MẸ; CHIM SÁO

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI SOẠN DẠY HỌC MÔN HÁT NHẠC LỚP 4 CẢ NĂM THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI VÀ THEO CHUẨN KTKN MÔN HỌC. (Trang 80)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀHỌC:

MẸ; CHIM SÁO

NGHE NHẠC.

I/ MỤC TIÊU:

HS hát đúng giai điệu, thuộc lời 3 bài hát, tập hát hòa giọng và diễn cảm.

Giáo dục các em có thái độ chăm chú, tập trung khi nghe nhạc. II/ CHUẨN BỊ:

Đàn, nhạc cụ thanh phách, song loan.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀHỌC:

a/ Ôn tập bài hát Chúc mừng. GV đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát.

GV đệm đàn cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách. Cho HS hát có lĩnh xướng và hòa giọng (đồng ca).

- 1 HS hát (lĩnh xướng): Cùng đàn cùng hát...vui bên người thân.

- Cả lớp đồng ca: Nhớ mãi phút giây...thiết tha lâu bền.

HS đứng hát và nhún chân theo nhịp mạnh nhịp nhàng, uyển chuyển.

b/ Ôn tập bài Bàn tay mẹ. GV đánh đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát.

GV đệm đàn cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách.

Cho HS trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, v.v kết hợp động tác phụ họa như đã hướng dẫn trước đây.

c/ Ôn tập bài hát Chim sáo.

GV đệm đàn cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách. Cho từng tổ trình bày bài hát kết hợp vỗ tay theo phách. HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc.

Một vài nhóm trình bày trước lớp bài hát Chim sáo kết hợp vận động theo nhạc.

2/ Hoạt động 2: Nghe nhạc.

GV hát cho HS nghe 1- 2 câu trong bài hát Lí cây bông rồi hỏi: - Các em có biết đó là bài hát nào?

- Trong lớp mình em nào thuộc hát cho cả lớp nghe được không? GV giới thiệu: Bài Lí cây bông là bài hát dân ca Nam Bộ có giai điệu thật giản dị mà dễ thương. Bài hát được hình thành từ câu lục bát:

Bông xanh bông trắng bông vàng Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông.

Bài hát này phù hợp với hình thức đơn ca, song ca và tốp ca...Bài hát thể hiện niềm lạc quan , tin yêu trong cuộc sống.

GV hát toàn bài hát Lí cây bông cho HS nghe. Em nào biết có thể hát hòa theo.

Các em xem trước bài Chú voi con ở Bản Đôn để tiết sau học. ________________________________

GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 4.

TIẾT THỨ: 51. TUẦN: 26.

BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN.

Nhạc và lời: Phạm Tuyên. S:025, T:100.

I/ MỤC TIÊU:

HS hát đúng nhạc và lời bài Chú voi con ở Bản Đôn (lời 1, 2). Hát đúng chỗ luyến 2 nốt nhạc với trường độ móc đơn chấm dôi và móc kép .

Tập trình bày bài hát theo hình thức hòa giọng và lĩnh xướng . II/ CHUẨN BỊ: Tập đàn và hát chuẩn xác bài Chú voi con ở Bản Đôn.

Tranh ảnh về cảnh núi rừng ở Tây Nguyên và những chú voi ( nếu có), nhạc cụ gõ.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC;

1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chú voi con ở Bản Đôn.

GV giới thiệu bài và xuất xứ của bái hát : Hôm nay chúng ta sẽ học bài hát nói về chú voi con rất dễ thương, chú sống ở Bản Đôn, một địa danh ở tỉnh Đăk- Lăk. Bài hát này do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác trong 1 chuyến đi thực tế ở Đắc Lắc (Tây Nguyên) năm 1983. Khi đến Buôn Đôn thì những con voi đều đi làm việc, chỉ con những chú voi bé nhỏ chưa đến tuổi lao động ở nhà. Ông viết bài hát này dựa trên nét dân ca Ê- đê. Bài hát cừa ra đời đã được dân làng, nhất là những em nhỏ ở Tây Nguyên nồng nhiệt đón nhận. Sau nhiều năm bài hát càng được phổ biến rộng rãi. Người dân Buôn Đôn rất tự hào có bài hát này.

GV đệm đàn và hát mẫu cho các em nghe.

GV đọc lại lời ca và giải thích 1 số từ khó. HS đọc lời ca theo tiết tấu.

Dạy cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích.

Cần hát đúng những tiếng luyến trong bài như: Chú, với, ơi, đôi, khắp, buôn, chú, theo, ơi, thân, buôn, voi.

Sau khi bày xong lời 1 cho HS hát lại 1 lần, dựa lời 1 hát tiếp lời 2. Cho HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách một vài lần.

2/ Hoạt động 2: Củng cố bài hát.

GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo cách lĩnh xướng và hòa giọng như sau:( cả lớp).

- Một HS hát: “ Chú voi con...ham chơi”.

- Cả lớp hòa giọng: “ Voi con ơi...làng của ta”.

- Một HS hát: “ Chú voi con...nhịp chiêng vui”.

- Cả lớp hòa giọng: “ Voi con ơi...Voi ơi, voi ơi”.

Cho mỗi tổ tự trình bày cách hát trên một lần GV nhận xét đánh giá. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? Chú voi con ở Bản Đôn.

- Nhạc và lời của ai? Phạm Tuyên.

- Bản Đôn là địa danh thuộc tỉnh nào? Đăk-Lăk.

Về nhà hát cho thuộc bài hát và tìm động tác phù hợp để phụ họa cho nội dung bài hát.

Xem trước tiết học sau, xướng âm trước bài TĐN số 7. ______________________________________________ GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 4 . TIẾT THỨ: 52. TUẦN: 26.

BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN

ĐÔN.

NỘI DUNG:

HS hát đúng và thuộc 2 lời của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. Tiếp tục tập trình bày cách hát lĩnh xướng, hòa giọng. Tập trình bày bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

GV đàn lại giai điệu bài hát đã học cho các em nghe. HS hát nhẩm theo.

- Gọi 1 vài HS kiểm tra lời 1 của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.

- Cho các em ôn lại 2 lời của bài hát và trình bày cả bài theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng.

+ GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc, sau đó từng tổ trình bày kết hợp gõ đệm.

Trong bài Chú voi con ở Bản Đôn, sử dụng cách gõ đệm bằng 2 âm

sắc như sau: Tay phải gõ nốt thứ nhất và thứ 2, tay trái gõ nốt thứ 3. Liên tục lặp lại như thế cho đến hết bài. Trong cách gõ này, 2 tay sẽ tạo nên 2 âm sắc khác nhau.(VD: tay phải gõ trống nhỏ, tay trái gõ song loan hoặc tay phải cầm bút chì gõ, tay trái vỗ nhẹ xuống bàn) theo tiết tấu lời ca cho bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.

GV chọn 1 vài HS khá thể hiện bài hát và động tác phụ họa đã chuẩn bị.

Cho cả lớp cùng trình bày bài hát vừa hát vừa thể hiện động tác phụ họa.

Củng cố và kiểm tra những kiến thức đã học.

GV chỉ định 1-2 HS trình bày 1 trong 2 lời bài Chú voi con ở Bản

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 4 .

TIẾT THỨ: 53. TUẦN: 27.

BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI SOẠN DẠY HỌC MÔN HÁT NHẠC LỚP 4 CẢ NĂM THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI VÀ THEO CHUẨN KTKN MÔN HỌC. (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w