Sự chuyển đổi chức năng-nghĩa có nhiều hình thức và mức độ khác nhau: chuyển đổi chức năng-nghĩa, chuyển đổi phạm trù. Chuyển đổi chức năng-nghĩa thuộc nhiều mức độ khác nhau, trong đó chuyển đổi từ loại đƣợc thể hiện rõ nhất. Đó là hiện tƣợng dƣới hình thức một vỏ ngữ âm mà những từ có thể đƣợc dùng theo nghĩa và chức năng của các từ loại khác nhau. Chẳng hạn sự chuyển hoá về từ loại trong tiếng Việt: có những từ vừa có thể đƣợc dùng với tƣ cách ngữ pháp của từ loại này (danh từ) lại vừa có thể đƣợc dùng với tƣ cách ngữ pháp của từ loại khác (động từ hoặc tính từ).
huống nhất định. Chuyển loại là hiện tƣợng tích cực, xảy ra trong hầu hết các ngôn ngữ, đặc biệt ở các loại hình ngôn ngữ đơn lập-phân tích tính, nhƣ tiếng Việt. Chuyển loại là một phƣơng thức cấu tạo từ nhờ đó một từ mới thuộc phạm trù từ loại này đƣợc tạo ra từ một phạm trù từ loại khác mà vẫn giữ nguyên vỏ âm thanh, đồng thời tạo ra ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với ý nghĩa của từ xuất phát và nhận những đặc trƣng ngữ pháp mới (thể hiện ở khả năng kết hợp và chức năng làm thành phần câu) khác với những đặc trƣng ngữ pháp của từ xuất phát. Hiện tƣợng ngữ pháp “danh hoá” các động từ, tính từ và giữ lại nguyên vỏ ngữ âm của từ là một hƣớng tích cực, cho phép tăng cƣờng năng lực hoạt động của các từ loại trong ngôn ngữ này. Ví dụ:
Thắng lợi (1) của chúng ta rất to lớn. Chúng ta đang thắng lợi(2) lớn.
Chúng ta rất thắng lợi(3) trong việc này.
thắng lợi(1) là danh từ trừu tƣợng; thắng lợi(2) là động từ; thắng lợi(3) là tính từ.
Một ví dụ khác:
Anh cho tôi mượn cái cưa1 để tôi cưa2 cây.
"cưa" vừa đƣợc sử dụng với tƣ cách ngữ pháp của từ loại danh từ (cưa1) vừa với tƣ cách của từ loại động từ (cưa2).
Đó chính là sự chuyển loại giữa các thực từ. Hiện tƣợng chuyển loại này có thể diễn ra ở các phạm trù sau:
+ Danh từ chuyển thành động từ. + Danh từ chuyển thành tính từ. + Động từ chuyển thành danh từ. + Tính từ chuyển thành danh từ. Ví dụ:
+ Tôi mua bào để bào tấm ván. danh từ -> động từ
+ Cô ấy là ngƣời Hà Nội mà chẳng Hà Nội chút nào. danh từ -> tính từ
Để có kết luận xác đáng một từ vốn là danh từ chuyển thành động từ hay động từ chuyển thành danh từ,...chúng ta cần phải có căn cứ mang tính khách quan, có nghĩa là phải truy xét nguồn gốc của từ (từ nguyên học). Ở Việt ngữ học, những công trình công phu, điển hình nghiên cứu về sự chuyển đổi này có thể xem bài viết “Một cách lý giải mối quan hệ ngữ nghĩa giữa động từ chuyển động có định hƣớng và từ chỉ hƣớng trong tiếng Việt” của Hà Quang Năng và gần đây nhất là luận án Tiến sĩ ngữ văn “Hiện tƣợng chuyển hoá từ thực từ sang hƣ từ trong tiếng Việt” (theo lý thuyết ngữ pháp hoá) của Trần Thị Nhàn (2004); luận án Phó tiến sĩ “Quá trình chuyển hoá của một số thực từ thành giới từ trong tiếng Việt” của Vũ Văn Thi (1995). Những công trình nghiên cứu đó không chỉ nói về việc chuyển từ loại giữa thực từ với nhau mà hiện tƣợng chuyển hoá từ thực từ sang hư từ: trong đó một số danh từ, động từ, tính từ (thực từ) đƣợc dùng với tƣ cách của các “từ chức năng” (hƣ từ); ý nghĩa và chức năng của cả thực từ và hƣ từ cùng song song tồn tại dƣới một vỏ ngữ âm. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong luận án của Vũ Văn Thi và luận án của Trần Thị Nhàn. Hiện tƣợng chuyển hoá từ thực từ sang hƣ từ trong tiếng Việt là hiện tƣợng về những từ có cùng vỏ ngữ âm, có sự liên hệ ít nhiều về ngữ nghĩa, đƣợc sử dụng với ý nghĩa và chức năng khác nhau trong các cấu trúc cú pháp và kiểu câu khác nhau. Đó là sự chuyển hoá nghĩa phạm trù.
Ví dụ:
- Đã là một yếu tố đƣợc ngữ pháp hoá + Đã nhƣ một phó từ: Trời đã chiều.
+ Đã nhƣ một tiểu từ tình thái cuối câu: Mình phải nghỉ một lát đã. ...
Nhận xét về hiện tƣợng này, tác giả Cao Xuân Hạo đã viết: "các giới từ có gốc gác vị từ hay danh từ của tiếng Việt còn giữ gần y nguyên nghĩa từ vựng của nó" [15, tr.394]. Nói là “gần y nguyên” có nghĩa là đã thay đổi, biến đổi, việc chuyển chức năng (thực từ qua hƣ từ) đã làm cho nghĩa thay đổi, có sự chuyển đổi chức năng-nghĩa xảy ra. Lê Văn Lý tuy không đề cập tới khái niệm "chuyển từ loại" nhƣng khi định nghĩa về "hƣ từ" đã chỉ ra nguồn gốc thực từ của nó, điều này chứng tỏ rằng các thực từ đã chuyển hoá thành hƣ từ. "Hƣ tự hay tự ngữ rỗng là những tự ngữ đã đƣợc xếp vào một tự loại rồi, nhƣng đã mất đặc tính và một phần ý nghĩa của chúng và đƣợc sử dụng nhƣ những dụng cụ ngữ pháp" [22, tr.99]. Khi nghiên cứu quá trình chuyển hoá của một số thực từ thành giới từ trong tiếng Việt, Vũ Văn Thi cho rằng đây là quá trình “hƣ hoá”, “các từ mất dần nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp đƣợc tăng cƣờng trong chức vụ ngữ pháp mới, trong một cấu trúc cú pháp mới nhằm mở rộng khả năng diễn đạt của câu, cho nên có thể gọi đây là quá trình hƣ hoá-ngữ pháp hoá. Cơ chế của quá trình này là việc sử dụng từ vào một cấu trúc mới khác thƣờng tạo nên hiện tƣợng mờ dần và mất dần nghĩa trong quá trình sử dụng” [35, tr.144].
Trong bài “Một cách lý giải mối quan hệ ngữ nghĩa giữa động từ chuyển động có định hƣớng và từ chỉ hƣớng trong tiếng Việt”, Hà Quang Năng nói đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa động từ chuyển động có định hƣớng và từ chỉ hƣớng trong tiếng Việt thực chất là nói đến hiện tƣợng chuyển loại thực từ sang hƣ từ. Xem xét các quan hệ ngữ nghĩa giữa các động từ chuyển động có định hƣớng và những từ chỉ hƣớng có vỏ âm thanh
tƣơng ứng trong tiếng Việt thì thấy rằng: đây là quá trình biến động ngữ nghĩa theo con đƣờng hƣ hoá dần các ý nghĩa từ vựng, diễn ra đều đặn và có quy luật ở tất cả các từ, mà ý nghĩa từ vựng ban đầu của chúng là những động từ chuyển động có định hƣớng để trở thành các từ chỉ hƣớng tạo ra những đơn vị từ vựng mới chuyên dùng chỉ hƣớng nhằm đáp ứng yêu cầu cần thông báo về hƣớng vốn không tồn tại trong bản thân cấu trúc nghĩa của hàng loạt các động từ chuyển động khác và các động từ biểu thị mọi hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của con ngƣời. Đây là quá trình hƣ hoá ý nghĩa từ vựng hoặc ngữ pháp hoá các thực từ vốn là động từ chuyển động có định hƣớng để trở thành các từ chỉ hƣớng trong tiếng Việt diễn ra theo hƣớng rút gọn cấu trúc nghĩa hoặc thay đổi thực trạng của một hoặc một số nét nghĩa của từ xuất phát (tức là những động từ chuyển động có định hƣớng).
Ví dụ:
+ Anh ấy đến1 lớp rồi.
-> đến1 là động từ chuyển động có định hƣớng.
+ Em bé chạy đến2 chỗ mẹ.
-> đến2 là từ chỉ hƣớng.
Các từ chỉ hƣớng trong tiếng Việt đƣợc tạo ra từ các động từ chuyển động có định hƣớng tƣơng ứng nhờ phƣơng thức cấu tạo từ bằng con đƣờng chuyển loại nghĩa là từ mới đƣợc tạo ra bằng cách giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát đồng thời tạo ra ý nghĩa từ vựng mới do sự biến động cấu trúc nghĩa của từ xuất phát trong quá trình hoạt động của chúng và mang những đặc trƣng ngữ pháp mới khác với đặc trƣng ngữ pháp của từ xuất phát về từ loại, vai trò, chức năng làm thành phần câu. Khi nghiên cứu hiện tƣợng chuyển loại, tác giả Hà Quang Năng cho rằng:
+ Các từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức chuyển loại luôn luôn có cấu trúc nghĩa đơn giản hơn so với cấu trúc nghĩa của từ xuất phát.
+ Hiện tƣợng chuyển loại là kết quả của quá trình biến động ngữ nghĩa (thay đổi cấu trúc nghĩa) xảy ra trong quá trình hoạt động hành chức của các đơn vị từ vựng nhằm tạo ra một đơn vị từ vựng mới đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng ngôn ngữ đó.
+ Các thực từ có thể chuyển hoá từ loại lẫn nhau và các thực từ có thể chuyển hoá sang hƣ từ, nhƣng hoàn toàn không có khả năng chuyển hoá từ loại theo hƣớng ngƣợc lại.
Theo Hà Quang Năng, hai tiêu chí quan trọng để nhận biết hiện tƣợng chuyển loại:
+ Về ý nghĩa, hiện tƣợng chuyển loại xảy ra khi có sự thay đổi về cấu trúc ngữ nghĩa biểu niệm của từ.
+ Về mặt ngữ pháp, khi có hiện tƣợng chuyển loại thì đặc trƣng ngữ pháp của từ thay đổi, biểu hiện sự khác nhau trong khả năng kết hợp và chức năng của từ trong câu.
Ngoài ra, một số tác giả đã đƣa ra những kiến giải về hiện tƣợng chuyển loại:
+ Hồ Lê cho rằng: Chuyển loại là hiện tƣợng mà vẫn giữ nguyên vỏ ngữ âm của từ cũ, nghĩa mới có mối quan hệ lôgíc với nghĩa của từ cũ và có đặc trƣng ngữ pháp khác với đặc trƣng ngữ pháp của từ cũ [19].
+ Nguyễn Văn Tu cho rằng: Khi có hiện tƣợng chuyển loại thì có hiện tƣợng biến đổi về nghĩa [37].
+ Hoàng Văn Hành cho rằng: Thực chất của hiện tƣợng chuyển loại là sự thay đổi cơ cấu nghĩa của từ [14].
Trong bài viết “Về vai trò của những nhân tố ngữ pháp trong sự phân định các biến thể từ vựng-ngữ nghĩa”, tác giả Lê Quang Thiêm đã lấy tiêu
chí ngữ pháp để phân tích, phân giới nghĩa của từ. Với một từ đa nghĩa, sự phân biệt cách dùng, những tiêu chí ngữ pháp cụ thể cho phép phân biệt đƣợc những nghĩa khác nhau của từ. Các nhân tố ngữ pháp tồn tại đồng thời với sự phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp, các phạm trù ngữ pháp và các phạm trù từ vựng-ngữ nghĩa. Những nhân tố ngữ pháp là những cái thuộc diện ngữ pháp, có thuộc tính ngữ pháp có đặc trƣng ngữ pháp... Những nhân tố ngữ pháp này hoàn toàn không tách rời những nhân tố ngôn ngữ khác trong đó có nhân tố từ vựng-ngữ nghĩa. Những nhân tố ngữ pháp là những nhân tố thuộc về nội bộ ngôn ngữ. Ở Việt ngữ, nhân tố ngữ pháp có tác động đến biến thể từ vựng-ngữ nghĩa rõ nhất là các nhân tố từ vựng-ngữ pháp. Loại nhân tố này vừa có thuộc tính từ vựng vừa có thuộc tính ngữ pháp, hay nói đúng hơn là sự kết hợp cả hai thuộc tính này. Khi một tín hiệu nào đó mà nội dung ngữ nghĩa đƣợc thể hiện bằng các khả năng kết hợp khác nhau với các hệ thống từ chứng khác nhau thì ta có thể đoán định chúng có các ý nghĩa khác nhau hoặc đã chuyển loại thành các đồng âm cùng gốc. Xét ở diện biến đổi phát triển thì có thể nói: nếu một từ nào đó hiện đang dùng với nghĩa đã có cùng với các khả năng kết hợp đang có khi xuất hiện một khả năng kết hợp với các từ chứng mới thì đó là dấu hiệu của sự xuất hiện biến thể từ vựng-ngữ nghĩa mới.
Chẳng hạn: từ “cặp” có nghĩa một là “đồ dùng đựng sách vở, tài liệu” (Ví dụ: cái cặp bằng da, chiếc cặp của học sinh). Với các kết hợp “chiếc cặp trước”, “dùng cặp gánh rơm” có nghĩa là: vật cấu tạo bằng hai thanh cứng dùng để gánh rơm, gắp than, kẹp tóc...Nhƣng khi phân tích nghĩa “cặp”
trong các kết hợp: cặp quần áo trên dây phơi, cặp lại tóc, ...thì khả năng kết hợp cho chúng ta dấu hiệu, tiêu chí để xác định một nghĩa khác nghĩa chỉ sự hoạt động “kẹp để giữ chặt lại”. Rõ ràng ba nghĩa trên đây tồn tại với sự tác
động của những nhân tố ngữ pháp khác nhau. Nhân tố từ vựng-ngữ pháp thể hiện rõ nét ở trƣờng hợp thứ ba.
Việc lấy tiêu chí ngữ pháp để xác định nghĩa của từ có một số dấu hiệu sau:
+ Nhân tố kết hợp ngữ pháp đƣợc xác định chủ yếu bằng vị trí của từ trong ngôn ngữ.
+ Nhân tố ngữ pháp đặt điều kiện cho sự xác định các biến thể từ vựng là sự kết hợp cú pháp: quan hệ của từ đang xét với bổ ngữ, trạng ngữ, giới từ,...; chức năng cú pháp của từ trong câu và vị trí cú pháp của từ đó. Nhƣ vậy việc chuyển đổi chức năng-nghĩa xảy ra ở hai mức độ. Mức độ thứ nhất là chuyển từ loại trong phạm vi các từ loại thực từ với nhau và giữa thực từ thành hƣ từ do quá trình hƣ hoá hoặc ngữ pháp hoá. Mức độ thứ hai là chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi nghĩa (đa nghĩa) của từ trong sự đồng nhất từ.
Mức độ, phạm vi mà chúng ta nghiên cứu không phải là chuyển đổi chức năng-nghĩa phạm trù (mức độ thứ nhất) mà là khảo sát sự chuyển đổi chức năng trong nội bộ một từ dẫn đến sự thay đổi nghĩa, định hình nội dung nghĩa trong những phạm vi chức năng khác nhau (mức độ thứ hai). Chẳng hạn: nghĩa thuật ngữ là một khái niệm xác định về sự vật, vì nó phản ánh những thuộc tính bản chất nhất, cần và đủ để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Trong khi đó, nghĩa thƣờng dùng, tuy cũng biểu thị khái niệm nhƣng những thuộc tính của sự vật đƣợc phản ánh không phải bao giờ cũng là thuộc tính cơ bản.
Ví dụ: Trong cách hiểu thông thƣờng, “cá voi” đƣợc liệt vào loài cá, trong cách hiểu khoa học, cá voi không phải là loài cá, mà là động vật có vú. Nhƣ vậy, hình thức chuyển di ngữ nghĩa vừa xét thực chất là sự chuyển di phạm vi ứng dụng của một nghĩa, thƣờng là nghĩa gốc, nghĩa căn bản của từ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, với những cách nhìn từ những góc độ khác nhau.
Một ví dụ khác: "no" vốn có nghĩa là "ở trạng thái ăn đã đủ thoả mãn cái đói" (Vd: ăn no; no bụng đói con mắt;...). Từ nghĩa cơ bản này, "no" đƣợc dùng với nghĩa chuyển để nói về các chất hoá học "ở trạng thái đã kết hợp đủ, không còn hoá trị tự do để kết hợp thêm nguyên tố khác" (Vd: Mêthan là một carbur no). Liên quan đến sự phân biệt chức năng-nghĩa, sự chuyển đổi chức năng-nghĩa (xét về diện biến đổi, phát triển) gần đây đã có những kiến giải mới.
Trong phân tích nghĩa từ vựng của ngôn ngữ có tác giả đã chú ý xác định phạm vi hoạt động, chức năng và vai trò của các đơn vị ngôn ngữ với nội dung nghĩa thuộc loại hình chức năng khác nhau. Chức năng của từ là đơn vị quan trọng của ngôn ngữ xét về mặt giao tiếp, tƣ duy, cấu tạo.
Theo Lê Quang Thiêm, thuộc phạm vi nghĩa từ vựng ta có thể nhận thấy các quá trình chức năng tạo nghĩa sau:
+ Chức năng tạo mã, lập mã, cụ thể là thực hiện chức năng định danh, chức năng biểu niệm, chức năng biểu trƣng hoá.
+ Chức năng thực dụng, chức năng trí tuệ sáng tạo, chức năng nghệ thuật văn hoá của từ bộc lộ.
+ Chức năng thành tố cấu tạo: tham gia cấu tạo cú đoạn, câu, lời trên trục tuyến tính và chức năng làm thành tố của hệ thống trong hệ đối vị, trục hệ hình.
Căn cứ vào các loại chức năng, Lê Quang Thiêm đã tổng hợp thành các tầng nghĩa chức năng sau đây [34]:
Nghĩa biểu niệm - Khái niệm khoa học (scientific concept)