Từ ngữ Phật giáo tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 63)

Từ ngữ Phật giáo là từ ngoại lai trong Phật điển, đầu tiên chúng được du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Hán, sau đó lại được tiếng Việt vay mượn, cho nên khi khảo sát về đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo tiếng Việt trước hết phải phân loại theo nguồn gốc, sau đó đến phân tích cấu trúc của các loại từ ngữ Phật giáo.

2.3.1.1 Từ ngữ Phật giáo Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán

Trong tiếng Hán, tùy theo các cách dịch khác nhau mà từ ngữ Phật giáo được chia thành 3 loại: từ phiên âm, từ dịch nghĩa và từ hỗn hợp. Trong tiếng

Việt, từ ngữ Phật giáo cũng được vay mượn hoàn toàn từ 3 loại từ này trong từ ngữ Phật giáo tiếng Hán.

+ Từ phiên âm

Từ phiên âm Phật giáo tiếng Hán là từ ngoại lai (từ vay mượn) được vay mượn cả âm và nghĩa từ ngữ tiếng Phạn trong Phật Điển. Trong đó, chữ Hán chỉ có tác dụng để ghi âm, chứ không có liên quan đến ngữ nghĩa của từ. Vì vậy, nếu người Việt chỉ nhìn vào chữ Hán, sẽ không hiểu và không nắm bắt được nghĩa của từ. Ví dụ:

Bát nhã: “Trí tuệ, theo quan niệm đạo Phật, gồm văn tuệ (do nghe nhiều, học nhiều mà có), tư tuệ (do suy ngẫm nhiều mà có) và tụ tuệ (do tu luyện nhiều mà có), âm Phạn : Prajna.” [1, tr.108]

Bồ tát: “Người tu hành đắc đạo trong đạo Phật, có sự hiểu rộng, có đức độ cao với lòng từ bi bác ái, phổ độ chúng sinh, âm Phạn: Bodhisattva.” [1, tr.184]

Cà sa: “Áo mặc ngoài của nhà sư, thường dài, rộng, có màu vàng, âm Phạn: Kasaya.” [1, tr.225]

Sa môn: “Xuất gia để tu hành đạo Phật, âm Phạn: Smana.” [1, tr.1344] + Từ hỗn hợp (Phạn +Hán)

Từ hỗn hợp Phạn Hán do hai bộ phận cấu tạo: một là từ tố Phạn, một là từ tố Hán. Ví dụ :

A di đà kinh阿弥陀经: “Kinh Phật của Phái tịnh độ tông, được dịch từ chữ Phạn ra Hán văn năm 402, do Ngài At-nan chép lại, nội dung kinh khuyến khích chúng sinh nên thường xuyên niệm Phật A di đà, để khi tịch được trở về

cõi cực lạc.” [1, tr.21] 阿弥陀 A di đà (âm Phạn: Amita bha) +经kinh.

A tì địa ngục阿鼻地狱: “Ngục ở dưới âm phủ, theo quan niệm của đạo Phật .” [1, tr.21] 阿鼻A tì (âm Phạn: Avici)+地狱địa ngục.

Thiền môn 禅门: “cửa chùa, nhà chùa.” [1, tr1568]. 禅Thiền (âm Phạn: Dhyana) +门môn.

Y bát衣钵: “Áo cà sa và chiếu bát đi khất thực, khi chết truyền lại cho môn đồ. Truyền học thuyết cho môn đồ.” [1, tr.1883]. 衣Y+ 钵bát (âm Phạn: Patra)

A tì đàm tông阿毗昙宗: “Dựa vào giáo nghĩa của a tì đàm (tức Phật trí luận và Túc luận) để lập tông phái Phật giáo.” [1, tr.21]. 阿毗昙 A tì đàm (âm Phạn: Abhidharma)+宗tông.

+ Từ tiếng Hán (từ dịch nghĩa + từ tiếng Hán Phật hóa)

Trong tiếng Hán, từ dịch nghĩa và từ tiếng Hán Phật hóa là hai loại từ khác nhau, từ dịch nghĩa là theo phương thức cấu tạo của tiếng Hán và sử dụng những từ tố đã có trong tiếng Hán để cấu tạo thành một từ mới; từ tiếng Hán Phật hóa là sử dụng từ tiếng Hán cũ để biểu hiện ý nghĩa Phật giáo. Nhưng khi được vay mượn vào tiếng Việt, từ dịch nghĩa và từ tiếng Hán Phật hóa có điểm chung đó là từ tiếng Hán. Ví dụ:

Duyên khời: “thuyết Phật giáo giải thích mọi vật tạo thành đều do các nhân duyên, khi nhân duyên mất thì sự vật mất.” [1, tr.557]

Bát giới: “Tám điều răn của đạo Phật, gồm không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói bậy, không uống rượu, không ngồi giường cao, không mang đồ vàng, không múa hát vui vẻ.” [1, tr.114]

hãm con người không cho được tự do tự tại, theo quan niệm đạo Phật.” [1, tr.29] 2.3.1.2 Từ ngữ Phật giáo Hán Việt Việt tạo

Từ ngữ Phật giáo Hán Việt Việt tạo không phải là những từ ngữ được vay mượn hoàn toàn từ từ ngữ tiếng Hán, mà là do người Việt sử dụng từ tố Hán Việt để sáng tạo ra theo phương thức cấu tạo từ tiếng Việt. Ví dụ:

Ác tăng: “1.Kẻ đội lốt sư thầy chùa để làm điều ác. 2.Sư, thầy chùa không chân tu hay làm điều trái với giáo pháp của Phật.” [1, tr.26]

Duyên kiếp: “Nhân duyên có từ kiếp trước, theo quan niệm của đạo Phật .” [1, tr.557]

Quả kiếp: “kiếp phải chịu quả báo .” [1, tr.1356]

Trong từ ngữ Phật giáo Hán Việt Việt tạo, có một số từ hỗn hợp do một từ tố Hán Việt và một từ tố thuần Việt để tạo ra theo phương thức cấu tạo của tiếng Việt. Ví dụ:

Ba sinh: “đời đời kiếp kiếp có tình duyên gắn bó với nhau, theo quan niệm đạo Phật (ba sinh gồm ba kiếp là kiếp trước, kiếp hiện và kiếp sau.” [1, tr.75].“Ba” của “ba sinh” là số từ ba, là từ tố thuần Việt, “sinh ” là chữ Hán “生”, là từ tố Hán Việt.

Cửa Bồ Đề : “Nơi chùa chiền thờ Phật.” [1, tr.497]. “cửa” là từ tố thuần Việt, “Bồ đề” là từ tố Hán Việt.

Tòa sen: “①Chỗ ngồi tôn nghiêm của Phật, được tạc hình hoa sen, theo cách gọi của những người theo đạo Phật. ②Phật nói chung.” [1, tr.1655]. “Tòa” là từ tố Hán Việt, “sen” là từ tố thuần Việt.

Từ ngữ Phật giáo thuần Việt là những từ ngữ do được cấu tạo do một hoặc hai từ tố thuần Việt cấu tạo thành. Một bộ phận của nhóm từ này có thể tìm thấy từ với nghĩa tương đương trong tiếng Hán, số còn lại thì không. Ví dụ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ăn chay: “Ăn cơm chay, tức không ăn những thức ăn có nguồn gốc động vật để tu hành, theo đạo Phật và một số tôn giáo khác.” [1, tr.47]. Trong tiếng Hán có từ “吃斋” tương đương với “Ăn chay”.

Chùa: “Ngôi nhà làm nơi thờ Phât, thường lợp mái ngói, mái uốn cong.” [1, tr.213]. “chùa” là từ tố thuần Việt.

Ra hè: “nhà chùa làm lễ kết thúc mùa hè.” [1, tr.1385]. Trong tiếng Hán không có từ nào tương đương với từ “ra hè”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt (Trang 63)