Giọng điệu

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Quang Vũ (Trang 69)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1. Giọng điệu

Đối với thể loại trữ tình nói chung, và thơ nói riêng, giọng điệu có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố giúp ngƣời đọc nhận ra cái riêng của từng nghệ sĩ. Thơ là một “điệu hồn”, thơ “phát khởi tự trong lòng”, là bản tốc kí tâm trạng, giọng điệu thơ chính là giọng điệu tâm hồn, là nhịp đập trái tim của ngƣời nghệ sĩ. Trong thơ ca Việt Nam ta đã bắt gặp nhiều giọng thơ mang đậm

bản sắc riêng: Tú Xƣơng chửi đời chua cay và thách thức, Xuân Diệu “thiết

tha, rạo rực, băn khoăn”, Xuân Quỳnh hồn hậu mà sắc sảo, Phạm Tiến Duật sôi nổi, khỏe khoắn mà thông minh, dí dỏm.

Trong dòng chung của những tiếng thơ cùng thời, Lƣu Quang Vũ đã tìm cho mình đƣợc một giọng điệu riêng. Chủ đạo và xuyên suốt trong suốt đời thơ

Lƣu Quang Vũ là một giọng điệu đắm đuối, miên man. Trong niềm vui, trong nỗi buồn, trong sự say mê, yêu thƣơng và hi vọng…. Lƣu Quang Vũ đều đắm đuối. Đây chính là điểm khiến thơ Lƣu Quang Vũ khác ngƣời và hơn ngƣời; cũng là nét để những ngƣời đọc khi đã đọc thơ anh thì đều cũng sẽ yêu đắm đuối nhƣ thế.

Có thể nói từ Hương cây (1968), Mây trắng của đời tôi (1989) đến Bầy

ong trong đêm sâu, thơ của Lƣu Quang Vũ lôi cuốn ngƣời đọc không ở sự

chau chuốt lời lẽ, ngôn từ với những kĩ xảo, ngón nghề mà chính ở một giọng thơ đắm đuối, nồng nàn da diết nhƣng lại rất chân thành giản dị. Nếu Xuân Quỳnh làm thơ tự nhiên nhƣ ngƣời đàn bà phải sinh con đẻ cái, thì Lƣu Quang Vũ làm thơ nhƣ ngƣời đàn ông, lớn lên phải lấy vợ, tậu trâu, xây nhà…Làm thơ, với anh, nhƣ một sự kí thác, gửi gắm, nhƣ một sự tự bộc lộ những gì đã có

trong lòng anh, với những “tin yêu cuộc đời theo cách của tôi”. Lƣu Quang Vũ

lặng lẽ và trung thành với “tín ngƣỡng” riêng trong thơ của mình.

Khi tất cả giới văn nghệ sĩ chuộng sự mê man đắm đuối thì Lƣu Quang Vũ cũng đắm đuối mê man. Nhƣng sau này, những nhà thơ cùng thời bắt đầu biết tỉnh táo hơn, “chân chân thực thực” hơn, Lƣu Quang Vũ vẫn không thay đổi, anh nuôi dƣỡng sự đắm đuối với thơ một cách bền bỉ, chƣa bao giờ hụt hơi, đuối sức. Sự đắm đuối đó bắt nguồn từ những dòng cảm xúc quá mạnh mẽ, cuộn chảy, nó cuốn đi những gì thuộc về sự sắp đặt và cố ý. Nên, thơ Lƣu Quang Vũ đắm đuối trong sự tự nhiên, viết nhƣ không, dẫn dắt ngƣời đọc từ đầu đến cuối:

Ai thuở trƣớc nói những lời thứ nhất Còn thô sơ nhƣ mảnh đá thay rìu Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt Ai ngƣời sau nói tiếp những lời yêu?

Thơ Lƣu Quang Vũ nhiều say đắm và da diết, kể cả với những sự việc

rất bình thƣờng nhƣ Cái máy nước đầu ngõ, Lƣu Quang Vũ cũng có thể viết

say sƣa:

Ôi hạnh phúc thấm đầy nƣớc mát Lan trên má ta những giọt sáng ngời

Nhìn bầu trời trên trận địa phòng không, anh cũng có cảm xúc rất nồng nàn:

Ngày ấy hay đâu trời ta xanh thế kia Nhƣ nay nhìn qua đầu ruồi ngọn súng…

(Trên cầu Long Biên)

Sự nồng nàn rất hay gặp trong thơ Lƣu Quang Vũ, cũng là một chứng tích cho cảm xúc trong thơ anh. Nhƣng thơ tình yêu của Lƣu Quang Vũ mới là say đắm nhất, có những câu say đắm lạ lùng trong thời chiến tranh nhƣ:

Nơi vòm lá rì rào xao động cơn mƣa Quả ngọt chín khi mùa ve lại đến

Những chân trời màu hồng những chân trời màu tím Những ngôi sao bàng bạc cả hoàng hôn

(Vườn trong phố)

Chính sự đắm đuối này đã qui định rất nhiều hình thức thể hiện trong thơ anh, nó phá vỡ mọi khuôn khổ, mọi định hƣớng.

Điều tôi nói phải chăng là quá muộn. Em u buồn em có nhận hay không? Em gầy nhƣ huệ trắng xanh.

Ngọn lửa nhỏ giữa hai vực thẳm. Em tê dại em âm thầm kiêu hãnh. Em cô đơn nhƣ biển lạ lùng ơi.

Đi tìm nhau suốt đời. Sao bây giờ mới gặp…

(Lá thu)

Thơ Lƣu Quang Vũ có nhiều đoạn tuyệt hay và đôi chỗ chƣa hay, và thƣờng thì đó là những đoạn tình không theo kịp ý. Lƣu Quang Vũ thƣờng tập trung vào một số thứ tình cảm chủ đạo trong lòng anh, nên cái tình chƣa đƣợc phong phú, mạch thơ của anh chƣa đƣợc dồi dào. Có lẽ là do Lƣu Quang Vũ chỉ tuân theo mạch tình cảm, cảm xúc của mình, trong khi sự gắn bó với cuộc sống chƣa phải là sâu sắc và toàn diện, do lý tƣởng vẫn chƣa tìm đƣợc điểm tựa vững chắc để có cớ vƣơn lên. Trong nhiều bài thơ, mạch thơ chốc chốc lại bị đứt, và có cảm giác hẫng khi chuyển tiếp.

Bỗng ào ào nƣớc mênh mông

Vui gì bằng những dòng sông gặp gỡ

(Qua sông Thương)

Hai câu thơ diễn tả niềm vui rất giản dị, tƣơi vui, nhƣng khi anh diễn giải cụ thể cái niềm vui ấy:

Mang về bóng làng, bóng ngƣời, bóng đá Những đò trái chín gặp nhau

Những nòng súng thép ngẩng chào nhau

(Qua sông Thương)

Thì nghe lại nhàn nhạt, cập kênh, niềm vui ấy lại nặng về giải thích. Hoặc khi

nói về cái náo nức của Thủ đô buổi sáng qua những tiếng động Trên cầu Long

Biên:

Tiếng bắp cải nặng vai tròn kĩu kịt Tiếng guốc lanh canh tiếng cƣời ríu rít

Đã quá đủ cho sự sinh động, cho một sức sống căng đầy, nhƣng mạch cảm xúc lại đuổi anh đi mãi, khiến đôi khi Lƣu Quang Vũ sa vào dài dòng kể lể.

Yêu rặng sấu già và phƣợng vĩ tƣơi non

Yêu tiếng chuông tàu rộn rịp nắng hoàng hôn

Nhƣng xúc cảm của anh đã đắm đuối lắm rồi, câu thơ khó mà hay thêm đƣợc nữa. Những âm thanh trong câu thơ trên không cần một từ ngữ yêu thƣơng nào, mà ngƣời ta đã thấy cảm xúc ngập trần, còn ở câu thơ sau, dù có “yêu” đấy, nhƣng ngƣời ta lại chẳng thấy yêu nhiều.

Tuy có những lúc đứt nối nhƣ vậy, nhƣng đó chỉ là một vài đoạn hiếm hoi. Còn hầu nhƣ, mỗi khi chạy đuổi theo cảm xúc của mình, Lƣu Quang Vũ luôn bắt kịp những rung động vụt qua, đầy ngẫu hứng, bất ngờ. Hình ảnh xô đẩy, cảm xúc dào dạt, thơ nhƣ tuôn trào trên đầu ngọn bút.

Nắng đã tắt dần trên lá im

Chiều đã sẫm màu xanh trong mắt tối Đƣờng đã hết trƣớc biển cao vời vợi Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn Gió đã dừng nơi cuối chót không gian Mƣa đã tạnh ở trong long đất thẳm

Ngƣời đã sống hết tận cùng năm tháng Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên

Anh vẫn chƣa nói đƣợc cùng em Bài hát ấy vẫn còn là dang dở…

(Bài hát ấy vẫn còn là dang dở)

Ngay cả khi ta nhận ra một sự sắp đặt, tất cả các định ngữ đều chia ở thì

quá khứ “đã”, để rồi đến cuối cùng mạch thơ, mới chuyển sang thì tƣơng lai

“sẽ”, thì ta vẫn cảm giác tất cả chỉ là một cuộc rƣợt đuổi ngôn từ của Lƣu Quang Vũ, anh chạy theo, nắm bắt những hình ảnh vụt qua tâm trí, dƣờng nhƣ anh chỉ ghi chép lại chứ không hề dụng công. Rất nhiều bài thơ của Lƣu Quang Vũ ta nhận ra những sự rƣợt đuổi nhiều khi đến hụt hơi nhƣ vậy.

Trên mái nhà, cao vút rừng cây

Trên rừng cây, những đám mây xô dạt Trên ngày tháng, trên cả niềm cay đắng Thơ tôi là mây trắng của đời tôi

(Mây trắng của đời tôi)

Đó là giọng thơ, cũng là kiểu thơ của một ngƣời làm thơ thuần theo tài năng, bản năng và cảm xúc chứ không qua trƣờng lớp đào tạo nào, không bị những luật lệ nào gò ép. Anh làm thơ nhƣ một sự tình cờ, nhƣng cái đắm đuối ấy, đặt trong những bài thơ lề luật khuôn khổ đàng hoàng, vẫn tạo cho thơ anh một giọng điệu miên man rất đỗi tự nhiên.

Chiều xuống cánh chim bay Nhƣ nụ cƣời thoáng gặp Nhƣ vầng trăng mới mọc Nhƣ mối tình mới yêu…

(Chiều)

Lƣu Quang Vũ có nhiều ý thơ hay, những ý thơ hình thành ngay trong cảm xúc, hình ảnh và ngôn ngữ tràn chảy trên trang viết đến khi hết thì ngƣng bài thơ Một bài thơ, quan trọng nhất là cần có tứ, với nhiều nhà thơ, họ tìm tứ trƣớc rồi mới hoàn thành thơ, còn với Lƣu Quang Vũ quá trình này dƣờng nhƣ ngƣợc lại, vì thơ anh quá tự nhiên, ít thấy sự xếp đặt, chỉnh sửa. Dƣờng nhƣ

viết Lý thương nhau, Lƣu Quang Vũ không nghĩ gì đến bố cục mà hoàn toàn

buông thả theo cảm xúc, một sự tƣ duy bằng xúc cảm nhƣ nhận xét của Anh Chi:

Ngón tay gầy nhánh mạ Anh không còn nắm nữa Bây giờ đâu

Câu hát chiều đông trƣớc Con gà cỏ ƣớt

Chân vàng run rung

Hơi thơ ấm, giọng thơ trầm lắng và hình ảnh thật đẹp, cảm xúc hoài vọng về tình ái tràn chảy mà dịu dàng, và khi nó ngƣng lại, cũng là hoàn chỉnh bài thơ:

Thôi đừng thƣơng mến nữa

Thôi tiếng hát chớ nghẹn ngào trong gió Lý thƣơng nhau…

Bài thơ Khúc hát kể lại câu chuyện về một chàng trai mê cô đào chèo,

khoác bị lang thang đi tìm – một câu chuyện gần với chuyện cổ tích về tình ái nhƣng lồng trong đó lại là sự tôn vinh nghệ thuật ca hát xƣa. Câu chuyện đã đƣợc kể bằng ngôn ngữ thanh thoát, buồn thấm thía, và khép lại bằng những câu thơ nhẹ mà sâu nhƣ một hơi thở dài, bởi cái đẹp của ngày xƣa mãi còn đấy nhƣng hƣ ảo, xa vời không sao tới đƣợc:

Điều tôi tin cõi đời này chẳng có Cô đào chèo xa lạ

Sao tôi còn nhớ mong

Sự mê đắm của Lƣu Quang Vũ quá mạnh mẽ, nó kéo tuột mất sự tỉnh táo của lý trí. Cái say sƣa đôi khi khiến ngƣời ta mụ mị.

Vào vƣờn rồi ong chẳng nhớ lối ra… Suốt cuộc đời cũng chẳng hiểu vì sao…

(Vườn trong phố)

Khi ngƣời ta kêu gọi thơ cần phải mê hơn, thì mỗi nhà văn bắt đầu sực tỉnh và mê theo một cách, nhƣng cũng có nhiều ngƣời muốn mê mà không thể mê đƣợc. Bởi lẽ, sự đắm đuối không phải là cái mà ngƣời ta cố gắng là có đƣợc. Nên cái giọng đắm đuối mà tự nhiên của Lƣu Quang Vũ rất đƣợc yêu

mến. Cây đại thụ trong giới phê bình văn học lúc bấy giờ là Hoài Thanh – ngƣời đã từng rất quen thuộc với những đắm say, những mơ mộng trong thơ Mới – đã trích ra những câu thơ của Lƣu Quang Vũ và khẳng định rằng đó đều là những câu thơ kết tinh của sự đắm đuối. Hạnh phúc tƣơi đẹp ngƣời ta say đắm đã đành, đằng này khi khổ cực, đau đớn, thơ anh vẫn đắm đuối. Đắm đuối trong sự day dứt, trong khắc khoải, trong bồn chồn.

Sƣơng mùa đông lặng lẽ đã giăng đầy Bao kỉ niệm, quên đi đừng nhớ nữa Lá sẽ rơi trên cỏ mòn lối cũ

Thân cây xƣa sẽ gục đổ bên thềm

(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên)

Đắm đuối trở thành một đặc điểm xuyên suốt đời thơ Lƣu Quang Vũ, một cái trời cho, và cũng là cái hơn ngƣời của anh.

Trong thơ ca Việt Nam, cũng chẳng có mấy ngƣời làm đƣợc nhƣ Lƣu Quang Vũ, viết rất nhiều, không đƣợc in, biết nhƣ thế mà vẫn viết, chấp nhận sự thật bị chối từ, nhƣng vẫn viết nhƣ một nhu cầu tự thân, cần phải tỏ bày, san sẻ “Tôi biết thơ tôi họ chƣa in đƣợc, nhƣng tôi luôn luôn muốn làm thơ…” Muốn làm thơ, và viết thơ một cách đắm đuối, tạo nên những vần thơ đắm đuối, đó thực sự cũng là món quà mà Lƣu Quang Vũ đã dành tặng cho cuộc đời và những ngƣời yêu thơ.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Quang Vũ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)