- Thƣờng có thực từ đi kèm)
3.3. Quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa trong phạm vi tính từ:
3.3.1. Kết quả phân tích định lượng:
3.3.1.1. Về lĩnh vực khoa học tự nhiên:
Theo thống kê trong sách giáo khoa Toán học (bậc trung học phổ thông), số lƣợng thuật ngữ là tính từ có số lƣợng ít nhất (20 đơn vị, chiếm khoảng 4,92%), trong đó có 9 thuật ngữ là tính từ đơn tiết (chiếm 45%) và 11 thuật ngữ là tính từ đa tiết (chiếm 55%).
Ví dụ 1:
Cân (t.) [28, tr.133]
* Theo nghĩa thông thƣờng, “cân” là “có hai phía ngang bằng nhau, không lệch”.
Vd: Bức tranh treo không cân.
* Theo nghĩa thuật ngữ toán học, “cân” là “(tam giác hoặc hình thang) có hai cạnh bên bằng nhau”.
Vd: “Cắt giấy màu xanh thành hình vuông, chọn một đỉnh, gấp 2 cạnh bên đỉnh vào đường chéo ở giữa. Gấp tương tự với đỉnh đối diện để có hình thoi. Gấp đôi hình thoi theo chiều thẳng đứng để được hình tam giác cân. Gấp tiếp một cạnh bên tam giác xuống cạnh đáy.” [http://www.vnexpress.net/vietnam/doi- song/meo-vat]
Lõm (t.) [28, tr.573]
* Theo nghĩa thông thƣờng, “lõm” là “thụt vào phía trong hay phía dƣới thành một khoảng trống hình lòng chảo; trái với lồi”.
Vd: “...thồ cả người lẫn đá, dẽ có tới tạ rưỡi, trên con đường chỗ lõm, chỗ lồi, mồ hôi T toát ra như tắm, ì ạch mãi mới tới chân đê...”
[http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.xahoi.dansovaphattrien.3435.qdnd]
* Theo nghĩa thuật ngữ toán học:
1. “lõm” là (góc) lớn hơn 1800 và bé hơn 3600.
Vd: Vẽ một đa giác có hai góc lõm.
2. “lõm” là (đa giác) có ít nhất một góc lõm. Ví dụ 3:
Vô định (t.) [28, tr.1100]
* Theo nghĩa thông thƣờng, “vô định” là “không có định hƣớng, không đƣợc xác định rõ”.
Vd: + Cuộc đời phiêu lưu vô định.
+ “Buổi trưa là quãng thời gian yên ắng nhất của rừng. Chỉ thỉnh thoảng mới có tiếng chim kêu, ngoài ra là tiếng gió. Tiếng gió khi nhẹ nhàng phất phơ, khi rào rạt qua những cành lá. Tiếng gió là nỗi buồn của không gian thở dài, là nỗi vô định của thời gian nhấp nhổm...”
[http://www.tienve.org/home/literature, “Thời của những tiên tri giả” (phần 2.8)]
+ “Nó đang tìm kiếm cái gì?? Không, nó bước đi trong vô định, nó đang suy nghĩ...” [blog.360.yahoo.com]
+ “Nắm xương vô định đã cao bằng đầu” – Truyện Kiều.
* Theo nghĩa thuật ngữ chuyên ngành toán học, “vô định” là “một phƣơng trình hoặc một bài toán có vô số lời giải”.
[http://vi.wiktionary.org/wiki/v%C3%B4]
+ Giải phương trình: 5 +2x + 5/(x-2) =26 + 5/(x-2) –x
A. x = 7 B. X = 1 C. X = 2
D. Phương trình vô định E. Phương trình vô nghiệm + Trong phương trình vô định có x là ẩn số, bất cứ giá trị nào của x cũng là nghiệm số của phương trình.
3.3.1.2. Về lĩnh vực khoa học xã hội:
a. Khảo sát trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, trong tổng số 206 thuật ngữ hoá từ thông thƣờng thì số lƣợng thuật ngữ là tính từ khá khiêm tốn: 15 đơn vị (chiếm 7,28%). Trong đó, số lƣợng thuật ngữ là tính từ đa tiết chiếm đa số: 14 đơn vị (chiếm khoảng 93,33%) và chỉ xuất hiện 01 thuật ngữ là tính từ đơn tiết (6,67%).
Ví dụ 1:
Tƣơng hợp (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “tương hợp” nghĩa là “có quan hệ với một vật vẫn tồn tại đƣợc song song với mình” [http://vi.wiktionary.org/wiki].
Vd: + “Ở một người mẹ hiền tính nghiêm khắc trong việc giáo dục con bao giờ cũng tương hợp với lòng yêu thương”.
+ “Một số âm không tương hợp với diện tích hỏi trong đầu một bài toán”.
* Theo nghĩa chuyên ngành ngôn ngữ học, “tương hợp” là “(từ phụ thuộc về ngữ pháp) có giống, số, cách, ngôi của từ mà nó phụ thuộc vào, biểu thị sự liên hệ cú pháp giữa các từ trong ngữ và câu ở một số ngôn ngữ” [46, tr.410].
Vd: Trong các tiếng như Anh, Pháp, Nga, động từ tương hợp về ngôi và số với chủ ngữ.
* Theo nghĩa thuật ngữ toán học, “đơn trị” là “(hàm số) có đặc điểm là tƣơng ứng với mỗi giá trị của biến số chỉ nhận một giá trị duy nhất” [28, tr.355].
Vd: “...Khái niệm nói trên là khái niệm hàm đơn trị, nó cho phép với mỗi x chỉ có một y duy nhất tương ứng với x. Tuy nhiên trong lý thuyết hàm, hàm còn có thể bao hàm các hàm đa trị, trong đó một giá trị x có thể tương ứng với một số giá trị của y...” [http://vi.wikipedia.org/wiki]
* Theo nghĩa thuật ngữ ngôn ngữ học, “đơn trị” là “một kí hiệu ngôn ngữ chỉ có khả năng kết hợp với một kí hiệu khác để tạo thành giá trị chung nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị của các yếu tố đó cộng lại” [46, tr.99].
Vd: + “...TCVN6909 là một tập con của Unicode, nhưng đã được chọn lọc kỹ lưỡng để lấy ra đúng những ký tự sẽ dùng trong ngôn ngữ Việt. TCVN 6909 quy định rõ ràng hơn và tính đơn trị một-một cao hơn trong Unicode...”
[http://www.is-edu.hcmuns.edu.vn/WebNews/ShowContent.asp?NEWS_ID=4900]
+ “...Ở đây, xin nói một chút về khái niệm “thời đại”. Đó không phải là một khái niệm đơn trị mà là một khái niệm đa trị, tuỳ theo những nội dung căn bản, những tiêu chuẩn căn bản nào được dùng để phân định thời đại...”
[http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6876&rb=06]
Ví dụ 3:
Song ngữ (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng: [28, tr.848]
1. (Hiện tƣợng) sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp.
Vd: Hiện tượng song ngữ ở một vùng dân tộc thiểu số.
2. Đƣợc viết bằng hai ngôn ngữ.
Vd: Từ điển song ngữ Anh - Việt.
* Theo nghĩa thuật ngữ ngôn ngữ học, “song ngữ” là “chỉ sự tinh thông hoàn hảo nhƣ nhau hai ngôn ngữ; sự nắm vững hai ngôn ngữ đƣợc sử
dụng trong những điều kiện giao tiếp khác nhau, nhƣ ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ văn học” [46, tr.248].
Ví dụ 4:
Tƣơng phản (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “tương phản” là “có tính chất trái ngƣợc, đối chọi nhau rõ rệt” [28, tr.1061].
Vd: + Đen và trắng là những màu tương phản.
+ Đưa ra hình ảnh tương phản để đối chiếu.
+ “...Những đường cắt phá cách trên đường nét truyền thống, các hoa văn thêu tay, đính cườm được đặt chung với những hoạ tiết hiện đại; các gam màu tương phản trên nền vải organza, vải giả da, gấm lụa đã làm bộ sưu tập của Vân Khanh vừa kín đáo vừa gợi cảm, mang vẻ quyến rũ cho các bạn trẻ yêu thích phong cách riêng...”
[http://www.nld.com.vn/xuan/thoi-trang/168681.asp]
* Theo nghĩa thuật ngữ ngôn ngữ học, “tương phản” là “biện pháp tu từ bao gồm cách sử dụng từ ngữ để biểu thị những ý, những khái niệm trái ngƣợc, đối lập nhau cùng xuất hiện trong một văn cảnh, có tác dụng khắc họa tính chất, đặc trƣng của sự vật một cách đậm nét” [46, tr.411].
Vd: + Mềm nắn rắn buông; xanh vỏ đỏ lòng; mặt sứa gan lim;... là những câu được sử dụng biện pháp tương phản.
+ “Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của đoạn trích là nghệ thuật tương phản. Em hãy thống kê những đoạn văn trong đó tác giả sử dụng nghệ thuật
tương phản. Tác giả dùng biện pháp tương phản nhằm mục đích gì?”
[http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/lldhocvan/chuong2.htm]
b. Trong “Từ điển Triết học”, số lƣợng đơn vị có vai trò là tính từ chiếm 48 đơn vị/ 275 đơn vị thuật ngữ hoá từ thông thƣờng đƣợc thống kê
(khoảng 17,45%), trong đó có 4 đơn vị là tính từ đơn tiết (8,33%) và 44 đơn vị là tính từ đa tiết (91,67%).
Ví dụ 1:
Lợi (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “lợi” là “có lợi, mang lại cho con ngƣời nhiều hơn là con ngƣời phải bỏ ra” [28, tr.582].
Vd: Luật sư Donovan E.Thomas cho rằng: chính phủ Việt Nam quan tâm đến hình thức Visa H2A mới nhiều hơn, vì nói gì đi chăng nữa thì những người đến Mỹ là việc dưới bất cứ hình thức nào, hàng năm, họ gửi tiền về nước rất nhiều, và những người Việt Nam cũng vậy. Do đó, đây là điểm rất lợi cho kinh tế ở trong nước, nhưng mà phải nên nhớ rằng loại visa H2A mới chưa được thông qua đâu.”
[http://www.rmiodp.com/?catid=68&newsid=7834&pid=0]
* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “lợi” là “để chỉ những giá trị tích cực (trái với lợi là giá trị tiêu cực, hại); là sự vật hoặc hiện tƣợng thoả mãn những nhu cầu nhất định của con ngƣời, đáp ứng những quyền lợi, mục đích và ý nguyện của con ngƣời” [47, tr.332].
Ví dụ 2:
Bất biến (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “bất biến” là “ở trạng thái không hề thay đổi, không phát triển” [28, tr.63].
Vd: + Không có hiện tượng thiên nhiên cũng như xã hội nào là bất biến. + “...Tết, có tục lệ bị biến tướng, nhưng có tục lệ hầu như không có văn bản nào quy định, thế mà qua bao đời vẫn tuân thủ một cách chặt chẽ lạ thường! Vì sao ngày nay, có những điều quy định hết văn bản này đến văn bản khác, học tập phổ biến thường xuyên mà không thực hiện được? Phải
chăng những tục lệ bất biến đó đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của con người?...” [http://vietnamnet.vn/diendan/2006/01/5353510]
* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “bất biến” là “tính chất của những đại lƣợng, phƣơng trình, định luật không thay đổi, đƣợc bảo tồn dù có những biến đổi nhất định của toạ độ và thời gian” [46, tr.29].
Vd: + “Sai lầm lớn nhất của Marx trong Tư Bản Luận là Marx đã cho rằng biện chứng duy vật lịch sử là một định luật bất biến. Họ không biết được rằng con người là một thực thể tương đối nên những yếu tố và thành quả từ con người luôn luôn có sự biến đổi...”
[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story]
+ “Đạo Phật chủ trương vạn vật vô thường và vô ngã và vì thế, không bao giờ công nhận có một sự tồn tại bất biến của một thế giới, dù thế giới ấy là thế giới Cực Lạc.” [http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/u-daophat-nt- moi]
Ví dụ 3:
Bình đẳng (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “bình đẳng” là “ngang hàng nhau về địa vị, quyền lợi” [28, tr.81].
Vd: “Ngay từ bây giờ các doanh nghiệp hãy cùng tạo ra một sân chơi nghề nghiệp bình đẳng, công bằng cho tất cả mọi người. Điều này tốt cho xã hội và có
lợi cho doanh nghiệp.”
[http://www.vyic.org.vn/index.asp?menu=detail&id=2826]
* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “bình đẳng” “nói lên vị trí nhƣ nhau của con ngƣời trong xã hội, nhƣng lại có một nội dung khác nhau trong những thời đại lịch sử khác nhau và ở những giai cấp khác nhau” [47, tr.43].
để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực xã hội.”
[http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn/hoidap/kb]
Ví dụ 4:
Cao thƣợng (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “cao thượng” là “cao vƣợt hẳn lên trên những cái tầm thƣờng, nhỏ nhen về phẩm chất, tinh thần” [28, tr.126].
Vd: + “...Bây giờ nhắc lại hành động cao thượng này, Nancy nói rằng việc làm đó rất nhỏ nhoi khi giúp một người bạn tranh đấu cho mạng sống...” [http://www.vn.net/article.php/20060919111756196/print]
+ “...Nhưng chưa ở đâu số vụ tự tử lại lớn như ở Nhật, nơi coi đó là hành động cao thượng theo tinh thần Samurai sau khi thất bại (32.000
người tự cướp đi sinh mạng của mình năm 2004.”
[http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2006/02]
* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “cao thượng” là “thể hiện bản chất của những sự kiện, hiện tƣợng lớn lao của hiện thực và sự tái hiện chúng trong nghệ thuật” [47, tr.74].
Vd: Các triết gia thuộc trường phái lãng mạn và triết học duy tâm Đức đã đem “siêu hình học” về với triết lý khoa học, gọi là Naturphilosophie, một hỗn hợp của cảm tính, huyền bí và giả thuyết nửa khoa học (quasi- scientific). Mục đích của họ là kết hợp nhân bản với khoa học, một mục đích
cao thượng.”[http://www.thoidai.org/200402_NDHiep.htm]
Ví dụ 5:
* Theo nghĩa thông thƣờng, “dân chủ” là “(phƣơng thức công tác) tôn trọng và thực hiện quyền mọi ngƣời tham gia bàn bạc và quyết định các công việc chung” [28, tr.254].
Vd: “Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm kết luận những vấn đề mới và bức xúc từ thực tiễn đặt ra, từng bước cụ thể hoá, bổ sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng một cách đúng đắn và sáng tạo; đấu tranh với những khuynh hướng, tư tưởng sai trái.” [http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d- 20010204173818]
* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “dân chủ” là “một trong những hình thức chính quyền mà điều đặc trƣng là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của công dân” [47, tr.118].
Vd: Trong dự thảo một nghị quyết của quốc hội về vấn đề quá khức, mới đây thôi, trong tháng 12/2005, những người cựu cộng sản Ba Lan trong đảng SLD đã viết: “Quốc hội Ba Lan tỏ lòng thương tiếc và tưởng nhớ đến những người Ba Lan-những nạn nhân của sự truy bức, đàn áp chỉ vì họ muốn thực hiện ước mơ cho một Ba Lan dân chủ và tự do.”
[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/02]
Ví dụ 6:
Khách quan (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “khách quan” là “có tính chất xuất phát từ thực tế, biểu hiện thực tế một cách trung thực, không thiên lệch” [28, tr.487].
Vd: + Một cách đánh giá rất khách quan.
động hoà giải ở cơ sở (ngày 25/9/1998), thì hoà giải khách quan là người tiến hành hoà giải không thiên vị ai, không ai trong các bên tranh chấp bị áp đặt ý chí chủ quan của người hoà giải hay của bên tranh chấp khác.”
[http://www.ktdtl.com.vn/newsdetail.asp?Newsld=4958&Catld=38]
* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “khách quan” là “thuộc về khách thể hay do khách thể quyết định. Khi áp dụng vào các khách thể hiện thực thì khái niệm đó có nghĩa là những đối tƣợng, những đặc tính và những quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể và không phụ thuộc vào chủ thể. Áp dụng vào các biểu tƣợng, khái niệm hay phán đoán thì nó chỉ ra nguồn gốc tri thức của chúng ta, cơ sở vật chất của tri thức đó” [47, tr.273].
Ví dụ 7:
Phi lý (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “phi lý” là “trái với lẽ phải thông thƣờng” [28, tr.767].
Vd: + Ông ấy nói toàn những điều phi lý.
+ Ngày 5-11 vừa qua, QH Mỹ lại có một hành động phi lý là ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo. Thật mỉa mai, việc họ lên án Việt Nam diễn ra sau khi các nhà báo Mỹ đã tự điều tra và công bố hành vi tội ác man rợ của lính Mỹ tại Việt Nam cách đây 36 năm.”
[http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20031110172258]
+ Theo đàm phán song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam đã phải chấp nhận là nền kinh tế phi thị trường trong vòng tối đa 12 năm sau khi gia nhập WTO. Sự áp đặt này hết sức phi lý vì nó không dựa trên sự phân tích những thành tựu cải cách của Việt Nam mà chỉ là một sự “mặc cả chính trị”.
[http://www.tiasang.com.vn/news?id=1251]
* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “phi lý” là “không thể hiểu đƣợc bằng lý tính, bằng tƣ duy, không thể diễn đạt trong những khái niệm lô-gích.
Thuật ngữ “phi lý” đƣợc dùng để chỉ đặc trƣng cho những trào lƣu triết học phủ nhận vai trò của lý tính trong nhận thức” [47, tr.446].
c. Theo khảo sát thống kê trong “Từ điển Kinh tế học”, số lƣợng đơn vị là tính từ chiếm số lƣợng rất nhỏ (13/129 đơn vị, khoảng 10%), đặc biệt là trong từ điển này tất cả các đơn vị đều là tính từ đa tiết, không có thuật ngữ hoá từ thông thƣờng nào có vai trò là tính từ đơn tiết.
Ví dụ 1:
Cân bằng (t.)
* Theo nghĩa thông thƣờng, “cân bằng” là “có tác dụng bù trừ lẫn nhau; ngang nhau, tƣơng đƣơng với nhau” [28, tr.134].
Vd: “TTP- Đối với những bạn đang học chương trình Hoá học phổ thông thì việc cân bằng các phản ứng hoá học đã trở nên rất quen thuộc. Những phản ứng đơn giản thì các bạn có thể dễ dàng học thuộc hệ số cân bằng nhưng đối với những phản ứng phức tạp thì việc học thuộc hệ số sẽ rất khó có thể thực hiện được...”
[http:www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=184663&ChannelI D=16]
* Theo nghĩa thuật ngữ kinh tế học, “cân bằng” là “trạng thái của một hiện tƣợng (thị trƣờng, hành vi của cá nhân hay của nhóm ngƣời) có hai đặc tính cơ bản là: (1) ổn định trong một thời gian tại một vị trí nào đó; (2) khi lệch ra khỏi vị trí nào đó, hiện tƣợng có xu hƣớng điều chỉnh (hay bị hút) về vị trí đó” [45, tr.33].
Vd: + Ban đầu, thị trường cân bằng tại điểm A trong hình 5.8b tại mức giá P1 và sản lượng Q1. Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản lượng q1 (hình 5.8a). Tại đây, các doanh nghiệp hoà vốn vì giá ngang bằng với điểm thấp nhất