Cái tôi đa đoan và đầy biến động trong tình yêu

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Quang Vũ (Trang 29)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.2. Cái tôi đa đoan và đầy biến động trong tình yêu

Trong phần cái tôi yêu thương đắm đuối, đã có một Lƣu Quang Vũ

đầy biến động, đa đoan trong tình yêu rồi. Nhƣng thơ tình Lƣu Quang Vũ là một mảng rộng lớn, nhiều màu sắc và tầng lớp, ở đó, có rất nhiều khía cạnh để khám phá phong cách thơ Lƣu Quang Vũ. Cho nên, chúng tôi dành ra hẳn một mục để đi sâu khám phá về cái tôi trữ tình Lƣu Quang Vũ trong tình yêu.

Vốn dĩ, thơ tình luôn là phần hấp dẫn nhất trong đời thơ của các thi sĩ. Lƣu Quang Vũ không phải là ngoài lệ. Nhất là khi đời riêng Lƣu Quang Vũ có nhiều lận đận, những mối tơ duyên không thành rồi hôn nhân tan vỡ. Với Lƣu Quang Vũ, tình yêu không chỉ là điểm tựa, là nguồn sống, mà nó là nguồn cảm hứng nghệ thuật dồi dào. Đi qua từng giai đoạn với những mối tình, những cuộc hôn nhân, thơ tình Lƣu Quang Vũ cũng luôn biến chuyển, với những giọng điệu, cung bậc khác nhau.

Điều đặc biệt ở thơ tình Lƣu Quang Vũ là qua mỗi một giai đoạn thơ, ngƣời ta lại thấy những dấu ấn đậm nét của những mối tình, những ngƣời con gái, ngƣời đàn bà. Hay nói ngƣợc lại, mỗi ngƣời đàn bà đến với đời Lƣu Quang Vũ đều tạo nên một giai đoạn nhất định trong thơ anh. Anh không chỉ thành thực yêu cuộc sống mà còn thành thực trong tình yêu với những ngƣời đàn bà đến bên anh và cũng thành thực buồn khi họ bỏ anh ra đi. Mỗi một ngƣời đàn bà khi ra đi đều để lại cho ngƣời thi sĩ trẻ một vết thƣơng lòng, để rồi cùng với những đau khổ trong cuộc sống cơm áo đời thƣờng, đã lắng lại trong thơ anh những vần thơ đầy ám ảnh.

2.1.2.1 Những rung động đầu đời

Đi suốt chiều dài một đời thơ tình Lƣu Quang Vũ, ta nhƣ đƣợc lạc vào một kho báu, có những viên ngọc tròn trịa, nhƣng cũng có khi chỉ là những viên đá nhỏ thô ráp tuy nhiên đã mang vẻ đẹp óng ánh, đó chính là vẻ đẹp của những câu thơ mang vẻ trong vắt của một tài năng thiên bẩm – những vần thơ

tình thuở học sinh, cái thuở “ban đầu lƣu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai

Lƣu Quang Vũ làm thơ từ nhỏ, nhƣng có thể nói bắt đầu ghi dấu từ thời học cấp ba. Rời ghế trƣờng trung học, vào bộ đội anh viết nhiều hơn và bắt đầu

đăng báo. Năm 1968, hai mƣơi bài thơ đầu tay chọn in chung vào tập Hương

cây Bếp lửa giới thiệu một hồn thơ trong trẻo, đắm đuối mơ mộng và cũng còn

nhiều dấu vết của sách vở nhà trƣờng. Đó là những câu thơ trong ngần và dễ yêu nhƣ thế này:

Ai xinh bằng cô bạn nhỏ mến thƣơng?

(Tuổi thơ)

Đó là thời kì Lƣu Quang Vũ học lớp 8, lớp 9, khi ở tuổi mới lớn, cậu bé Vũ đã có thói quen ghi lại những cảm xúc đầu đời trong sổ nhật kí. Vốn là một chàng trai tài hoa và nhạy cảm, thuở ấy, anh có rất nhiều những cảm xúc bâng khuâng, mơ hồ, những tình cảm dịu nhẹ, những tình yêu tuổi học trò đầy mơ mộng. Trong sổ tay của anh ngày ấy có rất nhiều câu thơ viết về những ngƣời bạn gái cùng lớp:

Từ giã những cô bạn học

Lƣu luyến nhiều nhƣng cũng chóng quên nhau

(Những bạn khuân vác)

Còn rất nhiều non nớt, thậm chí chƣa biết cách gọt giũa để có một câu thơ hình ảnh và trau chuốt hơn, nhƣng chút ngô nghê thành thực ấy lại có một vẻ đáng yêu rất lạ. Có thể thấy, ở những câu thơ ngây thơ, trong trẻo này, ngƣời ta đã biết và tin, tâm hồn thơ trẻ này sẽ còn tiến xa:

Mái tóc dài ai cài hoa bƣởi Buổi ban đầu vấn vƣơng…

(Lá bưởi lá chanh)

Mùi lá bƣởi lá chanh nên thơ đã trở thế giới của tuổi học trò hồn nhiên, đầy thƣơng mến. Nhƣng không chỉ hoàn toàn là những mộng tƣởng, là những mê say về một thế giới ngập đầy hƣơng sắc, đã có lúc, tâm hồn thơ trong trẻo buổi ban đầu ấy cũng mang chút ý vị chua chát, xót xa, nhất là khi nó đã bắt

đầu vƣơng chút màu tình ái. Đó là cảm xúc của chàng trai mới lớn, đã kịp xao xuyến để nhớ lại những quãng đƣờng đã qua, những thời thơ dại đã mất, và những kỉ niệm buồn thời còn đi học:

Chiều mênh mông trên dốc vắng ngoại ô Gƣơng mặt em mƣa ƣớt

Đôi mắt to tan vỡ cả trời chiều

(Không đề)

Cái thời hồn nhiên trong trắng ấy, nhƣng trái tim đa cảm đã biết cất lời xa xót, đã biết ghi tạc những hình ảnh mơ mộng vào thơ một cách rõ ràng.

Nhƣng cũng có khi, cảm giác mất mát đó lại mơ hồ, không rõ rệt “Một dòng

sông, một con đƣờng xa vắng. Với niềm thƣơng nhớ không nguôi”. Niềm thƣơng nỗi nhớ thì vẫn còn đây nhƣng có những điều của ngày xƣa giờ đã khác:

Hai sắc hoa Ti-gon Bài thơ xƣa của TTKH

Bài thơ thời đi học nhớ không em? Bài thơ cay đắng tuy điệu mà buồn Nay đọc lại chẳng còn rơi nƣớc mắt.

(Hoa Ti-gon)

Dƣờng nhƣ Lƣu Quang Vũ chín chắn và trƣởng thành lên qua từng bài thơ. Những xúc cảm dần định hình một cách rõ nét, đậm sâu hơn, thế nhƣng, vẫn có thể khẳng định rằng, những vần thơ buổi đầu của Lƣu Quang Vũ, cái “buổi ban đầu lƣu luyến ấy”, đã gợi mở một tâm hồn khoáng đạt, nhạy cảm, và vô cùng đa cảm. Thế giới thơ ấy đã mở ra với vô số những sắc màu. Trong 23

bài thơ đƣợc sáng tác từ năm 1967 trở về trƣớc 1, có 83 lần xuất hiện các từ chỉ

màu sắc (trung bình 3,6 lần xuất hiện / 01 bài). Trong đó, màu xanh ngập tràn

1

Sự phân chia các giai đoạn và các bài thơ trong thơ tình Lƣu Quang Vũ của chúng tôi chỉ mang tính tƣơng đối, dựa vào năm sáng tác, nội dung những bài thơ ấy và các mốc thời gian trong cuộc đời tác giả.

với 26 lần xuất hiện (chiếm 31,3%) tƣợng trƣng cho tuổi trẻ của nhà thơ, những tình cảm tƣơi non buổi ban đầu, đồng thời thể hiện sức mạnh và khát

vọng cống hiến 2. Chính điều đó cũng có thể thấy rằng, cái buổi ban đầu ấy của

nhà thơ xanh non biết bao, đem đến cho chính bản thân Lƣu Quang Vũ sự tiếc nuối, và cũng tạo cho độc giả dƣ vị xa xôi về cái thời nhiều xúc cảm, cái thời mong manh nhƣng trong sáng và đáng yêu mà ai cũng đã từng một lần trải qua và hiểu rằng sẽ không bao giờ trở lại trong cuộc đời.

2.1.2.2.Tình yêu đầu tiên

Tình yêu đầu tiên của Lƣu Quang Vũ gắn với hai tập thơ đầu tiên

“Hƣơng cây”“Mây trắng của đời tôi”, cũng gắn với ngƣời phụ nữ đã trở thành một phần đời máu thịt của Lƣu Quang Vũ, đó là diễn viên điện ảnh Tố

Uyên – bé Nga của Chim vành khuyên – đã trở thành một hình tƣợng lấp lánh

của điện ảnh Việt Nam.

Đây là tình yêu của chàng trai độ tuổi 20, trong sự ao ƣớc về cuộc đời còn là sự ao ƣớc về tình yêu, xây dựng một tình yêu mộng tƣởng. Khi đó, tâm hồn trong sáng, lạc quan, dạt dào ƣớc vọng, và tình yêu là mộng đẹp trong cuộc đời, tình yêu làm cuộc sống trở nên bay bổng và diệu kì:

Trong thành phố có một vƣờn cây mát Trong triệu ngƣời có em của ta…

Nơi lá chuối che nghiêng nhƣ một cánh buồm Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc

Se sẽ chứ không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ƣớt của làn môi

(Vườn trong phố)

2

Xin xem thống kê chi tiết các từ chỉ màu sắc trong bảng Phụ lục, phần a) Những rung động đầu đời (Thơ trƣớc năm 1968)

Trong hồi ức của một số văn nghệ sĩ hồi đó, bài thơ này rất đƣợc họ yêu thích, bởi nó vẽ lên một bức tranh tƣơi sáng, yên bình, hạnh phúc. Có thể thấy qua những vần thơ ấy một Lƣu Quang Vũ tinh tế, dịu dàng và đầy xúc cảm. Sân khấu cuộc đời lúc đó dƣờng nhƣ mở ra trƣớc mắt chàng trai trẻ một vƣờn địa đàng ở ngay trong lòng thành phố lắm bon chen. Rồi tình yêu trở nên chín chắn hơn với một cuộc hôn nhân:

Những ngày qua không thể dễ nguôi quên Em lạc đến đời anh tia nắng rọi

Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới Mối tình đầu tóc dại tuổi mƣời lăm

(Từ biệt)

Mối tình ấy chính là nơi khởi nguồn, là điểm hình thành của nhân vật trữ tình Em sẽ có mặt trong suốt cả đời thơ và đời sống của Lƣu Quang Vũ. Có lúc Em là ngƣời vợ, có lúc lại là ngƣời tình, là một nỗi khát khao không đạt đến, nhƣng lúc nào hình ảnh Em cũng là sự cứu rỗi linh hồn đau buồn của nhà thơ.Sau này, Em ẩn trong nhiều tên gọi và hình hài khác nhau: Ngƣời đàn bà không có tên, Mùa thu, Hoa cúc vàng, Mắt một mí, Chị Hai, Bông Huệ trắng xanh…, gắn với những mối tình đi qua đời Lƣu Quang Vũ, nhƣng cô gái Em của mối tình đầu vẫn là một dấu ấn không dễ gì phai nhạt.

Thuở ấy, bạn bè mừng cho Lƣu Quang Vũ, mừng cho kết cục tốt đẹp trong tình yêu đầu tiên của chàng trai mới lớn. Tình yêu ấy đắm say, nguyên vẹn và tinh khôi, đã nâng đỡ tâm hồn thơ của Lƣu Quang Vũ, để những tác phẩm thời kì này đều hừng hực nhựa sống yêu đời, xen giữa những băn khoăn nghi ngại về tình yêu. Và những niềm hạnh phúc không nén nổi khi đƣợc trở thành ngƣời cha ngƣời mẹ:

Mẹ bấm ngón tay mong con lắm đấy Cha chờ con càng yêu mẹ của con

Thời kì này, thơ Lƣu Quang Vũ nhiều màu sắc nhất (19 bài mà có tới 107 lần sắc màu xuất hiện, trung bình 5,7lần / 01 bài). Đây là thời kì anh đang hạnh phúc trong cuộc hôn nhân đầu tiên của mình, vì thế không có gì khó hiểu khi màu đỏ với 26 lần xuất hiện nhiều nhất (chiếm 24,4%) thể hiện một tâm hồn đang ngập tràn hạnh phúc và ngất ngây trong những men say, hƣơng vị của tình yêu 3

.

Nhƣng rồi tình yêu đầu tiên nhiều mộng tƣởng khi va vấp vào đời sống hôn nhân không nhƣ hình dung, và cuộc đời cơm áo với những lo toan khiến tình yêu dần phai nhạt sắc màu, những nỗi buồn cũng âm ỉ trong lòng thi sĩ, những vết rạn nứt trong đời sống và đời thơ đã nhanh chóng xuất hiện. Không còn giữ lại đƣợc những ngọn lửa ban đầu. Nỗi đau lớn đầu tiên trong cuộc đời của Lƣu Quang Vũ lại chính là trải nghiệm của anh trong tình yêu đầu tiên khi cuộc hôn nhân tan vỡ. Đó là những tháng năm buồn bã, mất mát sau khi đành phải cay đắng, chua chát nói lời từ biệt:

Hai ta không đi chung một ngả đƣờng dài. Không chung khổ đau không cùng nhịp thở. Những gì em cần anh chẳng có.

Em không màng những ngọn gió anh trao. Chiếc cốc tan, không thể khác đâu em. Anh nào muốn nói những lời độc ác. Nhƣ dao cắt lòng anh nhƣ giấy nát. Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu

(Từ biệt)

Rồi sau này, còn nhiều lần hình ảnh “chiếc cốc tan” còn trở lại trong

thơ Lƣu Quang Vũ, nhƣ những đổ vỡ không bao giờ hàn gắn. “Không thể khác

đâu em” anh hoàn toàn ý thức đó là điều tất yếu, nhƣng nỗi đau thì không thế

nào cƣỡng lại “Nhƣ dao cắt lòng anh nhƣ giấy nát”. Có thể nói, trong thơ Việt

3

Xin xem chi tiết bảng thống kê các từ chỉ màu sắc trong Phụ lục, phần b) Những năm tháng hạnh phúc với Tố Uyên (Từ 1968-1971)

Nam, hiếm có bài thơ nào, thực thà đến vậy, đau đớn đến vậy, khi nói về những bi kịch của cuộc hôn nhân tan vỡ. Lƣu Quang Vũ và cuộc hôn nhân đầu tiên, tình yêu đầu tiên, với khởi đầu đẹp đẽ và kết thúc buồn rầu, cũng là một trong những ảo tƣởng đầu tiên lớn lao trong đời anh tan vỡ.

Và một bài thơ khác, khi Lƣu Quang Vũ trải lòng mình với đứa con trai bé bỏng, Lƣu Minh Vũ – quả ngọt của cây tình yêu nay đã không còn xanh nữa:

Con ơi con hãy tha thứ cho cha.

Cha chẳng thể nào sống cùng mẹ đƣợc. Đời cha nắng gắt.

Mẹ con cần suối mát của đồng vui. Con khôn lớn trên đời.

Hãy yêu thƣơng mẹ. Và hãy hiểu cho cha...

(Nói với con cuối năm)

Có thể cảm nhận đƣợc trong những vần thơ nhức buốt này nỗi đau của một ngƣời đàn ông đa đoan, giàu tình cảm và cũng đầy trách nhiệm. Tình yêu đầu tiên đã mang đến cho anh nhiều đắm say, hạnh phúc và nhiều điều mới mẻ, cũng tôi luyện anh trở thành một ngƣời đàn ông từng trải hơn, từng trải với những thất vọng, đổ vỡ và những niềm đau.

2.1.2.3. Tình yêu những năm tháng đau xót và hi vọng

Những năm 1972, 1973, thơ Lƣu Quang Vũ dƣờng nhƣ nhƣ yếu đuối hơn, thiếu tự tin hơn và luôn viết cho một ngƣời. Không thể nào mà ngƣời ta không tò mò, rằng ngƣời phụ nữ ấy là ai? Đây chính là thời gian đau buồn và bế tắc nhất đời Lƣu Quang Vũ: Hôn nhân thất bại, gia đình tan vỡ, công việc không ổn định, thơ anh nhƣ đi bên lề cuộc sống và không đƣợc chấp nhận. Anh nhận ra, cuộc đời ngang trái không bao giờ nhƣ anh mơ ƣớc! Có thể nói

đây là thời kì Lƣu Quang Vũ hoang mang và gần nhƣ đổ vỡ về tất cả. Thế nhƣng tình yêu vẫn đến với anh, và anh níu giữ tình yêu ấy đến mê mải, tuyệt vọng. Thơ anh viết nhiều, và thấm đẫm đau xót. Chính sự đau xót và bế tắc của anh khiến Lƣu Quang Vũ trở thành ngƣời một mình một góc, lầm lụi bên cạnh dòng thơ hào sảng của cả thời kì bấy giờ.

Nhƣng đau xót mà không ngừng hi vọng, những hi vọng mới về tình yêu. Bóng hình một nữ họa sĩ trở đi trở lại trong thơ anh thời kì này:

Em gầy nhƣ huệ trắng xanh Ngọn lửa nhỏ giữa hai vực thẳm Em tê dại, em âm thầm kiêu hãnh Em cô đơn nhƣ biển lạ lùng ơi. ….

Tóc em rối và áo em đỏ thắm

Những bức tranh nổi gió ở trên tƣờng

(Lá thu)

Giọng em sáng nhƣ một chùm nắng nhỏ

Và gió thổi quanh em. Tóc rối Những bông hoa đã mất vụt bay về

(Hoa tầm xuân)

Màu áo em đỏ rực Cháy sau vòm cửa đêm

(Thơ tình viết cho một người đàn bà không có tên 2)

Nhiều ngƣời biết hình bóng Em – nhân vật trữ tình trở đi trở lại trong thơ Vũ thời kì này chính là nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền (con gái của nhà văn Kim Lân, chị gái của họa sĩ Thành Chƣơng), một thần đồng hội họa của thập

kỉ 60. Tình yêu này, với Lƣu Quang Vũ nhƣ một sự tìm kiếm mệt nhoài, cuối cùng đã thấy.

Đi tìm nhau suốt đời Sao bây giờ mới gặp

(Lá thu)

“Sao bây giờ mới gặp”, câu thơ nhƣ một sự dự cảm không hay về sự muộn màng. Và quả thực, dự cảm ấy không sai. Càng lúc, ta thấy một Lƣu Quang Vũ đôi khi hoang mang, nghi ngại về chính mình, về chính tình yêu và cuộc sống

anh hằng say đắm:

Môi tôi run những lời nói dại khờ Em ẩn hiện sao còn xa lạ thế Tôi ảo tƣởng quá nhiều ƣ? Có lẽ. Em cần gì gió lốc của đời tôi.

(Lá thu)

Có thể thấy, đó là nỗi hoài nghi của con ngƣời quá nhiều tin tƣởng, quá

nhiều khát khao. Ta cũng thấy Lƣu Quang Vũ “Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi

chuyện” ấy đãđi tìm tình yêu nhƣ một cứu cánh:

Ngƣời con giai đi tìm em mƣời năm Hắn từ mặt trận trở về

Từ quán rƣợu từ phố đông huyên náo Từ những câu thơ tuyệt vọng trở về… Em đi đƣợc với hắn không

(Người con giai đến phòng em chiều thu)

“Em đi đƣợc với hắn không”… Câu thơ ấy, lạ kì làm sao lại gợi hình một cách rõ nét đôi mắt đau đáu đợi chờ. Hi vọng chìm trong tuyệt vọng. Khẩn khoản, van xin, mà cũng đầy thách thức. Buồn rầu, khao khát nhƣng cũng là

biết bao kiêu hãnh. Quả thực đúng là “những câu thơ tuyệt vọng trở về”. “Ngƣời con giai” ấy, vì tình yêu, đã biết bao nhẫn nại.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Quang Vũ (Trang 29)