B. NỘI DUNG
3.2. Nghệ thuật sử dung ngôn ngữ
Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật?
Ngôn ngữ nghệ thuật là một thuật ngữ dùng để chỉ các phươg tiện được sử dùng trong một ngành nghệ thuật, một sáng tác nghệ thuật. Chúng ta đều biết rằng, mỗi loại hình nghệ thuật đều có một ngôn ngữ nghệ thuật làm phương tiện thể hiện riêng. Người ta có thể nói ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ điện ảnh, ngôn ngữ ba lê, ngôn ngữ điêu khắcẦ, ngôn ngữ văn học. Vậy ngôn ngữ nghệ thuật chắnh là Ộmột hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện, hệ thống quy tắc thông báo bằng tắn hiệu thẩm mỹ của một ngành, một sáng tác nghệ thuậtỢ[54, tr. 185].
Thực tế cho thấy mỗi loại hình nghệ thuật có một đặc điểm riêng và một phương tiện sáng tác riêng. Nếu âm thanh là phương tiện sáng tác trong âm nhạc; màu sắc và đường nét là phương tiện sáng tác trong hội hoạ, thì ngôn ngữ nghệ thuật được xem là phương tiện sáng tác tác phẩm văn học.
Nhà văn M.Gorki đã khẳng định rằng Ộngôn ngữ nghệ thuật là yếu tố thứ nhất của văn họcỢ. Nó là công cụ giúp nhà văn xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống con người trong tác phẩm. Ngoài ra, ngôn ngữ nghệ thuật còn là công cụ tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng, tình cảmẦ của nhà văn qua mỗi hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Thông qua ngôn ngữ văn học các nhà văn thể hiện tài năng của mình. Ngôn ngữ nghệ thuật là loại ngôn ngữ đặc biệt, hoàn toàn khác biệt với khẩu ngữ, và từ ngữ trong giao tiếp hằng ngày. Theo Eagleton viết trong cuốn Nhập môn Lý luận văn học:
ỘVăn học là một loại ngôn ngữ Ộđặc biệtỢ, đối lập với thứ ngôn ngữ Ộthực dụngỢ chúng ta thường dùngẦỢ[6].
Tác giả Phương Lựu cũng đã cho rằng, ngôn từ văn học Ộlà ngôn từ của một tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngôn từ giầu tắnh hình tượng và giầu sức biểu hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác
75
động thẩm mỹ tới người đọcỢ[54, tr. 185]. Cùng với Phương Lựu, Huỳnh Như Phương quan niệm: Ngôn từ trong tác phẩm văn học là kiểu lời nói nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ của một xã hội mà ông ta đã tiếp thu đượcỢ [54, tr. 170].
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo theo quy luật chung của nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một ý nghĩa mà Ộkhông một phát ngôn nào có thể thay thế đượcỢ (G.V.Xtapanôp). Ngôn ngữ nghệ thuật có nhiệm vụ thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng thẩm mĩ. Chức năng này được xác định trong hệ thống các hình tượng tác phẩm và phong cách tác giả, bởi ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện tài năng của nhà văn.
Như vậy, ngôn từ muốn được hoàn thiện thành ngôn ngữ nghệ thuật phải nhờ khả năng lao động sáng tạo của nhà văn. M.Gorki đã cho rằng: Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học, nhà văn Nga V.Kôrôlenkô đã tâm sự: ỘTôi muốn rằng mỗi một từ, mỗi một câu phải đúng với giọng điệu, phải đúng chỗ và trong mỗi câu, thậm chắ nếu có thể được, trong câu tách riêng ra, có thể lắng nghe thấy được tâm trạng trung tâm, nếu có thể nói như vậy đượcỢ[32, tr. 192]. Trong mối quan hệ chặt chẽ ấy, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành phương thức tồn tại, phương tiện biểu hiện nội dung, đồng thời có thể biểu hiện trực tiếp và rõ nét phong cách, tài năng của nhà văn.
Chuyển đổi từ đề tài dân tộc miền núi sang đề tài đời sống đô thị, thành công của tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới là một bước chuyển đổi mạnh mẽ, bắt đầu bằng tư duy nghệ thuật. Sự chuyển hướng trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng không chỉ dừng lại ở đề tài, thể loại, cấu trúc, điểm nhìnẦ mà còn đổi mới trong việc sử dụng ngôn ngữ. Việc đổi mới tư duy nghệ thuật ấy đã tạo nên trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng nhiều
76
giọng điệu khác nhau. Nói đến nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng ta không thể không nói đến ngôn ngữ nghệ thuật - một trong những thành tựu đặc sắc góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Điều đáng nói là kể từ ỘMưa mùa hạỢ trở về sau, Ma Văn Kháng đã làm nên một dấu ấn riêng khu biệt với nhiều người, một chất liệu hiện thực kiểu Ma Văn Kháng, một cách khai thác kiểu Ma Văn Kháng, một giọng điệu riêng và ngôn ngữ riêng của Ma Văn Kháng. Đặc biệt là ngôn ngữ, nghiên cứu về phương diện này Giáo sư Phong Lê trong cuốn
ỘNgười trong vănỢ đã khẳng định: ỘNếu muốn tìm đến sự phong phú của
ngôn ngữ - áp cận được vào thì hiện tại tôi nghĩ cần đọc Ma Văn Kháng và trước đó là Tô Hoài. Đó là hai trong số ắt người viết có được cả một kho chữ thật rủng rỉnh để tiêu dùng. Và do có cả một cái kho, nên anh là người không ưa dùng chữ mòn. Dẫu là quen hay lạ, chữ nghĩa khi đã qua tay Ma Văn Kháng là cứ ánh chói lên cái nội lực bên trong của nóỢ.
Quả đúng như vậy, giở những trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng người đọc như được lặn ngụp, thoả thắch trong dòng ngôn ngữ vô cùng phong phú mà không hề thấy trùng lặp. Ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng không cầu kỳ, hoa mỹ, diễm lệ mà là thứ ngôn ngữ ngồn ngộn chất sống dung dị đời thường. Đời thường là thế nhưng lại luôn tươi rói sự sống, giàu tắnh biểu cảm giản dị mà trong sáng một cách lạ lùng.