Phân loại từ ngữ Phật giáo tiếng Hán theo đặc điểm ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 74)

3.2.1 Từ ngữ Phật giáo chuyên dùng

3.2.1.1 Từ ngữ Phật giáo chuyên dùng tiếng Phạn

Trong tiếng Hán, các từ ngữ Phật giáo chuyên dùng hầu hết là những từ Hán phiên âm từ tiếng Phạn, những từ này được “Từ điển tiếng Hán hiện đại” chú là “từ ngữ Phật giáo”. Đặc điểm của các từ này là đơn nghĩa và hiện vẫn được dùng ở lĩnh vực Phật giáo. Ví dụ :

阿罗汉 (a la hán): Quả vị tu hành cao nhất của Tiểu thừa Phật giáo, người đã dứt được tham dục, giải thoát khỏi phiền não. Tiếng Phạn: “arhat ”[17, tr.1].

阿兰若 (a lan nhà): Chùa miếu, rừng cây, chốn tĩnh mịch. Tiếng Phạn: “aranya” [17, tr.1].

贝多 (bối đa): Cây lá bối. Tiếng Phạn: “pattra” [17, tr.56].

比丘 (tì khâu): Phật giáo chỉ hòa thường. Tiếng Phạn:“bhiksu” [17, tr.67].

般若 (bát nhã): Chỉ trí tuệ, là ngôn ngữ kinh Phật. Tiếng Phạn:“prajna” [17, tr.98].

沙门 (sa môn): Chỉ tên gọi của những người xuất gia để tu hành Phật giáo. Tiếng Phạn: saamana” [17, tr.1126].

阇梨 (xà lê): Chỉ Cao tăng, cũng là tên gọi tắt của nhà sư. Tiếng Phạn: “acarya” [17, tr.1146].

袈裟 (cà sa): Áo mặc ngoài của nhà sư, thường dài, rộng. Tiếng Phạn : “kasaya” [17, tr.622].

檀越 (đàn vịệt): Từ của đạo Phật dùng để gọi thí chủ. Tiếng Phạn: “danapati ” [17, tr.1262].

3.2.1.2 Từ ngữ Phật giáo chuyên dụng Hán hóa

Từ ngữ Phật giáo chuyên dụng Hán hóa được sử dụng trong lĩnh vực Phật giáo, đa số là từ dịch nghĩa Phật giáo, những từ này trong từ điển tiếng Hán không ghi chú tiếng Phạn. Cấu trúc ngữ pháp của chúng đã chịu ảnh hưởng của tiếng Hán. Những từ ngữ Phật giáo này đa số được sử dụng trong lĩnh vực liên quan đến giáo nghĩa Phật giáo, nghi thức và đồ vật Phật giáo, và cuộc sống của tăng ni Phât tử, nhưng rất ít được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và ngôn ngữ sinh hoạt của người dân. Ví dụ:

禅师 (thiền sư): Tên gọi của hòa thượng [17, tr.141].

tr.247].

入定 (nhập định): Một phương pháp tu hành của đạo Phật, ngồi hoàn toàn yên lặng, nhắm mắt, gạt bỏ mọi sự suy nghĩa lung tung [17, tr.1106].

入寂 (nhập tịch): Từ của đạo Phật, chỉ tăng ni chết [17, tr.1107].

传戒 (truyền giới): Thuật ngữ của đạo Phật, chỉ việc nhà chùa triệu tập những người mới xuất gia đến thụ giới để trở thành nhà sư chính thức [17, tr.200].

大乘 (đại thừa):Một chi phái của Phật giáo thịnh hành ở thế kỷ 1,2 CN. Họ tự cho rằng có thể phổ độ được chúng sinh nên tự gọi mình là Đại thừa [17, tr.247].

空门 (không môn): Cửa Phật, chỉ Phật giáo. Phật giáo cho rằng thế giới là cõi hư không. Nương vào cửa Phật là chỉ xuất gia làm tăng ni. [17, tr.741]

法门 (pháp môn):Phật giáo chỉ con đường tu hành Phật giáo. Cũng chỉ biện pháp, con đường thực hiện. [17, tr.353]

剃度 (xuống tóc): Thuật ngữ Phật giáo, chỉ cạo trọc đầu đi tu.[17, tr.1282].

3.2.2 Từ ngữ gốc Phật

Hệ thống tiếng phổ thông của tiếng Hán hiện đại được cấu thành do những từ ngữ có nguồn gốc thượng cổ, những từ ngữ có nguồn gốc trung cổ, những từ ngữ vay mượn từ địa phương, từ ngoại lai và những từ tạo mới. Trong đó, những từ ngữ được sử dụng trong kinh Phật Hán dịch và một số văn từ dùng để miêu tả giáo nghĩa Phật giáo có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của từ vựng tiếng Hán. Tác dụng này chủ yểu thể hiện trong hai mặt: một là sử dụng rất

nhiều từ khẩu ngữ thời xưa. Những từ ngữ này được du nhập trực tiếp vào tiếng Hán hiện đại, trở thành một bộ phận trong hệ thống tiếng Hán hiện đại; hai là trên cơ sở truyền thụ và kế thừa, không ít từ ngữ tiếng Hán thượng cổ đã có thêm nét nghĩa hoặc thay đổi ý nghĩa sau khi nhà Phật sử dụng, sau này, những từ này được lưu truyền đến tiếng Hán cận đại và tiếng Hán hiện đại. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán hiện đại rất phức tạp, những từ ngữ được sử dụng trong ngữ lục kinh Phật vốn là từ ngữ Phật giáo chuyên dụng và mang sắc thái tôn giáo, nhưng do Phật giáo được phổ biến trong dân gian, nên sắc thái tôn giáo của các từ này dần dần bị suy giảm. Có những từ ngữ chuyên dụng Phật giáo được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt, đã mất đi ý nghĩa tôn giáo, diễn biến ý nghĩa liên quan đến cuộc sống hiện đại. Vì vậy, những từ ngữ có nguồn gốc Phật giáo, đã có sự thay đổi về nghĩa ở mức độ khác nhau và được sử dụng trong ngôn ngữ đời sống.

3.2.2.1 Từ ngữ Phật giáo chuyên dụng được đưa vào từ ngữ thông dụng 1) Những thuật ngữ Phật giáo được đưa vào từ ngữ thông dụng

Thuật ngữ Phật giáo là những từ và cụm từ chuyên dụng để biểu hiện khái niệm trong lĩnh vực Phật giáo. Đối tượng khảo sát của chúng tôi là những từ ngữ Phật giáo vốn là thuật ngữ Phật giáo nhưng lại nhập vào ngôn ngữ sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày .

+ Thuật ngữ Phật giáo mất đi sắc thái Phật giáo trở thành từ ngữ đời sống Trong tiếng Hán hiện đại, có những từ ngữ vốn là từ ngữ Phật giáo chuyên dụng, dùng để biểu thị lý luận, khái niệm và giáo nghĩa của Phật giáo. Thoạt đầu, chúng xuất hiện trong Phật điển tiếng Hán, sau đó nghĩa của những

từ này có sự thay đổi và được đưa vào ngôn ngữ thông dụng, sau được Hán hóa, khiến cho chúng trở nên thông dụng, không nhận ra được sắc thái Phật giáo của chúng. Ví dụ các từ trong “ Từ điển tiếng Hán hiện đại ”:

导师 (Đạo sư) danh từ : ①thầy hướng dẫn, những người mà hướng dẫn người khác học tập nâng cao hoặc viết bài luận văn trong các trường đại học và sở cơ quan nghiên cứu: thầy hương dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. ②người thầy, bậc thầy, những người mà có thể dẫn phương hướng và nắm được chính sách trong các sự nghiệp lớn. [17, tr.264]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong “Đài từ điển Phật học” : “导师” (đạo sư) là chỉ tên gọi tắt của Phật Bồ tát dẫn chúng sinh theo đạo Phật. “导师” (đạo sư) đã xuất hiện trong những kinh dịch thời kỳ đầu, nguyên nghĩa là chỉ Phật Bồ tát mà dẫn học viên mới theo đạo Phật, nhưng trong tiếng Hán hiện đại, nó là chỉ người thầy hướng dẫn cho ta trong quá trình học tập nghiên cứu các lĩnh vực tư tượng chính trị và học thuật. Phạm vi nghĩa của từ được mở rộng.

分身 (Phân thân) động từ: ①Dành thì giờ cho công việc khác (thường dùng ở câu phủ định): khó mà dành được thì giờ cho việc khác/không sao dành được thì giờ cho việc khác/ cứ muốn đến thăm ngài mà không sao dứt được thời gian ra. [17, tr.381].

Từ ngữ này vốn là thuật ngữ Phật giáo. Trong Phật giáo , “phân thân” là chỉ hóa thân của đức Phật để giáo hóa và cứu độ chúng sinh. nhưng trong tiếng Hán hiện đại, là chỉ dành thì giờ cho công việc khác (thường dùng ở câu phủ định) .

过去 (quá khứ)〔danh từ〕: một danh từ chỉ thời gian, biểu thị thời kỳ ngày trước (khúc biệt với hiện tại và tương lai): những việc trước đây tôi đã

quên mất rồi [17, tr.501].

Trong Phật giáo, 过去 (quá khứ) là chỉ một trong ba thế Phật giáo, tức là quá khứ, hiện tại và tương lai, nguyên nghĩa của từ này là chỉ tác dụng của sự vật đã diệt vong, không tồn tại nữa. Trong tiếng Hán hiện đại, “quá khứ” là một danh từ chỉ thời gian, nó có nguồn gốc Phật giáo, nhưng đã bỏ đi sắc thái Phật giáo được nhập vào ngôn ngữ đời sống.

命根 (mệnh căn)〔danh từ〕: dùng để ẩn dụ trẻ nhỏ hay vật quý giá nhất. [17, tr.912].

Trong Phật giáo , “mệnh” là thọ, “mệnh căn” là hạt máu, có khả năng để duy trì sự sống và cuộc sống. Trong tiếng Hán hiện đại, “mệnh căn” dùng nghĩa tu từ để ẩn dụ những người hay vật quý giá nhất, khi sử dụng từ này trong ngôn ngữ phổ thông, người ta đã không thấy được sắc thái Phật giáo.

奇特 (kỳ quặc)〔tính từ): khác với những hiện tượng hay sự vật bình thường, kỳ quái và đặc biệt: ăn mặc kỳ quặc [17, tr.1018].

Trong kinh Phật,“奇特” (kỳ quặc) chỉ siêu nhiên, hiếm có và đặc biệt, Bồ tát thần kỳ, Phật pháp kỳ dị, Phật lực thần thông. Nhưng trong tiếng Hán hiện đại,“奇特” (kỳ quặc) đề cập đến tất cả những điều kỳ lạ, đặc biệt, phạm vi nghĩa được mở rộng.

睡眠 (thụy miên) danh từ : một hiện tượng sinh lý về quá trình điều hòa các hoạt động không chỉ của các cơ quan mà còn là của hệ thần kinh: Ngủ có thể khôi phục thể lực và trí lực. [17, tr.1223].

Trong Phật giáo, “睡眠” (thụy miên) chỉ tâm sở buồn phiền, hay trở nên đờ đẫn, là một trong những bất định địa pháp. Nhưng trong “ngữ lục Thiền

Tông ” , “睡眠” (thụy miên) cũng chỉ giấc ngủ, đã bỏ đi nghĩa ẩn dụ của Phật giáo. Trong tiếng Hán cổ đại và tiếng Hán hiện đại ,“睡眠” (thụy miên) đều chỉ giấc ngủ .

真相 (chân tướng)〔danh từ〕: chỉ những tình hình thực tế (khác biệt với tình hình ngoài mặt và trường hợp giả maọ) : lộ rõ chân tướng ,làm rõ thực chất của vấn đề . [17, tr.1653].

Trong Phật giáo, “真相” (chân tướng) chỉ sự thật và thực tế của Phật pháp, Từ này trong kinh dịch thời Đông Tấn đã xuất hiện, trong tiếng Hán hiện đại, “真相” (chân tướng) chỉ tất cả tình hình thực tế của mọi thứ và những gì đang xảy ra. Phạm vi nghĩa của nó được mở rộng .

一尘不染 (chẳng vướng bụi trần): ① Đạo Phật gọi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là lục trần, người tu hành không thể tiếp xúc 6 thứ bụi bặm được gọi là chẳng vướng bụi trần. ② sạch sẽ không dính tí bụi. [17, tr.1523].

“一尘不染” (chẳng vướng bụi trần) có nguồn gốc Phật giáo, đạo Phật gọi sắc, thanh, hương, vị , xúc, pháp là lục trần, trong Phật điển ghi là “ lục trần bất nhiễm”. Nhà Phật yêu cầu người tu hành không thể chịu ảnh hưởng của “lục trần”. Sau đó, từ này trở thành thành ngữ “nhất trần bất nhiễm”, tức là chẳng vướng bụi trần. Trong tiếng Hán hiện đại, từ này thường được dùng để chỉ môi trường sạch sẽ.

Những từ ngữ gốc Phật thuộc về loại này còn có:爱河 (ái hà),爱欲 (ái dụ),差别 (sai biệt),刹那 (sát ná),道具 (đạo cụ),忏悔 (sám hối),定性 (định tính),恶魔 (ác ma),法宝 (Pháp bảo),烦恼 (phiền não),方便 (Phương biện), 观念 (quan niệm),浩劫 (Hạo kiếp),宏愿 (hồng nguyện),劫难 (kiếp nạn),

结缘 (kết nguyên),结果 (kết quả),绝对 (tuyệt đối),将来 (tương lai),苦 恼 (khổ não),平等 (bình đằng),普遍 (phổ biến),前世 (tiền thế),肉眼 (nhục nhãn),时间 (thời gian),实际 (thực tế),世界 (thế giới),未来 (mùi lai), 现在 (hiện tại),缘故 (duyên cố),缘起 (duyên khởi),缘分 (duyên phận), 心田 (tâm điền),因果 (nhân quả),自在 (tự tại),真理 (trân lý),执着 (chấp trước),转变 (chuyển biến),不即不离 (bất tức bất li),不可思议 (Bất khả tư nghị),不知不觉 (bất tri bất giác),大千世界 (đại thiên thế giới),花花世界 (hoa hoa thế giới),三生有幸 (tam sinh hữu hành),心心相印 (tâm tâm tương ấn),万劫不复 (vặn kiếp bất phục) v.v…

+ Thuật ngữ Phật giáo mang sắc thái Phật giáo được đưa vào từ ngữ thông dụng.

Có những thuật ngữ Phật giáo chuyên dụng đã được phát triển trong một thời gian dài, sau đó hình thành nghĩa mới và cách dùng mới được đưa vào ngôn ngữ thông dụng, nhưng vẫn có thể thấy được nguồn gốc Phật giáo của chúng, đây là những từ ngữ mang sắc thái Phật giáo. Ví dụ:

地狱 (địa ngục)〔danh từ〕①trong một số tôn giáo, chỉ nơi đó linh hồn con người phải chịu đau khổ sau khi tử vong (tương ứng với thiên đường) ② dùng để ẩn dụ hoàn cảnh sống đau khổ. [17, tr.285].

“地狱” (địa ngục) là thuật ngữ Phật giáo, chỉ nơi tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm ở kiếp trước. Ví dụ: mười tám tầng địa ngục, A tì địa ngục. Nhưng trong tiếng Hán hiện đại thường được dụng để ẩn dụ địa ngục trần gian, hoàn cảnh sống đau khổ.

hoặc Bồ tát, không có bụi trần. ②chỉ những nơi sạch không bị ô nhiễm: khu du lịch này là một chốn tịnh thổ. [17, tr.690].

“净土” (tịnh thổ) trong Phật giáo là một nơi ở của Phật, là cực lạc tịnh thổ nằm ở phương tây. Nhưng hiện nay có thể dụng để chỉ tất cả nơi sạch không bị ô nhiễm, có thể là hiện thực khách quan, cũng có thể là tưởng tượng chủ quan. Ví dụ: một chốn tịnh thổ trong lòng.

破戒 (phá giới)〔động từ〕①những người tin giáo hoặc đã thụ giới vi phạm giới luật tôn giáo. ②nghiện lại. [17, tr.1007]

“破戒” (phá giới) vốn là thuật ngữ Phật giáo, chỉ các tăng sư vi phạm giới luật Phật giáo. Trong tiếng Hán hiện đại, “戒” (giới) không phải chỉ là giới luật của Phật giáo, “破戒” (phá giới) chỉ tất cả hành vi đã vi phạm giới luật.

天堂 (thiên đường)〔danh từ〕①trong một số tôn giáo nào đó, chỉ nơi ở tốt đẹp và hành phúc cho linh hồn của con người sau khi tư vong (tương đối với “địa ngục”). ②ẩn dụ hoàn cảnh sống tốt đẹp. [17, tr.1287]

“天堂” (Thiên đường) vốn là thuật ngữ Phật giáo, chỉ nhà trời, nơi trời ở. Người lương thiện sau khi chết lên thiên đường sẽ được hưởng cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn, nhưng người ác thì xuống địa ngục, chịu đau khổ. Trong tiếng Hán hiện đại, “天堂” (thiên đường) thường được dùng để ẩn dụ cuộc sống tốt đẹp.

放下屠刀,立地成佛 (phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật): lời khuyên của đạo Phật, bỏ dao đồ đề thì sẽ thành Phật, cũng dùng để ẩn dụ người kẻ gây tội ác hễ quyết tâm hối cải thì sẽ thành người lương thiện. [17, tr.372] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phật) vốn là chỉ một đồ tể, tên là Quảng Ngạch, trước khi, anh ta đều giết chết rất nhiều con dê. Sau khi thụ giới anh ta đã tu thành chính quả, qua một đêm và một ngày, anh ấy lập địa thành Phật. Trong tiếng Hán hiện đại, “放下屠刀,立 地成佛”(phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật) thường được sử dụng để ẩn dụ người ác quyết tâm hối cải sẽ trở thành một người tốt.

彼岸 (bỉ ngạn)danh từ〕①bờ bên kia (sông, hồ, biển), bờ đối diện. ② Phật giáo cho rằng sinh tử luân hồi bờ bên này, thoát khỏi sinh tử luân hồi tức là cảnh giới Niết Bàn ví như bờ bên kia. ③Ví với cảnh giới lý tưởng ,cõi ước mơ, bên bờ lí tưởng. [17, tr.68].

“彼岸”(bỉ ngạn) trong Phật kinh thông thường có hai nghĩa, tức là bờ bên kia và cảnh giới thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trong tiếng Hán cổ cũng dựa theo nghĩa Phật giáo, chỉ bờ bên kia, nhưng trong tiếng Hán hiện đại dùng để ẩn dụ cõi ước mơ.

Những từ ngữ gốc Phật thuộc về loại này có:尘缘 (trần duyên),慈悲 (từ bi),法力 (pháp lực),皈依 (quy y),慧根 (tuệ căn),慧眼 (tuệ nhãn),教门 (giáo môn),戒律 (giới luật),金刚 (kim cương),苦行 (khổ hạnh),轮回 (luân hồi),西天 (tây thiên),取经 (thỉnh kinh),菩萨 (bồ tát),阎王 (diêm vương), 夜叉 (dạ xoa),衣钵 (y bát),转世 (chuyển thế) 三昧 (tam muội),佛口蛇 心 (miệng Phật lòng rắn) v.v…

2) Những từ ngữ Phật giáo chuyên dụng trở thành từ ngữ thông dụng.

Phật giáo là một tôn giáo mà bao gồm các loại kinh điển, nghi thức, tập quán và tổ chức thành giáo đoàn. Trong kinh Phật, có những từ ngữ không phải là thuật ngữ Phật giáo, nhưng thuộc về từ ngữ Phật giáo chuyên dụng và mang

sắc thái Phật giáo, chúng thường được sử dụng trong các lĩnh vực của Phật giáo như kinh điển, nghi thức, hoạt đồng, tập quán, tổ chức giáo đoàn và cuộc sống hàng ngày của tăng sư. Ví dụ các từ trong “Từ điển tiếng Hán hiện đại ”:

宝座 (bảo tòa)〔danh từ〕: thường dụng để chỉ tòa báu của đế vương và thần Phật, cũng dùng để tỉ dụ ngôi vị: bước lên quán quân / lên ngôi quán quân. [17, tr.45].

Từ này lần đầu tiên được xuất hiện trong kinh Phật Hán dịch : “华上有宝 座,其座各有佛” (Hoa thượng có bảo tòa, kỳ tòa các có Phật). Tiếng Hán cổ dùng từ này biểu thị tòa báu của đế vương, còn trong tiếng Hán hiện đại thì thường dùng để tỉ dụ ngôi vị.

领悟 (lĩnh ngộ)〔động từ〕: hiểu ý, hiểu rõ, hiểu ra:lời tôi nói hình như anh ta còn chưa hiểu ra [17, tr.828].

Từ này được sử dụng sớm nhất để chỉ hiểu rõ Phật pháp, đã xuất hiện trong kịnh dịch đời Tùy –Đường, hiện này thì dùng để chỉ hiểu ra tất cả vấn đề và sự vật.

剃刀 (thế dao)〔danh từ): chỉ cái dao dùng để cạo râu và tóc [17, tr.1282]. Từ này vốn là chỉ một công cụ chuyên dụng của tăng sư, trong tiếng Hán hiện đại chỉ dao cạo do tăng sư sử dụng, nhưng trong tiếng Hán hiện đại chỉ tất cả dao cạo dùng để cạo râu và tóc.

坐具 (tọa cụ)danh từ〕chỉ các loại ghế ngồi. [17, tr.1747]

“坐具” (tọa cụ) là một từ ngữ gốc Phật. Trong kinh dịch Đông Hán đã xuất hiện, chỉ đồ vật chuyên dụng của Phật giáo. Trong tiếng Hán hiện đại, nghĩa của nó đã được mở rộng, chỉ các loại ghế ngồi, không phải chỉ là đồ vật Phật giáo

nữa.

半路出家 (bán thế xuất gia) : Ẩn dụ nửa chừng mới chuyển sang làm nghề nào đó. [17, tr.37]

出家” (xuất gia) là một từ ngữ trong ngôn ngữ sinh hoạt tiếng Hán. Nhà Phật thường đùng để chỉ rời bỏ gia đinh, xuống tóc đi tu. Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, 出家” (xuất gia) mang thêm nghĩa của Phật giáo và vẫn giữ đến hiện nay. Trong Phật giáo, “半路出家” (bán thế xuất gia) dùng để chỉ những người sau trưởng thành mới ra khỏi gia đình, cạo râu tóc đi tu hành. Nhưng trong tiếng Hán hiện đại, từ này thì dùng để ẩn dụ nửa chừng mới chuyển sang làm nghề khác.

恒河沙数 (hằng hà sa số): chỉ số lượng rất nhiều, nhiều như cát của sông Hằng. [17, tr.533]

Từ này vốn là lời trong kinh Phật, “恒河” (sông Hằng) là một con sông lớn nhất của Ấn Độ. Cát sông Hằng rất nhiều, không thể đếm được, vì vậy, từ này thường được dùng để chỉ số lượng vô cùng nhiều. Trong tiếng Hán hiện đại vẫn

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 74)