Trường hợp một đơn vị ngôn ngữ kiêm những chức năng-nghĩa khác nhau trong những phạm vi chuyên môn khác nhau:

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 58)

- Tầng nghĩa biểu trƣng

1 TĐ Triết học (275 thuật ngữ)

2.4.2. Trường hợp một đơn vị ngôn ngữ kiêm những chức năng-nghĩa khác nhau trong những phạm vi chuyên môn khác nhau:

khác nhau trong những phạm vi chuyên môn khác nhau:

Ví dụ 1:

Biểu tƣợng (d.) [36, tr.18]: Thuật ngữ này xuất hiện trong cả lĩnh vực triết học và lĩnh vực tin học. Khi đó, nó mang chức năng-nghĩa khác nhau.

* Lĩnh vực triết học: “Biểu tượng” là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”.

* Lĩnh vực tin học: “Biểu tượng” là “kí hiệu bằng đồ hoạ trên màn hình máy tính, ngƣời sử dụng máy có thể dùng con chuột trỏ vào đấy để chọn một thao tác hoặc một ứng dụng phần mềm nào đó”.

Vd: “Vào Tools/ Customize…(Hoặc click chuột phải lên biểu tượng nút nhấn trên thanh công cụ và chọn Customize…)”

[http://www.quantrimang.com/view.asp?Cat_ID= 20&news_id=33482, “Thay đổi biểu tƣợng của nút nhấn trên thanh công cụ” 13/11/2006,11h:15] Ví dụ 2:

Công thức (d.): xuất hiện trong cả lĩnh vực toán học và lĩnh vực hoá học. * Lĩnh vực toán học: “Công thức” là “nhóm kí hiệu diễn tả gọn một sự kiện tổng quát, một quy tắc, nguyên lý hoặc khái niệm”.

Vd: Công thức diện tích (S) hình chữ nhật (có các cạnh a, b) là S = ab. * Lĩnh vực hoá học: “Công thức” là “nhóm kí hiệu hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất”.

Vd: Công thức của nước là H2O. Ví dụ 3:

Bản năng (d.): xuất hiện trong lĩnh vực triết học và kinh tế học.

* Lĩnh vực kinh tế học: “Bản năng” là “một cách lý giải về đầu tƣ cho rằng không thể sử dụng mô hình toán để xác định đầu tƣ, mà phải phân tích đầu tƣ trên cơ sở nhận biết bản năng hay tính khí của nhà kinh doanh, tức phản ứng tự nhiên của họ. Chính bản năng của các nhà kinh doanh tạo ra làn sóng lạc quan và bi quan trong nền kinh tế” [45, tr.10].

* Lĩnh vực triết học: “Bản năng” là “hình thức hoạt động tâm lý, một kiểu hành vi. Theo nghĩa rộng, bản năng đối lập với ý thức. Theo nghĩa đặc thù hơn, bản năng là hành vi vốn có của một loài động vật nào đó đƣợc củng cố bằng tính di truyền sinh vật học” [47, tr.26].

Ví dụ 4:

Câu hỏi (d.): xuất hiện trong lĩnh vực triết học và lĩnh vực ngôn ngữ học. * Lĩnh vực triết học: “Câu hỏi” là “mệnh đề ghi nhận những yếu tố không biết rõ và cần phải làm sáng tỏ của một tình hình, nhiệm vụ nào đó” [47, tr.77].

* Lĩnh vực ngôn ngữ học: “Câu hỏi” là “biểu thị sự hỏi và khi viết đƣợc kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)” [46, tr.38].

Vd: “Anh đi đâu đấy?” là câu hỏi.

Ví dụ 5:

Mệnh đề (d.)

“Mệnh đề” là “một phát biểu khẳng định một sự kiện nào đó, sao cho khẳng định đó nhận một trong hai giá trị „đúng‟ hoặc „sai‟ ”.

Vd: (1) Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. (2) Số 7 chia hết cho 2.

Mệnh đề (1) nhận giá trị đúng, mệnh đề (2) nhận giá trị sai.

* Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, “mệnh đề” là “một phần của câu, gồm một vị ngữ và ít nhất một chủ ngữ (hoặc ẩn hoặc hiện)”.

[http://vi.wiktionary.org/wiki]

Vd: Câu “chúng ta phải biết rằng chúng ta có vinh dự sống trong một thời đại rất to lớn” (Hồ Chí Minh) có hai mệnh đề.

* Trong lĩnh vực triết học, “mệnh đề” là “lời phát biểu một điều phán đoán về giá trị hay sự tồn tại của sự vật”. [http://vi.wiktionary.org/wiki]

Vd: “Trong cái sôi động đến mức hỗn độn ấy, chúng ta không hề thấy vang lên một tiếng nói nào có đủ sức nặng thuyết phục theo kiểu: Cái này đúng, và đúng vì…; cái kia sai và sai vì…Mệnh đề bị bỏ lửng, bị khuyết thiếu như vậy đáng lý phải có sức cám dỗ, mời gọi những kiến giải, phân tích của cả làng âm nhạc…” [www.vietnam.net,03/09/2005, “Nhạc trẻ và những mệnh đề…lửng lơ con cá vàng”]

2.5. Tiểu kết:

Vậy là sau khi chấp nhận cơ sở lý luận ở chƣơng 1, chƣơng 2 này chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi từ loại danh từ. Kết quả khảo sát cho thấy ở từ loại danh từ mà phạm vi đề cập tới là danh từ chung, do đặc điểm chức năng-nghĩa của chúng, đã có quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa trong tính đồng nhất của từ với tỷ lệ khá cao. Quá trình chuyển đổi này xảy ra trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên- công nghệ cũng nhƣ khoa học xã hội-nhân văn.

Những phân tích định tính, tức dung lƣợng kiêm chức của các nghĩa cũng khá đa dạng. Dung lƣợng này không chỉ trong một chuyên ngành khoa học mà có thể thuộc các chuyên ngành khác nhau với nội dung nghĩa khác nhau.

Có thể nói những biểu hiện về mặt định lƣợng cũng nhƣ định tính chứng tỏ quá trình thuật ngữ hoá từ thƣờng, quá trình trí tuệ hoá nội dung nghĩa từ từ thƣờng qua thuật ngữ là quá trình hiện thực trong tiếng Việt. Đây cũng là một phƣơng thức cấu tạo thuật ngữ, phát triển từ vựng-ngữ nghĩa cần triệt để khai thác.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)