TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI SOẠN DẠY HỌC MÔN HÁT NHẠC LỚP 4 CẢ NĂM THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI VÀ THEO CHUẨN KTKN MÔN HỌC. (Trang 61)

III/ Các hoạt động dạy học:

2/ Hoạt động1: GVđệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.

TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5.

Nội dung: HS hát đúng giai điệu, lời ca , Biết đây là bài hát nước ngoài. Biết một số hình thức hát biễu diễn.

- HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách. GV làm mẫu cho HS thấy.

- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3. GV làm mẫu cho HS thấy.

- GV chỉ huy cho HS hát chú ý nhấn mạnh ở phách thứ nhất.

- GV cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3 qua cách hướng dẫn như sau.

- Phách mạnh ( ô nhịp thứ nhất) nhún chân về bên trái. - Phách mạnh ( ô nhịp thứ hai) nhún chân về bên phải. - Phách mạnh ( ô nhịp thứ ba) nhún chân về bên trái.

Vừa hát toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài.

Một số hình thức trình bày bài hát.

Bài hát hôm nay các em được trình bày theo nhiều cách khác nhau như: Đơn ca, song ca,…

GV cho HS lên trình bày bài hát dưới hình thức đơn ca , song ca hoặc tốp ca v.v…. Trong khi HS trình bày bài hát GV có thể đệm đàn theo để HS hòa giọng.

- Nhìn vào bài đọc nhạc em cho biết cao độ từ thấp đến cao Trong bài có những hình nốt gì

- Cho học sinh thực hành gõ thanh phách nhiều lần - Cho học sinh tập gõ đệm theo tiết tấu

- Tổ chức cho học sinh hát với nhiều hình thức cả lớp, nhóm, dãy bàn.

* Củng cố dặn dò:

Vừa qua ta được học bài hát gì? Được viết ở nhịp mấy? Nhịp ¾ khác với nhịp 2/4 ở chỗ nào?

Giai điệu bài hát như thế nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì? Em nào có thể kể tên 1 số bài hát thiếu nhi nước ngoài mà em biết? Về nhà hát cho thuộc bài hát “ Chúc mừng” để tiết sau ôn tập.

GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 4. TIẾT THỨ :41. TUẦN : 21.

BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: BÀN TAY MẸ.

Nhạc: Bùi Đình Thảo. Lời: Tạ Hữu Yên.

I / MỤC TIÊU. HS hát đúng giai điệu, lời ca.

Qua bài hát nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ. II/ Chuẩn bị: Hát chuẩn xác, đệm đàn thành thạo. Nhạc cụ gõ, bảng phụ chép lời ca.

III/ Các hoạt động dạy và học.

+ GV giới thiệu: Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc dạy bảo chúng ta thành người. Biết bao bài thơ đẹp, bài hát hay đã ca ngợi công ơn của mẹ: Công cha như núi Thái Sơn .

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Thật vậy! Nghĩa mẹ không bao giờ cạn, tình mẹ không bao giờ vơi. Nhạc sĩ BBùi Đình Thảo dựa vào bài thơ cùng tên của nhà thơ Tạ Hữu Yên viết lên bài hát Bàn tay mẹ để chúng ta hát về mẹ.

1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “ Bàn tay mẹ”. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.

Cho HS đọc lời ca. Khi dạy bài hát GV nên dịch giọng cho phù hợp giọng hát HS.

- GV lưu ý 4 chỗ luyến xuống bằng 2 nốt nhạc của 1 phách, 2 chỗ cuối câu ngân dài 3 phách.

GV dạy cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Cho HS hát theo dãy, theo tổ, theo bàn và cá nhân.

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách.

Bàn tay mẹ bế chúng con bàn tay mẹ chăm chúng con. Theo phách. x x x x x x x x x Theo nhịp. x x x x Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc nhẹ nhàng.

3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. Vừa rồi các em được học bài hát gì? - Nhạc của ai? Lời của ai?

- Giai điệu bài hát như thế nào?

- Nội dung của bài hát nói lên điều gì? “ Bài hát ca ngợi công ơn chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ, phải trải qua bao gian nan vất vả nuôi nấng chúng ta nên người”.

- Hãy kể tên những bài hát nói về mẹ mà em biết? “ Lời ru của mẹ (Vũ Trọng Tường); Chỉ có một trên đời ( Trương Quang Lục); Lòng mẹ ( Y Vân); Ca dao mẹ (Trịnh Công Sơn)...”

Về nhà hát cho thuộc và đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Xem trước tiết học sau.

________________________________________

GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 4.

TIẾT THỨ :42. TUẦN : 21.

BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI: BÀN TAY MẸ.

Nhạc: Bùi Đình Thảo. Lời: Tạ Hữu Yên.

Nội dung: HS hát đúng giai điệu, lời ca. Qua bài hát nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ. Biết một số hình thức hát biễu diễn.

- HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách. GV làm mẫu cho HS thấy.

- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp .

- Vừa hát toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài.

Một số hình thức trình bày bài hát.

Bài hát hôm nay các em được trình bày theo nhiều cách khác nhau như: Đơn ca, song ca,…

GV cho HS lên trình bày bài hát dưới hình thức đơn ca , song ca hoặc tốp ca v.v…. Trong khi HS trình bày bài hát GV có thể đệm đàn theo để HS hòa giọng.

* Củng cố dặn dò:

Vừa qua ta được học bài hát gì? Được viết ở nhịp mấy? Nhịp 2/4

Giai điệu bài hát như thế nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì? Em nào có thể kể tên 1 số bài hát thiếu nhi nói về mẹ mà em biết? Về nhà hát cho thuộc bài hát “ Bàn tay mẹ” để tiết sau ôn tập.

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 4,

TIẾT THỨ: 43. TUẦN: 22.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI SOẠN DẠY HỌC MÔN HÁT NHẠC LỚP 4 CẢ NĂM THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI VÀ THEO CHUẨN KTKN MÔN HỌC. (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w