Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 80)

B. NỘI DUNG

3.2.1.Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống

Đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng, đặc biệt là những tiểu thuyết ông

sáng tác vào những năm 80 của thế kỷ XX, người đọc như có được cơ hội chiêm ngưỡng tài năng diễn xuất bằng ngôn ngữ của một nghệ sĩ lớn, một người nghệ sĩ có biệt tài cùng lúc sắm vai nhiều nhân vật có tắnh cách và ngôn ngữ khác nhau. Ở đây, nhà văn như nhập vai, hoá thân vào mỗi nhân vật để ông thoả mãn tung hoành trong thế giới nội tâm vô cùng phong phú và phức

77

tạp của từng số phận, từng kiểu loại nhân vật trước hiện thực ngổn ngang, bộn bề của cuộc sống hôm nay.

Một điều dễ nhận thấy trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ này là, ngôn ngữ sử thi, trang trọng trong những tác phẩm viết dưới cảm hứng sử thi trước đây được thay thế bằng thứ ngôn ngữ dung dị đời thường như chắnh cuộc sống vậy. Hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá mọi mặt của cuộc sống thường nhật nên nhà văn cũng phải thay đổi ngôn ngữ trong các sáng tác của mình, ngôn ngữ mang tắnh sử thi giờ đây không còn phù hợp, mà thay vào đó là ngôn ngữ đời thường.

Khai thác một cách triệt để về khả năng miêu tả và biểu hiện của ngôn ngữ dung dị đời thường, Ma Văn Kháng đã mang đến cho người đọc một cái nhìn khá mới mẻ và toàn diện về mọi mặt của đời sống, với đầy đủ cách sống, cách cảm, cách nghĩ trong mỗi cá nhân con người như những gì vốn có. Nó không chỉ là sự trong sáng tươi đẹp, giản dị mà còn cả những cái thô nhám và dung tục. Qua đó thể hiện khát vọng được nói thật, nhìn thẳng vào sự thật của các nhà văn tiên phong trong hàng ngũ lực lượng tiền trạm của nền văn học thời kỳ Đổi mới.

Để miêu tả cuộc sống một cách chân thực nhất trong tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng cũng đã khai thác tối đa kho tàng thành ngữ, tục ngữ của nhân dân. Đây vốn là thứ ngôn ngữ suồng sã, thô nhám nhưng rất đỗi gần gũi thân thiết đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà vẫn tươi rói sự sống.

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 80)