Thế nào là giọng điệu nghệ thuật?

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 94)

B. NỘI DUNG

3.3.1. Thế nào là giọng điệu nghệ thuật?

Giọng điệu nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ của văn học, là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình sáng tạo nghệ thuật góp phần tạo nên phong cách và cá tắnh sáng tạo của nhà văn. Trong đời sống hằng ngày, ta thường chỉ nghe giọng nói là đã nhận ra người nói. Như vậy giọng điệu được hình dung trước hết như một tắn hiệu âm thanh có âm sắc, trường độ, cao độ... nó gắn liền với môi trường giao tiếp và có khả năng tạo tắnh khu biệt. Nhưng khi cất lên một tiếng nói, người nói bao giờ cũng muốn biểu thị một cảm xúc, một ý nghĩ nào đó. Do vậy, giọng điệu không chỉ

91

tồn tại như một tắn hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù mà còn hàm chứa thái độ, tình cảm, ứng xử của người nói trước các hiện tượng của đời sống. Khi trở thành một trong những thành tố của tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với giọng điệu ngoài cuộc sống.

Giọng điệu trong tác phẩm văn chương chắnh là tiếng nói của tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc thông qua đối tượng được phản ánh trong mỗi tác phẩm. Nó chứa đựng trong đó tất cả thái độ, quan điểm lập trường, tư tưởng của nhà văn. Chắnh vì vậy, mỗi tác phẩm văn học chứa đựng những sắc thái giọng điệu riêng của tác giả. Giọng điệu ấy góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ của tác phẩm và là yếu tố quan trọng đặc biệt tạo nên phong cách nhà văn.

Đến với Ma Văn Kháng ta bắt gặp giọng điệu trữ tình thiết tha sâu

lắng; giọng điệu triết lý, triết luận; giọng điệu mỉa mai châm biếm và giọng

điệu thương cảm xót xa. Cũng giống như bao tác giả khác, Ma Văn Kháng

không chỉ có một giọng điệu duy nhất mà ông còn sử dụng rất nhiều giọng điệu khác nhau. Tất cả những giọng điệu ấy, hoà quện trong tác phẩm góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn riêng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của ông, đồng thời còn góp phần quan trọng khẳng định phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng.

Một phần của tài liệu Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)