Lƣu Quang Vũ trƣớc những vấn đề bức thiết của cuộc sống

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Quang Vũ (Trang 59)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2. Lƣu Quang Vũ trƣớc những vấn đề bức thiết của cuộc sống

Hiện thực dữ dội của chiến tranh đã khiến cho chất liệu đƣợc khai thác trong thơ Lƣu Quang Vũ khác hẳn giai đoạn đầu cầm bút. Sức mạnh hiện thực đã thấm nhiều vào hồn thơ vốn dĩ mộng mơ ấy. Bất lực trƣớc những vấn đề của cuộc sống, bức bối và nghẹt thở, thay vì sự ca ngợi ngọt ngào anh đƣa ra những chất vấn bỏng rát:

Sao mọi ngƣời có thể dửng dƣng Nhìn em đi trên đƣờng tối

Mọi ngƣời đều có tội, trƣớc tuổi thơ đã chết của em Em lăn lóc trong bùn lội

Mà tôi chẳng biết làm gì

(Những tuổi thơ)

Trong cái thời kì đặc biệt ấy, còn ai có tâm trí nghĩ về tuổi thơ, về số phận con ngƣời. Ngƣời ta nói về bài ca toàn thắng, về số phận với bƣớc ngoặt hào hùng của đất nƣớc và lịch sử. Nhƣng Lƣu Quang Vũ, cóp nhặt từ số phận của con ngƣời, để thấy trong đó có biết bao vấn đề của đời sống. Này là cái nghèo:

Những áo quần rách rƣới

Những hàng cây đắm mình vào bóng tối Chiều mờ sƣơng leo lét đèn dầu

Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ Lèo tèo mì luộc canh rau

Mấy mƣơi năm vẫn mái tranh này Dòng sông đen nƣớc cạn

Những chị buôn chè Ngủ hè phố cũ Con bò gầy đói cỏ Đi trên đồng mê man…

(Không đề)

Này là thiên tai lũ lụt:

Những cánh đồng nằm trong lũ lụt Những xóm làng tan hoang

Những ngƣời chết đuối

Những đê cao tƣởng không gì phá nổi Bây giờ tan vỡ trong đêm

(Mấy đoạn thơ)

Nghèo đói, lũ lụt, khổ đau là vấn đề của đời sống. Nhƣng cái khốn khổ là ngƣời ta sẽ không biết nghèo đói đến bao giờ? Chiến tranh sẽ bao giờ chấm dứt, để hết những loạn lạc, lầm than? Đó là vấn đề tâm lí của cả một thế hệ mà không phải lúc nào cũng có thể nói ra, dù với ngƣời thân nhất. Nên nó cứ trở đi trở lại băn khoăn trong tâm hồn con ngƣời.

Đến bao giờ ngày vui Nhƣ chim về bên cửa

Đến bao giờ Ngƣời mới đƣợc nghỉ ngơi Trong nắng ấm và tiếng cƣời trẻ nhỏ?

(Việt Nam ơi)

Và có khi, ngƣời ta phải tự dỗ mình “Đừng dò hỏi tƣơng lai, đừng đắn đo e

ngại”, bởi khi đó, con ngƣời ấy đã “Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi chuyện”

Ngƣời đau thƣơng tôi gắng gƣợng mỉm cƣời Gắng tin tƣởng nhƣng lòng tôi có hạn

(Việt Nam ơi)

Một trong những vấn đề cũng trở đi trở lại trong thơ Lƣu Quang Vũ, là chỗ đứng của thơ, của nghệ thuật, của những gì với anh là giá trị. Đôi khi anh lặng ngƣời trƣớc những cảnh ngộ, và xót chua cho những gì đã mất.

Ngƣời hoạ sĩ nay giả điên Mắt buồn ngơ ngác

Mặc áo mƣa đi lang thang

Giấy vụn lông chim dính đầy tóc bạc Tranh đẹp chẳng ai mua

Gác xép gió lùa

Hoạ sĩ già nằm dƣới pho tƣợng cổ

(Không đề)

Sẽ ám ảnh mãi trong ta những cảm xúc nhƣ thế, về “những tranh đẹp chẳng ai

mua”, về những “mắt buồn ngơ ngác”, và thậm chí, cả những gì đƣợc gọi là văn hoá hay kí ức của một thời, cũng đã chìm vào quên lãng.

Những đền đài thuở trƣớc đã tan hoang Những chùa cổ chiều mƣa rêu ƣớt lạnh

Chìm trong đất những chùm hƣơng dĩ vãng…

(Hoa tầm xuân)

Bản thân là một ngƣời sáng tạo nghệ thuật, nên có lẽ nỗi niềm đó, trong Lƣu Quang Vũ đau đáu hơn rất nhiều. Có thể thấy chính vì thế, mà ngƣời ta đã

thấy những vần thơ của Lƣu Quang Vũ thực sự “viển vông, cay đắng, u

Nhƣng nếu chỉ có thế, thì Lƣu Quang Vũ chƣa phải là một tiếng thơ đƣợc yêu mến đến vậy. Qua tất cả những vấ đề bức thiết, những âu lo nghi ngại, vẫn là một Lƣu Quang Vũ tha thiết với mọi điều, khát khao dâng hiến cho mọi điều, bởi lẽ, anh nhận ra sâu thẳm của cuộc đời này, vẫn là một điều kì diệu.

Sự diệu kì của trời đất mông mênh Sự diệu kì của tia nắng mong manh Sự diệu kì của cuộc đời mạnh mẽ Vừa bí ấn vừa rõ ràng đến thế Không cho ai đƣợc sống nửa vời

(Chiều chuyển gió)

Và vì không thể sống nửa vời, nên Lƣu Quang Vũ đã chọn một con đƣờng tích cực, với một ý thức xây dựng rõ ràng.

Tôi chọn bài ca của mùa hạ nắng Tôi chọn bài ca của ngƣời gieo hạt Hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây Khổ đau dẫu nhiều, tôi chọn niềm vui…

(Tôi chẳng muốn kỉ niệm về tôi là một điệu hát buồn)

Cũng bởi vì khi đó, Lƣu Quang Vũ đã nhận ra rằng “Nhƣng đêm hội

này , chỉ một lần tôi đƣợc hát - Chỉ sống một cuộc đời giữa vô cùng năm tháng…” Nhận ra một vấn đề khác - cái hữu hạn của đời ngƣời “Đƣờng xa lắm mà đời ngƣời thật ngắn”, nhƣng không phải để u buồn tuyệt vọng mà bình thản tự dặn mình và dặn ngƣời đồng hành.

Phải hiểu thấy mọi điều để thắng nỗi hoài nghi

Để sống với đời thƣờng và sống cùng giấc mơ phía trƣớc…

Cùng với đó là một niềm tin bất diệt vẫn luôn tồn tại trong lòng anh, niềm tin lớn vào đất nƣớc, và con ngƣời:

Niềm tin lớn giữa cuộc đời vô lí

(Lá thu)

Cùng với niềm tin đó, ý thức mãnh liệt hơn trong anh chính là ý thức xây dựng, nghĩa là những hành động thiết thực nhằm làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn:

Nịnh đời dễ, chửi đời cũng dễ. Chỉ dựng xây đời là khó khăn thôi… Ta cúi xuống xòe tay hứng nƣớc Vốc lên làn mi rửa sạch bụi đƣờng Nghĩ việc dựng xây Hà Nội đep hơn

(Máy nước đầu ngõ)

Lƣu Quang Vũ khi đối diện với từng bƣớc lịch sử, anh luôn tự vấn mình. Đó là một quá trình ngoại nội sinh tổng hợp đã biến đổi Lƣu Quang Vũ, khiến thơ anh không ngừng trƣởng thành, chín chắn, sâu sắc và nhiều cung bậc hơn.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Quang Vũ (Trang 59)