Lƣu Quang Vũ trong những cảm nhận về chiến tranh

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Quang Vũ (Trang 63)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.3. Lƣu Quang Vũ trong những cảm nhận về chiến tranh

Lƣu Quang Vũ đƣợc coi là một nhà thơ thuộc loại “bẩm sinh”, với dáng vẻ tự nhiên, không phải dụng công mà có đƣợc. Anh dễ dàng bày mọi vui buồn của mình trên trang giấy: những lúc vui với bạn bè - thể hiện bằng thơ; lúc buồn bã cô đơn - tự an ủi bằng thơ; khi cuộc đời nhiều đa đoan phiền phức - ghi nhật ký bằng thơ. Cũng chính vì thế, nhiều bài chƣa đƣợc công bố rộng rãi, nó chỉ sống sót trong trí nhớ những ngƣời trong gia đình, bạn bè, độc giả thân thiết, hoặc nằm lặng im trong cuốn sổ tay của tác giả. Những cảm xúc của Lƣu Quang Vũ về chiến tranh chính là một mảng thơ “nằm im” nhƣ vậy.

Cuộc sống thời chiến nhiều khó khăn: “Hà Nội nhƣ một ngƣời ngấm bệnhCác tƣờng nhà lâu ngày không quét lại, phô ra hết vẻ mốc meo. Những hầm cầu thang trú ẩn tăm tối. Túp lều che tạm trên gác thƣợng, tơi tả trong

gió”, trong thơ Lƣu Quang Vũ đất nƣớc đói nghèo của một thời kì lịch sử hằn

sâu:

Những năm khó khăn

Hè phố đầy hầm, tƣờng đầy khẩu hiệu Quần áo và mặt ngƣời màu cỏ héo Thiếu ăn thiếu mặc thiếu nhà

(Viết lại một bài thơ Hà Nội)

Với sự nhạy cảm riêng, cộng với những đổ vỡ trong cuộc sống gia đình, Vũ đã bắt lấy những điều đó rất nhanh, anh kết luận:

Thành phố thời anh 17 tuổi Viển vông cay đắng u buồn

(Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa)

Đó là cái tâm trạng đi ngƣợc lại với tâm trạng chung, cái lạc quan chung cần có bấy giờ nên những dòng thơ của Vũ bị coi là ngoài lề, vƣợt ra khỏi những quy định bình thƣờng, và Lƣu Quang Vũ đã phải trả giá khi báo chí không in thơ anh nữa. Vũ càng trở nên lạc lõng, cô độc giữa dòng ngƣời sôi nổi chiến đấu, thơ anh lạc dòng lạc điệu giữa những vần thơ chống Mỹ hào sảng:

Mƣời bảy tuổi chúng ta thƣờng tới đó Nói rất nhiều về những cửa biển xa Cái tuổi trẻ ồn ào mà cay cực của ta

Trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời mênh mông khu rừng tối

Vũ nói rất nhiều về cái tuổi 17 của mình, cái tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” lẽ

ra phải vô tƣ hồn nhiên sôi nổi thì lại luôn rất đăm chiêu. Nhƣng “Cái buồn

của anh là cái buồn trung hậu”, ngay từ những bài thơ đầu tiên của Lƣu Quang Vũ , Hoài Thanh đã nhận xét nhƣ thế. Không cố ý làm lây truyền cái nôn nao buồn bã của mình, nên tiếng thơ của Vũ càng tội nghiệp, lẻ loi. Có lẽ

cũng vì thế, anh già đi rất nhanh “Tuổi hai mƣơi khốn khổ của tôi ơi.Tuổi tai

ƣơng dằng dặc trận mƣa dài”

Thơ Lƣu Quang Vũ nói rất nhiều về mƣa. Không hiểu thành phố hồi đó hay mƣa hay là mƣa trong lòng anh, trong trí tƣởng tƣợng của anh (xin xem thêm về hình ảnh Mƣa trong thơ Lƣu Quang Vũ ở Chƣơng 3 của Luận văn này).

Sở dĩ thời kỳ này Vũ nói nhiều đến mƣa vì cảm giác ngập tràn trong anh là sự ngán ngẩm, thất vọng, bế tắc, không tin vào điều gì, không biết hƣớng về đâu:

Có những lúc tâm hồn tôi rách nát Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu!...

(Có những lúc)

Ngƣời ra đi không biết đi làm gì Ngƣời ở lại không biết ở lại làm gì

(Tiễn bạn)

Tuy vậy, chàng trai trẻ ấy vẫn luôn theo sát từng diễn biến của chiến tranh, bắt đầu từ những buổi đầu tiên không thể nào quên, cái mốc đã làm thay đổi cuộc đời và bao số phận:

Cái năm 54 Ai mà quên đƣợc

Đất nƣớc bắt đầu chia cách Bắt đầu cơn thảm kịch

Chiến tranh, với Lƣu Quang Vũ cũng nhƣ một vở kịch, một màn diễn trên sân khấu, nhƣng lại là một tấn bi kịch. Ở những dòng thơ này, ta thấy xuất hiện bóng dáng nhà viết kịch thiên tài trẻ tuổi của sân khấu kịch Việt Nam thời bấy giờ, mảng nghệ thuật đã đƣa anh lên tột đỉnh vinh quang, đã nuôi sống anh qua những tháng ngày khốn đốn nhất, đã làm cái tên Lƣu Quang Vũ trở nên bất tử:

Khắp nơi vào màn cuối cùng Tấn kịch chiến tranh khủng khiếp

(Hải Phòng mùa đông)

Khi cuộc chiến qua đi, những nỗi đau vẫn chƣa hề dứt, nỗi đau của từng số phận riêng trong cái hậu quả chung của đất nƣớc:

Biết nói gì nữa em, cô gái hoang Của hải cảng tối

Của tấm chăn nghèo thời chiến tranh phá hoại Của nỗi buồn nội chiến

(Chiều cuối)

Còn ghê rợn tiếng gƣơm đao thù hận Còn nỗi buồn trống rỗng

Sau một đời chiến tranh

(Liên tưởng tháng Hai)

Lƣu Quang Vũ sau Hương cây, nhất là Lƣu Quang Vũ của những năm

70 hào hùng và cay đắng đã có những câu thơ, những bài thơ xé lòng nhƣ thế - những vần thơ chỉ đƣợc lƣu trong trí nhớ và trong sổ tay. Báo chí những năm chiến tranh không thể giành chỗ cho những dòng thơ mang tâm sự cá nhân. Điều ấy xét trong thời điểm bấy giờ, có lẽ cũng có thể chấp nhận, bởi giọng thơ chủ yếu của những năm chiến tranh phải là giọng thơ hùng tráng. Cái ngƣời ta cần là một niềm tin, một khí thế để có thể tiếp tục cống hiến không

ngại ngần. Nhƣng cùng với độ lùi của thời gian, sẽ có “một chỗ đứng dƣới ánh mặt trời” cho những bài thơ xé lòng ấy, và tất nhiên, cũng cần một hệ qui chiếu mới khi ngƣời ta bắt đầu trở lại đánh giá và khẳng định những giá trị thực sự.

Cùng với năm tháng, những biến thiên của đất nƣớc, Vũ đã có nhiều đổi thay trong quan niệm, bổ sung thêm nhiều cấp độ trong nhận thức. Những đổi thay ấy đều bắt nguồn từ chính trong con ngƣời anh:

Ngƣời mài mực cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô, ngƣời cùng Quang Trung đi đánh giặc

Quang Trung trên bành voi, ngƣời cầm dáo xông lên phía trƣớc

Quang Trung lên làm vua, ngƣời về nhà cày ruộng Bị lão trƣơng tuần quát nạt cũng run.

(Người cùng tôi)

Lƣu Quang Vũ đã có thời gian bình tâm suy nghĩ lại về chiến tranh khi làm thơ cho Năm thế giới hòa bình. Giọng thơ đã bớt đi cái cay đắng rách xé vì anh đã thấy, đã tin hơn vào cái thiện, và vào con ngƣời của thế giới này. 34

bài thơ trong tập Di cảo mới đƣợc xuất bản gần đây lại là một thời kì thơ anh

ngập tràn màu sắc (trung bình 5,5 lần các từ chỉ màu sắc xuất hiện / 01 bài). Những bài thơ trƣớc đây đƣợc coi là “khoảng lặng” của thơ thời chiến thực ra lại rất nổi trội tình yêu quê hƣơng đất nƣớc và khát vọng đƣợc cống hiến (màu xanh chiếm ƣu thế với 24,5%), bên cạnh đó là những chiêm nghiệm về cuộc đời, về thời gian trắng, về những lẽ phải trái ở đời (màu trắng chiếm 23%, màu đen với 21%), thể hiện đƣợc cái tầm của một ngƣời từng trải. Đây chính là mảng thơ đặc biệt nhất của Lƣu Quang Vũ, bởi sự “soán ngôi” của sắc đen trƣớc sắc đỏ của tình yêu và sắc vàng của mất mát, u buồn. Mảng thơ bấy lâu bị phê phán nhất lại chính là nơi anh đã bỏ qua những hạnh phúc riêng tƣ của

mình, chỉ để lo và nghĩ về cuộc đời, về đất nƣớc, quê hƣơng với bao suy tƣ,

trăn trở và khát khao cống hiến 11

.

Tiểu kết

Có thể thấy, trong mảng nội dung phản ánh hiện thực này là một Lƣu Quang Vũ gần với kịch hơn – là một con ngƣời với phần công dân lớn mạnh khi anh chạm đến mọi vấn đề của đời sống, của con ngƣời, và là một ngƣời có trách nhiệm, một ngƣời yêu nƣớc đến tận cùng. Chiến tranh, đói nghèo, cái chết, sự dối lừa, niềm tin…tất cả đƣợc đặt ra trong thơ anh, với một ngòi bút gần nhƣ kí sự, mang đậm tính ghi chép…Có thể thấy nếu trong cái tôi trữ tình là một Lƣu Quang Vũ đầy riêng tƣ, thì ở những đề tài, những mảng nội dung phản ánh hiện thực đời sống, lại là một Lƣu Quang Vũ đại chúng hơn, anh dũng cảm, mạnh mẽ đặt ra những vấn đề bức thiết của đời sống. Và sâu thẳm, là một Lƣu Quang Vũ - ngƣời con của đất nƣớc, của dân tộc, tha thiết yêu và khát vọng dâng hiến, xây dựng cho đất nƣớc này tốt đẹp, tƣơi sáng hơn.

11

Xin xem chi tiết bảng thống kê màu sắc ở Phụ lục, phần e) Những bài thơ “nằm im” (Từ năm 1973 – 1988)

Chƣơng 3. PHONG CÁCH THƠ LƢU QUANG VŨ QUA NHỮNG PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN

Xƣa nay, lí luận văn học vẫn xem xét tác phẩm cũng nhƣ tác giả trên hai phƣơng diện, nội dung và hình thức. Ở chƣơng hai, chúng tôi đã khám phá phƣơng diện phong cách Lƣu Quang Vũ trên bình diện cái tôi trữ tình và nội dung phản ánh hiện thực. Trong chƣơng ba, chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá phong cách Lƣu Quang Vũ qua những hình thức nghệ thuật mà nhà thơ thƣờng sử dụng.

Nhƣ chúng ta đã biết, hình thức nghệ thuật không tồn tại tự nó mà luôn luôn nằm trong sự thống nhất chặt chẽ, biện chứng với nội dung, và nó chỉ có ý nghĩa khi là một hình thức mang tính nội dung. Đối với một tác giả, khi hình thức mà họ thƣờng sử dụng giúp cho ngƣời đọc nhận diện phong cách, thì nó phải đảm bảo những yêu cầu nhất định: tồn tại trong những liên hệ rộng lớn và có xu hƣớng hình thành truyền thống, hệ thống.

Đối với thơ Lƣu Quang Vũ, chúng tôi cũng đi theo con đƣờng đó, tức là khám phá những phƣơng thức biểu hiện nổi trội, trở thành một xu hƣớng mà nhà thơ thƣờng hay sử dụng. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến giọng điệu, cách cảm thụ đời sống, thể thơ, những hình ảnh lặp đi lặp lại trở thành một môtip.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lưu Quang Vũ (Trang 63)