Sự hài hòa thống nhất giữa ngoại hình và tắnh cách nhân vật

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 74)

B. NỘI DUNG

3.1.1. Sự hài hòa thống nhất giữa ngoại hình và tắnh cách nhân vật

Chúng ta vẫn thường quan niệm những hiện tượng có sự hài hoà bên trong và bên ngoài , nội dung và hình thức là cái đẹp , ngược lại cái bên ngoài , hình thức lấn át nội dung , sự trống rỗng bên trong được che đậy bằng một vẻ ngoài hào nhoáng ta nghĩ đến cái hài ; khi cuộc sống bên trong , tài năng nhân cách cao hơn số phận , con người đương đầu với sức mạnh to lớn v ới một tinh thần đầy tự hào ta nghĩ đến cái cao cả và những tính cách cao đẹ p, mãnh liệt bị thất bại do giới hạn của thời đại , ta nghĩ về cái bi .

Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, cuộc sống xã hội đã trở thành một nhu cầu t ất yếu cần được phản ánh một cách sâu sắc. Tuy mỗi tác phẩm tác giả có cách xây dựng nhân vật khác nhau nhưng đều thể hiện trong các sáng tác của mình các phạm trù thẩm mỹ đối lập giữa cái xấu và cái đẹp, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn, cái bi và cái hài. Cái đẹp được biểu hiện trong phẩm chất và tài năng của nhân vật, đó là nét đẹp của những người trắ thức có tài năng và phẩm chất cao đẹp như Tự, bác Thống, Kha; đó còn là nét đẹp của những con người bình dị khác như bà nội Duy, cô Quyên, cô Đại Bàng, là Hoan hay vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong những tâm hồn trẻ thơ như bé Duy. Phạm trù cái đẹp và cái xấu trong sáng tác của Ma Văn Kháng được xây dựng rõ ràng, đó là sự hài hoà giữa hình thức và nhân cách nhân vật. Đọc các tác phẩm của Ma Văn Kháng, chúng ta dễ dàng nhận thấy một điều là nhà văn rất chú ý đến tương quan giữa ngoại hình và tắnh cách của nhân vật. Người có ngoại hình ưa nhìn, phúc hậu thường là những con người có tâm tắnh tốt đẹp. Bên cạnh đó, những con người có tâm tắnh xấu xa thường là những con người có vẻ ngoại hình khó coi. Thuật là kẻ thiếu thiện tâm thì được nhà văn miêu tả: Mặt hẹp như mặt chim, mũi nổi gồ ghề như sống dao.

71

Hai mắt sắc lạnh. Khuôn mặt sắc lạnh. Khuôn mặt đầy những đường nét biến đổi, không yên ổn, hơi hợm bãi. Đối với những kẻ dốt nát và đê tiện như Cẩm, Dương, Lại thì nhà văn khắc họa chi tiết, cụ thể. Cẩm dốt nát, thô bỉ thì nhà văn miêu tả: Cẩm to ngang, cục mịch, trùng trục một khối, quằn quại, trông thật khổ ải. Còn Dương, một Bắ thư chi bộ, một con người tự thị quyền hành hay tỏ ra hơn đời, một kẻ thắch danh hiệu, ưa thành tắch, máy móc, thụ động, giả tạo thì tác giả miêu tả khuôn mặt Dương là sản phẩm được bào giũa sau cả một quá trình tu luyện đã đạt đến điều hòa, an nhiên, tự tại - cái thần thái đặc sắc nhất của kẻ tự hiểu rõ và rất tin vào số mệnh hướng đạo tập thể của mình. Quan lớn Lại, Bắ thư Thị ủy, một con người dốt nát hèn hạ, thiếu văn hóa, tướng mạo được tác giả miêu tả cũng phần nào nói lên tắnh cách, bản chất của ông ta: Ông to như hộ pháp trong chùa, nhưng dài trên ngắn dưới, tai bẹp, mắt gườm gườm. Ông chẳng có một ánh cười trên đôi môi dày như đất nặn.

Như vậy, các tác giả thường xây dựng hệ thống nhân vật theo hai tuyến chắnh diện và phản diện nhằm đề cao cái đẹp và phê phán cái xấu còn tồn tại trong mỗi con người, trong cuộc sống. Cùng với việc xây dựng những phạm trù đối lập, các tác giả còn chú ý tạo tiết tấu căng thẳng, tạo độ căng của câu chuyện về đời sống nhức nhối giữa những mâu thuẫn nhằm thể hiện tư tưởng chủ đề một cách sáng rõ.

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)