

- Ban hành,kiểm tra, giám sát những quy định về định mức doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh khách du lịch nước ngoài.

- Triển khai những quy định về việc khai thác nguồn khách du lịch nước ngoài.

- Tổ chức, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Áp dụng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào quá trình kinh doanh, khai thác nguồn khách của chi nhánh.

- Đánh giá việc xây dựng kế hoạch phát triển khách du lịch nước ngoài, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, nhu cầu du lịch.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch.

- Kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo của khách hàng.

- Phân tích, đánh giá tiềm năng, thị trường khách du lịch nước ngoài, các nguồn lực phát triển khách du lịch nước ngoài.

3. Hình thức

- Nghiên cứu thị trường: Có những thông tin tổng hợp về thị trường đầy đủ, chính xác, bám sát thực tiễn.

- Xây dựng chính sách, chiến lược kinh doanh: Có những chính sách, chiến lược cụ thể cho chi nhánh từ ngắn hạn đến dài hạn

- Xây dựng chương trình và giá bán: Chương trình đảm bảo tính đa dạng, giá cả đảm bảo tính cạnh tranh, hợp lý.

- Quảng cáo và tiếp thị: Triển khai kế hoạch quảng cáo tiếp thị theo từng tháng, mùa, năm

- Chăm sóc khách hàng: Có chiến dịch chăm sóc khách hàng thường xuyên, liên tục

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cấp, đảm bảo đúng cam kết với khách hàng.

- Đào tạo thêm về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên: Hàng tháng, quý, năm chi nhánh có những kế hoạch đào tạo chuyên môn cho nhân viên. - Đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiệt bị: bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên các

thiết bị văn phòng, cơ sở hạ tầng của chi nhánh đảm bảo quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn khách du lịch nước ngoài tại công ty cổ phần du lịch Tân Định Fiditourist chi nhánh Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w