Phân loại từ ngữ Phật giáo trong Từ điển tiếng Hán hiện đại

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 38)

Trong luận văn này, những dữ liệu về từ ngữ Phật giáo của tiếng Hán hiện đại được lựa chọn trong Từ điển tiếng Hán hiện đại (bản thứ sáu), từ ngữ Phật giáo bao gồm từ đơn tiết, từ đa tiết và cụm từ cố định. Do đó, chúng tôi đưa ra những tiêu chí sau để lựa chọn từ ngữ Phật giáo:

- Từ ngữ Phật giáo có ghi chú bằng tiếng Phạn, chủ yếu là từ ngữ Phật giáo chuyên dụng. Ví dụ: 阿弥陀佛A di đà Phật (Amitabha), 阿罗汉 (a la hán) (arhat), 阿兰若a lan nhà (arany),贝多bối đa(Pattra), 比丘ti khâu(bhiksu),比丘尼 ti khâu ni(bhiksuni), 波罗蜜ba la(paramita), 涅槃niết bàn(nirvana)v.v…

- Những từ ngữ Phật giáo không ghi chú bằng tiếng Phạn, đã được Hán hóa, ngữ nghĩa của chúng có liên quan đến giáo nghĩa hoặc quan niệm của Phật giáo, nhưng vẫn chỉ được sử dụng trong lĩnh vực Phật giáo. Ví dụ : 十诫 (thập giới),传灯 (truyển đăng),传戒 (truyển giới), 住持 (trụ trì),寺庙 (tự miếu), 方丈 (phương trượng),剃度 (xuống tốc),圆寂 (viên tịch) v.v…

- Những từ ngữ có ngồn gốc Phật giáo, và ngữ nghĩa của chúng được giải thích rõ ràng có liên quan đến Phật giáo trong từ điển tiếng Hán hiện đại (bản thứ sáu). Những từ ngữ này không những được sử dụng trong lĩnh vực Phật giáo,

(chẳng vướng bụi trần),不可思议 (bất khả tư nghị),世界 (thế giới),解脱 (giải thoát),执着 (chấp trước),恒河沙数 (hằng hà sa số),生生世世 (đời đời kiếp kiếp) v.v…

Dựa vào các tiêu chí trên, chúng tôi đã thống kê được 261 từ ngữ Phật giáo trong từ điển tiếng Hán hiện đại (bản thứ sáu), trong đó có 55 từ tố (hình vị) ngoại lai Phật giáo, trong những từ tố này có 7 từ tố không thể đứng một mình, mà phải kết hợp với những từ tố khác, có 48 từ tố có thể đứng một mình. Cụ thể phân loại như sau:

+ Không thể đứng một mình

Một hình vị (1): 恒 (hàng)→恒河沙数 (hàng hà sa số);

Hai hình vị (4): 阿鼻 (a tị)→阿鼻地狱 (địa ngục a tị);娑罗 (sala)→娑 罗树 cây sala /娑罗双树 hai cây sala;须弥 (tu di)→须弥座 (tu di tọa);印度 (Ấn Độ)→印度教 (đạo Ấn Độ)

Ba hình vị (2):婆罗门 (Ba La Môn)→婆罗门教 (đạo Ba La Môn);盂兰 盆 (Vu Lan)→盂兰盆会 (lễ Vu Lan)

+ Có thể đứng một mình

Từ đơn tiết(12): 钵 (bát),禅 (thiền),忏 (sám),梵 (Phạn),佛 (Phật), 偈 (kệ),劫 (kiếp),魔 (ma),僧 (tăng),塔 (tháp),刹 (sát),释 (thích)。

Từ song tiết (31):般若 (bát nhã),贝多 (bối đa),比丘 (ti khâu),阇梨 (xà lê),梵呗 (Phạn bối),梵刹 (Phạn sát),佛陀 (Phật đà),浮屠 (phù đồ), 伽蓝 (gia lam),和尚 (hòa thượng),袈裟 (cà sa),兰若 (lan nhà),琉璃 (lưu li),罗汉 (la hán),弥勒 (di lặc),弥陀 (di đà),南无 (nam mô),涅槃 (cõi niết bàn),菩萨 (Bồ tát),菩提 (bồ đề),三昧 (tam muội),僧尼 (tăng ni),

沙门 (sa môn),沙弥 (sa di),刹那 (sát ná),舍利 (xả lợi),檀越 (đàn việt), 天竺 (thiên trúc),头陀 (đầu đa),阎罗 (diêm la),夜叉 (dạ xoa) v.v…

Từ ba tiết (4):阿兰若 (a lan nhà),阿罗汉 (a la hán),比丘尼 (tỉ khâu ni),波罗蜜 (ba la)

Từ bốn tiết (1):阿弥陀佛 (a di đà Phật)

Trong 48 từ tố (hình vị) này, có 21 từ có thể tham gia cấu tạo từ mới. Chúng là: 钵 (bát),禅 (thiền),忏 (sám),梵 (phạn),佛 (Phật),偈 (kệ), 劫 (kiếp),魔 (ma),僧 (tăng),塔 (tháp),刹 (sát),释 (thích), 僧 (tăng), 尼 (ni), 伽蓝 (gia lam),和尚 (hòa thượng), 琉璃 (lưu li),罗汉 (la hán), 刹那 (sát ná), 阎罗 (diêm la) 菩萨 (bồ tát). Ví dụ :

佛Phật(23):佛典 (Phật điển),佛法 (Phật pháp),佛号 (hiệu Phật), 佛教 (Phật giáo),佛经 (Phật kinh),佛龛 (khám thờ Phật),佛老 (Phật lão), 佛门 (Phật môn),佛事 (Phật sự),佛寺 (Phật tự),佛塔 (Phật tháp),佛口 蛇心 (Miệng Phật lòng rắn),佛头着粪 (Đầu tượng Phật dính cứt chim),佛陀 (Phật đà),佛像 (tượng Phật),佛学 (Phật học),佛牙 (răng Phật),佛爷 (đức Phật),佛珠 (tràng hạt),佛祖 (Phật tổ),活佛 (Phật sống),礼佛 (lễ Phật), 念佛 (niệm Phật)

禅 thiền(14):禅房 (thiền phòng),禅机 (thiền cơ),禅理 (thiền lý), 禅林 (thiền lâm),禅门 (thiền môn),禅师 (thiền sư),禅堂 (thiền đường),禅 学 (thiền học),禅院 (thiền viện),禅杖 (thiền trượng),禅宗 (thiền tông), 参禅 (tham thiền),坐禅 (tọa thiền)

释thích(4):释 (thích),释藏 (thích tạng),释教 (thích giáo),释典 (thích điển)

Ngoài những từ ngữ Phật giáo trong Từ điển tiếng Hán hiện đại (bản thứ sáu), chúng tôi còn tham khảo những tài liệu về thành ngữ và tục ngữ

Phật giáo trong các tài liệu khác như :《成语佛源》 “Thành ngữ Phật nguyên”

của 阮文成 (Nguyễn Văn Thành), 《汉语佛教熟语的类型与文化特征》

“Đặc trưng văn hóa và loại hình của tục ngữ Phật giáo tiếng Hán” của 蒋媛

(Tưởng Viện) v.v….

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 38)