SỰ CHUYỂN ĐỔI CHỨC NĂNG-NGHĨA TRONG PHẠM VI DANH TỪ

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 35)

- Tầng nghĩa biểu trƣng

SỰ CHUYỂN ĐỔI CHỨC NĂNG-NGHĨA TRONG PHẠM VI DANH TỪ

DANH TỪ

Nhƣ phần cơ sở lý luận ở chƣơng một mà chúng tôi đã xác định, phạm vi chuyển đổi chức năng-nghĩa mà chúng tôi dành để khảo sát trong luận văn này là trong khuôn khổ nội dung nghĩa của một đơn vị đồng nhất. Điều này có nghĩa là khảo sát những loại/kiểu nghĩa khác nhau của một từ đa chức năng từ vựng và đa nghĩa. Tuy nhiên đa chức năng ở đây là thuộc phạm vi một từ loại (trƣờng hợp chuyển loại không thuộc phạm vi xem xét). Chính vì xác định giới hạn của vấn đề nhƣ vậy, chúng tôi dành chƣơng hai cho việc phân tích, miêu tả sự chuyển đổi chức năng-nghĩa hay là kết quả của quá trình thuật ngữ hoá thuộc phạm vi danh từ. Trong chƣơng sau, chúng tôi sẽ nói về phạm vi của động từ và tính từ.2.1. Về các loại danh từ: Danh từ là một trong những từ loại quan trọng bậc nhất của tiếng Việt hiện đại. Đây là một từ loại bao gồm một khối lƣợng từ rất lớn, lại có một hệ thống phạm trù từ vựng ngữ pháp và một hệ thống phạm trù thuần tuý ngữ pháp rất phức tạp. Đề cập tới từ loại danh từ, tức là đề cập đến một loại vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt về mặt lý luận đối với ngữ pháp tiếng Việt nói riêng, đối với ngữ pháp các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập và phân tiết nói chung. Trọng tâm vấn đề chúng tôi khảo sát không phải là bình diện ngữ pháp của danh từ mà là đặc điểm chuyển đổi chức năng-nghĩa thuộc phạm vi ngữ nghĩa. Những lý luận chung cho thấy ngữ nghĩa và ngữ pháp là hai bộ môn khác nhau nhƣng chúng có quan hệ khăng khít với nhau. Vì vậy khi tập trung xem xét bộ môn này thì không quên mối quan hệ đó. Hơn nữa ở dây nói về chuyển đổi chức năng-nghĩa thì quan hệ đó càng thể hiện rõ nét. Danh

trong kho từ vựng tiếng Việt, danh từ có vai trò quan trọng bậc nhất trong cơ cấu ngữ pháp. Danh từ cùng với động từ tạo nên cái trục mà quay quanh nó là những vấn đề chủ yếu về từ pháp và cú pháp tiếng Việt. Danh từ có khả năng rất lớn về cấu tạo từ. Mỗi động từ, tính từ trong tiếng Việt có khả năng danh hoá do kết quả của cách thức tri nhận, bởi một danh từ tƣơng ứng bằng cách kết hợp với một chỉ tố ngữ pháp nào đó. Hiện tƣợng ngữ pháp “danh hoá” các động từ và tính từ trên cách dùng và giữ lại nguyên vỏ ngữ âm của từ là một hƣớng tích cực, cho phép tăng cƣờng năng lực hoạt động của các từ loại trong tiếng Việt. Có tác giả đã nhận xét: “Ý nghĩa của từ vựng khái quát hoá thành đặc trƣng ngữ pháp của danh từ là ý nghĩa thực thể (hay nội dung ý nghĩa từ vựng có tính vật thể). Hiểu theo nghĩa rộng, ý nghĩa thực thể là ý nghĩa chỉ sự vật, chỉ khái niệm về sự vật và những gì đƣợc “sự vật hoá”. Danh từ biểu thị mọi “thực thể” tồn tại trong thực tại, đƣợc nhận thức và đƣợc phản ánh trong tƣ duy của ngƣời bản ngữ nhƣ là những sự vật” [2]. Do đặc điểm chung của nghĩa danh từ nhƣ vậy nên việc phân loại danh từ thành các lớp con khá đa dạng và phức tạp. Đó là vì trong nội bộ danh từ, sự biểu hiện các đặc trƣng phân loại thƣờng đan chéo vào nhau, thiếu rành mạch dứt khoát giữa các lớp con trên cả ba mặt: ý nghĩa, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Bởi vậy đối với các tác giả khác nhau, quá trình phân loại thƣờng tiến hành từng bƣớc, ở mỗi bƣớc vận dụng tiêu chuẩn theo một diện đối lập thích hợp để tách dần các lớp con trong danh từ. Chẳng hạn Diệp Quang Ban đã đƣa ra bảng tóm tắt sau [2]:

Các lớp con danh từ Ví dụ Bản chất của ý nghĩa sự vật gắn với danh từ

Danh từ riêng Nguyễn Đình Chiểu,

Thế Lữ, Mêkông,… Chỉ sự vật cá biệt Danh từ chung Tổng hợp Đếm đƣợc Bọn, lũ, đám, đoàn, đội,… Chỉ “loại”, chỉ đơn vị tập hợp Không đếm đƣợc Bàn ghế, nhà cửa, bạn bè, trâu bò, máy móc Chỉ khái niệm sự vật tổng hợp khái quát và trừu tƣợng

Không tổng hợp

Đếm đƣợc

Con, cái, đứa, bức, mét,..

Chỉ “loại”, chỉ đơn vị riêng lẻ

Học sinh, thợ, cha, cô, thƣ kí

Chỉ khái niệm sự vật đơn thể cụ thể

Nết, tiếng, mùi, vị, cuộc, trận

Chỉ khái niệm sự vật đơn thể trừu tƣợng và khái quát Không

đếm đƣợc

Muối, đƣờng, cát, đá,

dầu, khí Chỉ sự vật - chất thể

Ở một chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu hơn về từ loại danh từ, ta gặp cách phân loại khác. Trong cuốn “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại”, Nguyễn Tài Cẩn đƣa ra bảng phân loại danh từ nhƣ sau [6]:

Danh từ riêng Danh từ chung Danh từ tổng hợp Danh từ không tổng hợp Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ ngƣời

Danh từ chỉ sự vật + khái niệm trừu tƣợng Danh từ chỉ động vật, thực vật

Trong một phần giáo trình cơ sở, Vũ Đức Nghiệu cũng cố gắng đƣa ra cách hiểu nghĩa danh từ với nghĩa cùng vài dấu hiệu ngữ pháp mà nó thể hiện. Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ vật (hiểu rộng, bao gồm cả ngƣời, động vật, thực vật, đồ vật, các chất, những khái niệm trừu tƣợng về vật tƣơng đƣơng với những thứ vừa kể) có thể đứng trƣớc các từ ấy, nọ,… và thƣờng giữ vai trò chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Vậy là một cách chung nhất có thể hiểu: danh từ có chức năng định danh các sự vật hiện tƣợng. Danh từ đƣợc phân thành hai loại: danh từ chung và danh từ riêng.

Do mục đích chính của luận văn là phân tích ngữ nghĩa nên phạm vi xem xét trong chƣơng này là danh từ chung, loại danh từ đại diện điển hình về nghĩa danh từ. Nội bộ của danh từ chung, xét về mặt nội dung, có nhiều tiểu loại: danh từ cụ thể, danh từ trừu tƣợng, danh từ đếm đƣợc và danh từ không đếm đƣợc. Các tiểu loại đƣợc phân biệt không phải bằng tiêu chí ngữ pháp mà cả tiêu chí ngữ nghĩa. Nhƣ vậy nghĩa và chức năng ngữ pháp có mối quan hệ không tách rời. Bây giờ đi sâu vào ngữ nghĩa của danh từ, chúng tôi không muốn dừng lại ở phạm vi chức năng ngữ pháp thuộc phạm trù từ vựng-ngữ pháp mà đi sâu vào phạm vi chức năng-nghĩa. Đi sâu vào phạm vi này để thấy rõ hơn chức năng ngữ nghĩa của danh từ, đặc điểm kiêm chức năng của danh từ trong lúc từ vẫn giữ tính đồng nhất từ loại (chƣa phân li thành đồng âm). Lý luận truyền thống và hiện đại về chức năng-nghĩa cũng đã cho chúng tôi những cơ sở để làm chỗ dựa cho phân tích nghĩa.

Nói đến chức năng của từ, ở đây là danh từ, ngƣời ta thƣờng chỉ ra các chức năng liên quan đến nghĩa chính sau đây. Trƣớc hết đó là chức năng định danh. Nói nôm na chức năng định danh là chức năng gọi tên. Mọi sự vật hiện tƣợng đều có tên gọi. Tên gọi (name) là hình thức âm thanh chữ viết của tín hiệu để định danh sự vật hiện tƣợng cụ thể. Điển hình cho chức năng này là tên riêng, danh từ riêng. Mỗi cá thể đều có tên của mình. Đối với sự

vật trong thế giới hiện thực cũng có tên gọi: “nhà” phân biệt với “cửa”, “sông” tên gọi phân biệt với “núi”. Đây cũng là tên gọi sự vật hiện tƣợng tồn tại mà ta qui là danh từ chung.

Đối với danh từ chung, danh từ không chỉ có chức năng phân biệt sự vật này với sự vật khác mà nội dung của chúng thƣờng có tính khái quát trừu tƣợng. Nội dung “nhà” là cụ thể của cái nhà tôi đang sống và cũng là nhà chung chung, “nhà” là một loại kiến trúc con ngƣời sáng tạo để ở. Vì vậy ta có nhà tranh, nhà ngói, nhà cao tầng, nhà máy,v.v…Tƣơng ứng với thuộc tính chỉ loại, lớp trừu tƣợng này từ có chức năng biểu thị khái niệm (khái niệm thông tục trong đời thƣờng và cả khái niệm khoa học, một hình thức khái quát trừu tƣợng chính xác cao trong khoa học).

Ngôn ngữ nhƣ công cụ giao tiếp nên từ có thể thực hiện chức năng truyền đạt thông tin. Trong từ điển, trong vốn ngôn ngữ của mỗi ngƣời, vốn từ nhƣ là kho lƣu giữ thông tin, tri thức của mỗi ngôn ngữ, mỗi ngƣời. Vận dụng liên hệ vào giáo dục rèn luyện ngôn ngữ, phát triển trí tuệ, tƣ duy càng thấy rõ. Ai tích luỹ đƣợc nhiều từ ngữ thì cái kho lƣu trữ thông tin càng giàu có phong phú.

Từ còn có chức năng biểu thị thái độ, tình cảm. Từ “đau”, “thương”

theo thuyết hành động ngôn từ thì ai nói ra tức cũng biểu thị luôn tình cảm đó.

“Tôi đau” tức là tôi thực hiện hành động “đau”, “tôi thương” là tôi biểu thị tình cảm “thương”. Từ có chức năng biểu thái tình cảm rõ hơn cả là từ tình thái

có thể, ái chà, eo ôi, suỵt suỵt,…Có thể nói rằng những chức năng vừa nói là gắn với chức năng tín hiệu từ riêng lẻ, chức năng gắn với hoạt động hành chức khi tạo thành hoạt động của tín hiệu. Chức năng của từ còn làm thành phần câu, làm thành phần hệ thống. Chính vì khái quát các loại chức năng-nghĩa này mà có tác giả đã xác lập hệ thống phổ nghĩa chức năng từ vựng của tín hiệu ngôn

Phạm vi chức năng-nghĩa mà chúng tôi đang bàn ở đây là từ nhƣng không phải là từ chung chung, mà nội dung danh từ - nghĩa của nó tƣơng ứng với những phạm vi, dấu hiệu, thuộc tính, đặc điểm khác nhau của sự vật đƣợc gọi tên thuộc những phạm vi hoạt động, tồn tại cụ thể mà ở đó nghĩa của từ khi nó hoàn thành chức năng thì bộc lộ ra. Ta lấy ví dụ từ “nước”, từ này ta thấy có thể có những nghĩa sau: + Nghĩa thông thƣờng: “nước”

“chất lỏng nói chung” [28, tr.722]. Theo phổ nghĩa từ vựng của Lê Quang Thiêm, nghĩa này thuộc kiểu nghĩa biểu thị, thể hiện trong các kết hợp: tôi uống nước, nước chè, nước hoa quả, nước chảy dưới sông. + Nghĩa thuật ngữ: “nước”“chất lỏng không màu, không mùi không vị” hoặc có

“công thức hoá học là H20” (thuộc kiểu nghĩa biểu niệm) [4, tr.219]. Ở đây nƣớc phân biệt với axit sunfuric (H2SO4), với sắt (Fe),… Từ “nước” vốn là từ thƣờng bây giờ kiêm thêm chức năng thuật ngữ. Điều này chứng tỏ đã xảy ra quá trình chuyển đổi, nghĩa từ “nước” thu nạp thêm nội dung mới (nội dung chuyên môn).Một thí dụ khác với từ “rượu”: Theo nghĩa thông thƣờng (nghĩa biểu thị), “rượu”“chất lỏng, vị cay nồng, thường cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men” [28, tr.811]. Với nội dung thông thƣờng này trong truyền thống tiền khoa học, cha ông ta đã tạo ra rượu nếp, rượu cần, rượu chuối, rượu gạo,v.v... Khi ngành hoá học vào Việt Nam, “rượu” đƣợc hiểu với nội dung khoa học. Trong hệ thống thuật ngữ hoá học (lĩnh vực khoa học) thì “rượu” phải là “hợp chất hữu cơ chứa nhóm hiđroxyl –OH kết hợp trực tiếp với nguyên tử cácbon” [4, tr.258]. Đây là một nội dung xác định trong định danh chức năng khoa học, diễn đạt tri thức hoá học của khoa học tự nhiên. Nhƣ vậy cùng một chức năng gọi tên nhƣng nó đƣợc phân biệt bởi những dấu hiệu, phạm vi, thuộc tính khác nhau, cụ thể là phạm vi đời thƣờng và phạm vi khoa học. Nhƣ vậy, xét về chức năng định danh, ngoài chức năng nghĩa thông thƣờng, danh từ còn có chức năng chính xác hơn biểu thị khái

niệm là nghĩa thuật ngữ. Đó chính là hiện tƣợng thuật ngữ hoá, tức là vốn là một từ thƣờng nay kiêm thêm chức năng thuật ngữ với thuộc tính nội dung xác định, nội dung thuật ngữ khoa học (phân biệt nội dung thƣờng dùng).2.2. Sự kiêm chức năng-nghĩa của danh từ trong các phạm vi khoa học khác nhau: Khi khảo sát vốn thuật ngữ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy có một quá trình kiêm chức năng-nghĩa rất rõ nét. Hiện tƣợng này đƣợc xem nhƣ một phƣơng thức tạo thuật ngữ mà ngƣời ta gọi là thuật ngữ hoá từ thƣờng dùng. Đây là một quá trình xảy ra trong quá trình phát triển vốn từ tiếng Việt. Nó tƣơng ứng với sự phát triển của xã hội và khoa học của Việt Nam. Trƣớc đây, khi chƣa bƣớc vào thời hiện đại, Việt Nam không có hệ thuật ngữ hiện đại. Nhƣng từ những năm đầu thế kỷ XX, do tiếp xúc với nền văn hoá, văn minh mới thì bắt đầu xuất hiện hệ thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn. Phát triển nghĩa của từ là một trong những con đƣờng làm phong phú từ vựng. Ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, phƣơng thức phát triển nghĩa của từ bằng con đƣờng thuật ngữ hoá từ thông thƣờng chƣa phải là hƣớng phát triển chính. Đầu thế kỷ XX, vốn từ vựng tiếng Việt đang cần bổ sung gấp những từ ngữ còn thiếu hụt để gọi tên những sự vật, hiện tƣợng mới đang xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Việc phát triển nghĩa bằng cách thuật ngữ hoá từ thông thƣờng phải đến những năm 40 của thế kỷ XX mới thực sự đƣợc quan tâm, bằng chứng là sự ra đời của “Danh từ khoa học” của tác giả Hoàng Xuân Hãn, hệ thuật ngữ khoa học tự nhiên và công nghệ Việt Nam hình thành. Thời kỳ từ 1945 đến trƣớc thời kỳ đổi mới, con đƣờng thuật ngữ hoá từ thông thƣờng đã đƣợc ngƣời sử dụng nói chung và các nhà khoa học nói riêng quan tâm. Một loạt từ ngữ mang nghĩa thuật ngữ ra đời chỉ những sự vật, hiện tƣợng, những khái niệm trong các lĩnh vực: chính trị, khoa học, quân sự,...Thời kỳ này, Uỷ ban Khoa học Nhà nƣớc đã đề ra dùng từ của tiếng Việt

thuật ngữ khoa học: cứng, co, kết, dính,… Thành tích của công tác thuật ngữ hoá những từ thông dụng ở giai đoạn này là rất lớn. Tuy nhiên, công tác đó chƣa có sự thống nhất về nguyên tắc, thiếu sự chỉ đạo thống nhất nên dẫn tới hiện tƣợng một trƣờng hợp có thể đƣợc gọi bằng nhiều cách khác nhau.

Thời kỳ đổi mới, hàng loạt những sự vật và hiện tƣợng mới đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,… xuất hiện. Khuynh hƣớng chuyển nghĩa bằng con đƣờng thuật ngữ hoá từ thông thƣờng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây không những là điều kiện để các từ ngữ mới xuất hiện mà còn là nguyên nhân, điều kiện để xuất hiện và phát triển các nghĩa mới. Đây chính là phạm vi chuyển đổi chức năng-nghĩa mà chúng tôi đề cập tới. Chẳng hạn nhƣ

“chu kỳ”, theo cách hiểu thông thƣờng “chu kỳ”“khoảng thời gian không đổi ngắn nhất để một quá trình tuần hoàn lặp lại sự diễn biến của nó” [28, tr.167]. Khi đơn vị này tham gia vào các lĩnh vực khoa học khác nhau thì nó trở thành thuật ngữ và đảm nhiệm những chức năng-nghĩa khác nhau. Trong lĩnh vực chuyên môn hoá học, “chu kỳ”“dãy nguyên tố hoá học sắp xếp theo chiều tăng của nguyên tử số, từ một nguyên tố kiềm đến một khí trơ, trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học”. Nhƣng trong lĩnh vực toán học thì “chu kỳ” mang nghĩa khác, đó là “số nhỏ nhất mà khi cộng hay trừ số ấy vào bất kỳ giá trị nào của biến số cũng không làm thay đổi giá trị tương ứng của hàm số”.

Vd: + Chu kì của hàm tuần hoàn là khoảng biến số mà cấu trúc hàm lặp lại.

+ Chu kì của một số nguyên là độ dài của phần lặp lại trong biểu diễn thập phân của nghịch đảo số đo. Ví dụ: 1/7 = 0.1428571428571…Vậy chu kì

của 7 là 6. [http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_k%E1%BB%B3] Thực tế việc phân lập, phân biệt chức năng-nghĩa này xảy ra khá phổ biến trong các

loại hình phong cách chức năng, trong việc chọn dùng từ thƣờng với nội dung thuật ngữ. Chúng tôi xin lần lƣợt phân tích một số biểu hiện.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)