B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.1 Lƣu Quang Vũ trƣớc đất nƣớc và lịch sử
Có thể nói, trong thơ ca kháng chiến chống Mĩ, và cả thời kì hậu chiến sau này, hiếm có một nhà thơ nào đứng tách ra khỏi nguồn cảm hứng anh hùng
ca, ngợi ca đất nƣớc, cuộc chiến đấu với những con ngƣời dũng cảm… Hình tƣợng đất nƣớc đƣợc xây dựng từ trong kháng chiến chống Pháp càng đƣợc bồi đắp thêm khi bƣớc sang cuộc kháng chiến chống Mĩ với một lớp các nhà thơ trẻ, đầy nhiệt huyết và tài năng. Trong đó, có Lƣu Quang Vũ:
Bờ xa lúc nào cũng có tiếng ngƣời ơi Tiếng đất nƣớc cất lên cùng sóng vỗ
Cảm hứng dân tộc hình thành sớm và phát triển dần thành cảm hứng mạnh trong thơ Lƣu Quang Vũ. Đất nƣớc mang hình chiếc đàn bầu, với những chị Hai, những mắt một mí, những cơi trầu, những câu hát giao duyên... bao nhiêu lần trở đi trở lại trong tình trong ý của anh, tạo nên nét duyên riêng đắm đuối trong thơ anh:
Đất nƣớc đàn bầu Đất nƣớc ban mai…
(Đất nước đàn bầu)
Thơ văn Việt Nam nói về “Nƣớc non muôn quí ngàn yêu” vô cùng
phong phú. Lƣu Quang Vũ cũng góp một tiếng nói của anh, trong lành, giản dị, lại vô cùng sâu lắng.
Tháng bảy mƣa nhiều
Tháng tám sen tàn bƣởi chín Chim ngói bay về bịn rịn Tháng chín lúa trổ đòng đòng Trời thu hƣơng cốm mát trong
(Gửi tới các anh)
Mỗi câu thơ lại dồi dào một màu sắc và đậm đà hƣơng vị riêng. Lƣu Quang Vũ đã cảm và hòa vào từng nhịp đi của năm tháng, từng hơi thở của cảnh vật, đủ để thấy tâm hồn nghệ sĩ đã tận hƣởng đến mức nào những âm
thanh cuộc sống. Lịch sử đất nƣớc trong con mắt thơ của Lƣu Quang Vũ bao trùm là gió và tình yêu:
Ƣớc chi đƣợc hóa thành ngọn gió Để đƣợc ôm trọn vẹn nƣớc non này Để sƣởi ấm những đỉnh đèo buốt giá Để mát rƣợi những mái nhà nắng lửa Để luôn luôn đƣợc trở lại với đời…
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
Điều ƣớc này đã khiến cho trong thơ anh tràn đầy gió, gió nâng đỡ cõi lòng anh những khi tan vỡ nhất, giao hòa cùng những niềm vui và hạnh phúc
của đời anh, gió thổi hồn thơ anh và chắp cánh cho tài năng sáng tạo (xin xem
kỹ hơn về hình ảnh Gió trong thơ Lƣu Quang Vũ ở chƣơng 3 của Luận văn này).
Đất nƣớc trong thơ Lƣu Quang Vũ còn gắn liền với hồn dân tộc trong ý thức về văn hoá cội nguồn. Bởi thế trong thơ anh cũng không thể thiếu bóng dáng câu Kiều – áng thiên cổ kỳ văn bất hủ của lịch sử thơ ca Việt Nam:
Từng bờ tre, từng câu Kiều đằm thắm Đã ru ta qua những tháng những ngày Hôm nay lại cũng ta chiến đấu
Đất Mẹ hiền nâng cánh ta bay
(Đất Mẹ hiền nâng cánh ta bay)
Hình ảnh nàng Kiều hiện lên trong thơ Vũ tƣợng trƣng cho nhân dân – những lớp ngƣời cùng khổ - dƣới cái nhìn và quan điểm của anh, khi thì e lệ rụt rè:
Những nàng Kiều hồi hộp bấm dây tơ
(Đất nước đàn bầu)
Cô Kiều đàn nguyệt tặng chàng Kim
Khi cần thì mạnh mẽ và dứt khoát để có thể làm nên những điều kì diệu:
Rẽ sông sâu đứng dậy những cô Kiều
(Giấc mộng đêm)
Đó là sự thể hiện của cái Tôi biết tiếp thu tinh hoa truyền thống để sáng tạo ra những giá trị phù hợp hơn trong thời đại mới. Thái độ ấy vừa có tình có nghĩa, biết cảm thông rất sâu với những ngày xƣa, lại vừa thể hiện một tƣ duy rất “khoa học”, của một công dân “rất mới”. Khát vọng hơn, nhà thơ trẻ còn mơ đƣợc nói chuyện, đàm đạo với nhà thơ vĩ đại – tác giả của áng văn thơ bất hủ ấy:
Có phải Nguyễn Du Mắt buồn thăm thẳm
Nhìn tôi nói những lời nghiêm khắc: “Anh chớ ngại con đƣờng gian khổ nhất Đau nỗi đau của mỗi trái tim ngƣời Để thơ anh mang lửa đến cho đời
Trên chữ „tài”, chữ “tâm” kia phải “lớn”
(Giấc mộng đêm)
Gửi những ƣớc ao trong sự nghiệp sáng tác vào lời khuyên của cụ Nguyễn, Lƣu Quang Vũ đã thể hiện một cá tính, tâm hồn và nhân cách đáng quí. Thuộc tạng ngƣời chỉ tin ở mắt mình, chỉ tin ở lòng mình, mắt Lƣu Quang Vũ thấy và tim anh đau nhói nên anh phải viết thành thơ, và anh trung thành với những tình cảm nguyên sơ ấy. Trong tình yêu đất nƣớc, là một tình yêu Tiếng việt nguyên lành, tình yêu ấy vẫn luôn xót xa, cay đắng trong lòng anh:
Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình
Thực ra ban đầu Lƣu Quang Vũ đã viết: “Tiếng Việt xót xa tình”, nhƣng một tờ báo đã yêu cầu anh đồng ý cho sửa lại để đƣợc in. Hình nhƣ sự xót xa luôn thƣờng trực trong tâm hồn nhạy cảm của anh, bên cạnh tình yêu và lòng biết ơn:
Cháu nghe mãi vẫn lạ lùng tiếng Việt Chữ “thƣơng” liền với chữ “yêu” Chữ “thƣơng” đi cùng chữ “nhớ”
(Đất nước đàn bầu)
Một khảo sát nhỏ của chúng tôi về màu sắc trong thơ Lƣu Quang Vũ, cũng đã cho thấy một điều rất thú vị của Lƣu Quang Vũ trong cách ứng dụng tiếng Việt. Chính những sắc màu Lƣu Quang Vũ sử dụng trong thơ cũng góp phần phản ánh kín đáo mà sâu sắc tâm hồn, tƣ tƣởng, tinh thần và tấm lòng của anh. Theo thống kê của chúng tôi, trong 155 bài thơ đƣợc khảo sát, có tất cả 710 lần xuất hiện các từ chỉ màu sắc (trung bình 4,6 lần xuất hiện từ chỉ màu
sắc / 01 bài). Trong đó, số lần xuất hiện của các từ Hán Việt (nhƣ hoàng, hồng,
lục, lam, bạc) ít hơn hẳn so với số lần xuất hiện của các từ thuần Việt (nhƣ
vàng, đỏ, thắm, xanh, son, nâu, đen, biếc, tím, xám) 8. Nhƣ vậy có thể thấy tâm hồn yêu tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở nhà thơ trẻ này (Xin xem chi tiết Bảng Thống kê các từ chỉ màu sắc trong thơ Lƣu Quang Vũ ở phần Phụ lục).
Và trong 710 lần xuất hiện đó, màu xanh chiếm tỉ lệ nhiều nhất (167 lần
tƣơng đƣơng 23,5% 9), sau đó đến màu đỏ (159 lần tƣơng đƣơng 22,4% 10
). Nhƣ thế, màu xanh của ruộng đồng dân dã, của các khu rừng, đồng cỏ, màu xanh của hi vọng, sức mạnh, tuổi thọ và sự bất tử [1, 534 – 538]; màu hồng đỏ của tình yêu, của sự nhiệt tình hăng say, của vẻ đẹp, sức mạnh, sự giàu có, tuổi trẻ và tự do [1, 303] vẫn lƣu ấn tƣợng mạnh mẽ nhất vào thị giác và vào sự
8
Trong quá trình thống kê, chúng tôi đã loại bỏ những từ chỉ màu sắc mà đƣợc dùng với ý nghĩa khác, ví dụ nhƣ Sông Hồng, Tam Bạc (chỉ địa danh), từ thanh trong Một lời thanh (chỉ Lời nói êm ái dịu dàng), Nét bút thanh (chỉ nét bút mảnh), Tuổi thanh xuân (chỉ tuổi trẻ), Thanh khiết (chỉ sự trắng trong), Bụi điền thanh (chỉ loài hoa cánh nhẹ mỏng)…
9
Chúng tôi xếp những màu biếc, lục, lam vào cùng loại với màu xanh
10
cảm nhận cuộc sống của Lƣu Quang Vũ. Trong thơ anh dù có nỗi buồn, có niềm xót xa, có tiếng kêu thƣơng thầm kín, thì tập trung lại vẫn nổi bật lên tình yêu đời, yêu ngƣời và khát khao cống hiến.
Nhƣ vậy, có thể thấy, cảm hứng đất nƣớc lịch sử đã đi vào thơ Lƣu Quang Vũ và đƣợc thể hiện ở rất nhiều góc độ. Cùng trong cảm hứng chung của những tiếng thơ cùng thế hệ, nhƣng quả thật, Lƣu Quang Vũ đã tìm đƣợc những nét rất riêng, rất mới mẻ khi tìm đến những gì Việt Nam nhất, quê hƣơng nhất, dân tộc nhất.
Cảm hứng dân tộc, trong tiến trình lịch sử, trong đời sống lao động vất vả, trong cuộc trận mạc vinh quang, trong vẻ đẹp tự nhiên của đất nƣớc và vẻ diệu kỳ của những ngôn từ đã làm nên một nguồn cảm hứng bền chắc cho thơ ca. Quãng đƣờng thơ về đất nƣớc, lịch sử dân tộc của Lƣu Quang Vũ nhƣ đi dọc lại con đƣờng lịch sử của dân tộc, là một hành trình luôn biến động, đổi thay. Những thay đổi đó đầu tiên đến từ chính lịch sử đất nƣớc, sau mới đến tự chính trong bản thân nhà thơ, khiến cho Lƣu Quang Vũ có một số phận thơ khác hẳn các nhà thơ cùng thời. Có thể thấy thơ anh từng lúc đã đi qua các giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên, khi bƣớc vào cuộc chiến, là thời kì thơ Lƣu Quang Vũ biết bao trong trắng, hồn nhiên, đầy khát khao dâng hiến cho Tổ quốc:
Đất nƣớc mình tƣơi hoa đẹp nắng Ta cùng gìn giữ phải không anh… Ta đi giữ nƣớc yêu thƣơng lắm Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình
(Gửi tới các anh)
Trong sự tha thiết ấy là tình cảm rất chân thật của ngƣời con đối với quê hƣơng. Có những khi quê hƣơng ấy là một Hà Nội đầy cụ thể, yêu thƣơng và mát lành.
Qua một ngày vất vả Hà Nội vẫn dành ta Trọn chiều hƣơng êm ả Từng ngọn cỏ hơi mƣa Có đời ta ở đó
Sẽ hoá thành đạn lửa Cho trận đánh hôm sau Ôi thẳm hồn thẳm sâu Là những ngày đánh giặc Ánh sáng tràn lên mắt Ngƣời đi tay nắm tay…
(Chiều)
Dƣờng nhƣ chiến tranh chƣa chạm đến đƣợc nơi cõi lòng yên tĩnh nhất. Cái nhìn trong trẻo và tƣơi non, Lƣu Quang Vũ mới chỉ nhìn thấy chiến tranh là “gian truân”, “vất vả”, còn con ngƣời vẫn có “những chiều hƣơng êm ả”,
vẫn “tay nắm tay”. Chiến tranh chƣa làm mất đi men say, và tình yêu với cuộc sống này, nhƣ thể:
Tất cả sẽ giản đơn, chân thành, dễ hiểu Trên đất đai từng đau khổ của ta
(Mưa)
Bƣớc vào với dòng cảm hứng anh hùng ca ấy với bao tin tƣởng và dâng hiến nhƣ thế, vậy mà chính anh lại tự mình bƣớc ra khi nhận thấy thực tế nghiệt ngã, những mặt khuất tối, cuộc sống không thể và không bao giờ nhƣ mình mong đợi:
Cuộc chém giết lặng dần. Các dũng sĩ thân tàn ma dại.
Đập nát những cây đàn quí. Ngồi nƣớng thịt cóc ăn. Con mèo đi hai chân. Kêu lên tiếng trẻ khóc…
(Chiều cuối)
Rồi đến những tháng ngày ngơ ngác, thất vọng, và đổ vỡ khi đứng trƣớc cảnh đổ nát lầm than của đất nƣớc thời kì chiến tranh và hậu chiến, một thế giới “xanh xao” với “những sự thực gày gò”.
Khi mặt đất mênh mông đầy biến loạn Khi bƣớc chân lầm lạc
Khi con ngƣời giết nhau
Những lá thƣ không biết gửi về đâu Những hải cảng không có tàu cập bến..
(Lá thu)
Thực tại hoang tàn là thế, và Lƣu Quang Vũ đã nhìn đất nƣớc ấy, quê
hƣơng ấy nhƣ thể một “thời đau khổ xung quanh đều đổ nát”, buồn thƣơng, tê
tái.
Có tiếng khóc của con chim gâỹ cánh Tiếng đau rên của ngôi nhà sập…
(Tôi chẳng muốn kỉ niệm về tôi là một điệu hát buồn)
Đất nƣớc - hay đúng hơn là những quần thể ngƣời sống trên đó - Nhân dân – đã là một hình tƣợng ám ảnh trong thơ Lƣu Quang Vũ cũng nhƣ thơ của nhiều tác giả thời bấy giờ, đó là chuyện bình thƣờng, điều dễ hiểu do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử. Nhƣng sẽ là không bình thƣờng nữa khi có một nhà thơ lại nói không giống bất kỳ ai, mà lại là thành thực nhất, thiết tha nhất về Tổ quốc, về nhân dân mình. Đó là trƣờng hợp của bài thơ Việt Nam ơi.
vọng, giữa những Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Xuân 67, Xuân 69 (Tố Hữu),
Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này
chăng (Chế Lan Viên), hay Tình yêu và báo động của nhà thơ từng đƣợc in
chung tập sách đầu tay với anh – Bằng Việt, ở đó đất nƣớc đƣợc ngợi ca nhƣ một sinh thể lớn, một ngƣời mẹ vĩ đại đã sản sinh ra biết bao ngƣời con anh hùng, thì Việt Nam ơi của Lƣu Quang Vũ lại là một sự giãi bày, cởi mở về cuộc sống đơn giản, thiếu thốn, đói rách và khốn khổ thời chiến tranh:
Tổ quốc là nơi tỏa bóng yên vui Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất
Nhƣng nghĩ đến Ngƣời lòng tôi rách nát… Ngƣời có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một Ngƣời Tất cả sẽ ra sao
Mảnh đất nghèo máu ứa Ngƣời sẽ đi đến đâu Hả Việt Nam khốn khổ?
(Việt Nam ơi)
Nhƣng cái động vào tâm thức ngƣời đọc nhất vẫn là những câu hỏi khép lại mỗi khổ thơ:
Ngƣời ta định làm gì Ngƣời nữa Việt Nam ơi?...
Ngƣời ta còn muốn gì Ngƣời nữa Việt Nam ơi?
Những câu hỏi đánh thức nỗi đau chứ không phải khơi lên sự hùng tráng, quả cảm thƣờng thấy. Lƣu Quang Vũ can đảm và có trách nhiệm trong việc nói ra thực tế này, bằng tình yêu quê hƣơng của một ngƣời công dân bình thƣờng, nhƣng là ngƣời công dân giàu tinh thần nhân bản. Và vì thế, anh xứng
đáng đƣợc coi là “ngƣời hát rong của nhân dân trên đất nƣớc đàn bầu – Đỗ Quang Nghĩa”.