III/ Các hoạt động dạy học:
2/ Hoạt động1: GVđệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6.
I/ MỤC TIÊU: HS ôn tập trình bày bài “ Bàn tay mẹ” theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
HS đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 6 -Múa vui. Tập đọc nhạc diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ chép bài tập đọc nhạc số 6. Đàn Organ, nhạc cụ gõ thanh phách, song loan.
Tập 1 vài động tác phụ họa, đọc cho HS nghe 1 bài thơ viết về mẹ. ( Bàn tay mẹ) SGV.
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Bàn tay mẹ”.
GV đàn cho HS nghe lại giai điệu của bài hát “ Bàn tay mẹ”. Cho HS hát lại bài hát vài lần theo hình thức nhóm, tổ , cá nhân. Hướng dẫn HS 1 vài động tác múa đơn giản, minh họa cho bài “ Bàn tay mẹ:.
- Câu 1: Bàn tay trái đưa ra phía trước, lòng bàn tay ngửa rồi ấp bàn tay lên ngực (trùng với tiếng con).Tương tự với tay phải để 2 tay bắt chéo trước ngực. Chân chuyển động nhẹ nhàng theo nhịp.
- Câu 2: Nghiêng đầu bên trái, chỉ ngón trỏ trái ngang tai (trùng với tiếng nấu). Tương tự với tay phải. Chân chuyển động nhẹ nhàng theo nhịp.
- Câu 3: Hai tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào trong, cùng vẫy tay nhẹ sang trái rồi sang phải. Cuối câu 2 bắt tay chéo trước ngực. - Câu 4: Giống câu 3. - Câu 5: Giống câu 1:
2/ Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 6 ( Múa vui). GV hỏi HS bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy?
Luyện tập cao độ có những nốt nào hãy kể tên từ thấp đến cao? ( Đô- Rê- Mi- Son).
Phần luyện tập tiết tấu và bài TĐN có những hình nốt nào? ( trắng, đen, móc đơn).
Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng
HS luyện tập tiết tấu vài lần cho thuần thục.
Em hãy nêu tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 6 ? Trong bài TĐN số 6 có bao nhiêu câu hát?
Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau tronh 2 câu nhạc bài
TĐN số 6? ( Mỗi câu hát đều có 4 nhip,3 nhịp đầu giống nhau chỉ
khác ở nhịp thứ 4. Câu 1 kết thúc ở mốt Rê, câu 2 kết thúc ở Đô).
GV từng câu 2-3 lần rồi bắt nhịp cho HS đọc. Sau khi tập xong cả 2 câu GV đàn giai điệu HS đọc nhạc và kết hợp ghép lời ca.
HS đọc nhạc , ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
Cho một vài em HS khá hát lại bài “ Bàn tay mẹ” và thể hiện 1 vài động tác phụ họa. _____________________________________________ TIẾT THỨ: 44. TUẦN: 22.
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: BÀN TAY MẸ.
Nội dung: HS ôn luyện và trình bày bài “ Bàn tay mẹ” theo hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
HS đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 6 -Múa vui. Tập đọc nhạc diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu.
GV hỏi HS bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp mấy?
Luyện tập cao độ có những nốt nào hãy kể tên từ thấp đến cao? ( Đô- Rê- Mi- Son).
Cho HS đọc cao độ của 4 nốt trên.
Phần luyện tập tiết tấu và bài TĐN có những hình nốt nào? ( trắng, đen, móc đơn).
Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn trắng
HS luyện tập tiết tấu vài lần cho thuần thục.
Em hãy nêu tên các nốt nhạc có trong bài TĐN số 6 ? Trong bài TĐN số 6 có bao nhiêu câu hát?
Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau tronh 2 câu nhạc bài
TĐN số 6? ( Mỗi câu hát đều có 4 nhip,3 nhịp đầu giống nhau chỉ
khác ở nhịp thứ 4. Câu 1 kết thúc ở mốt Rê, câu 2 kết thúc ở Đô).
GV từng câu 2-3 lần rồi bắt nhịp cho HS đọc. Sau khi tập xong cả 2 câu GV đàn giai điệu HS đọc nhạc và kết hợp ghép lời ca.
HS đọc nhạc , ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
Cho một vài em HS khá hát lại bài “ Bàn tay mẹ” và thể hiện 1 vài động tác phụ họa.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 4.
TIẾT THỨ: 45. TUẦN: 23.
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CHIM SÁO.
T= 124.
Dân ca Khơ Me ( Nam Bộ) Sưu tầm:Đặng Nguyễn.
I/ MỤC TIÊU: - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ – me ở Nam Bộ. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo phách.
II/ CHUẨN BỊ: Tập đàn và hát chuẩn xác bài hát.
Bản đồ hành chính VN, bảng phụ chép bài hát, nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động dạy và học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG
CỦA HS 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu bài học và bài đọc
thêm “Tiếng sáo người tù”.
2/ Phần hoạt động: * Nội dung1:
a/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chim sáo.
GV sử dụng tranh. Bản đồ cho HS biết vị trí vùng đồng bằng Nam Bộ nơi có người Khơ Me sống.
- Bài hát Chim sáo có 2 lời ca, mỗi lời ca chia thành 3 câu hát.
- GV hát mẫu cho HS nghe và đệm đàn.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu. GV giải nghĩa từ “đom boong” có nghĩa là quả đa. “ trái thơm” người miền Bắc gọi là quả dứa.
GV dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích. GV đàn giai điệu từng câu HS hát hòa theo và gõ theo tiết tấu lời ca.
+ Những chỗ có dấu hoa mĩ phải hát luyến nhanh, chỗ luyến 2 nốt móc đơn phải hát mềm mại.
+ Những chỗ cuối câu hát, trường độ ngân và nghỉ hai phách rưỡi GV đếm 2,3 để HS hát đúng. Cho HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách. Chia lớp thành 2, để các em hát nối tiếp mỗi dãy 1 câu.
b/ Hoạt động 2: Củng cố bài hát.
GV chỉ định HS hát theo tổ hoặc theo nhóm kết hợp gõ đệm theo phách.
GV yêu cầu 1 HS hát lời 1, một HS hát lời 2 bài
- HS lắng nghe. - Hs lắng nghe. - HS đọc lời ca. - HS hát theo h/dẫn của GV. Chú ý lấy hơi đúng chỗ. - HS sửa chỗ sai. - HS thực hiện. - HS thực hiện và biểu diễn.
Chim sáo.
Cho 3-4 em HS khá trình bàu bài hát trước lớp. * Nội dung 2: Bài đọc thêm Tiếng sáo người tù. GV cho 1 HS đọc rõ ràng, diễn cảm từng đoạn trong câu chuyện “Tiếng sáo người tù”.
- Người tù trong câu chuyện các em vừa tìm hiểu đó là ai? “Là chàng Tiêu”.
Chàng Tiêu đó là nhạc sĩ Đõ Nhuận ( 1921- 1991).Ông là nhạc sĩ nổi tiếng có nhiều tác phẩm xuất sắc trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Em có cảm nhận gì sau khi đọc bài Tiếng sáo
người tù? ( Khâm phục người chiến sĩ Cách mạng,
Trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạcn luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng)
3/ Phần kết thúc:
Cho từng tổ trình bày bài hát Chim sáo.
Về nhà học thuộc lời ca và tập vận động phụ họa. Xem trước tiết học sau.
- HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. TIẾT THỨ: 46. TUẦN: 23.
ÔN LUYỆN: BÀI HÁT “CHIM SÁO”.
Dân ca Khơ Me ( Nam Bộ) Sưu tầm:Đặng Nguyễn.
Nội dung:
- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ – me ở Nam Bộ. Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo phách. - GV đệm đàn cho HS hát lại bài Chim sáo.
- Từng tổ trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. - Cho một vài nhóm lên trước lớp trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
Bài đọc thêm Tiếng sáo người tù.
- GV cho 1 HS đọc rõ ràng, diễn cảm từng đoạn trong câu chuyện “Tiếng sáo người tù”.
- Người tù trong câu chuyện các em vừa tìm hiểu đó là ai? “Là chàng Tiêu”.
- Chàng Tiêu đó là nhạc sĩ Đõ Nhuận ( 1921- 1991).Ông là nhạc sĩ nổi tiếng có nhiều tác phẩm xuất sắc trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
- Em có cảm nhận gì sau khi đọc bài Tiếng sáo người tù? ( Khâm phục người chiến sĩ Cách mạng,
Trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạcn luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng)
- Cho từng tổ trình bày bài hát Chim sáo.
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 4.
TIẾT THỨ : 47. TUẦN : 24.
BÀI DẠY : ÔN TẬP BÀI HÁT :CHIM SÁO.