Kết quả phân tích định lượng:

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 70)

- Thƣờng có thực từ đi kèm)

3.2.1. Kết quả phân tích định lượng:

Chúng tôi đã thống kê các thuật ngữ động từ (từ đơn tiết và từ đa tiết) vốn là từ thƣờng nay kiêm thêm chức năng thuật ngữ trên các tƣ liệu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với những kết quả nhƣ sau:

3.2.1.1. Về lĩnh vực khoa học tự nhiên:

Dựa trên tƣ liệu sách giáo khoa Toán học (bậc trung học phổ thông), chúng tôi đã thống kê đƣợc 407 đơn vị thuật ngữ hoá từ thông thƣờng, trong đó thuật ngữ là động từ chiếm 61 đơn vị (14,99%). Trong đó có 13 thuật ngữ là động từ đơn tiết (chiếm 21,31%) và 48 thuật ngữ là động từ đa tiết (chiếm 78,69%).

- Thuật ngữ toán học là động từ đơn tiết. Ví dụ 1:

Bù1(đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “bù” là “thêm vào cho đầy đủ, do có phần mất mát, thiếu hụt” [28, tr.84].

Vd: + Lấy vụ thu vụ chiêm.

+ “…Một ngày nghỉ đồng nghĩa với việc mất đi doanh thu của trọn một ngày. Sau ngày nghỉ, các doanh nghiệp có thể phải tăng ca hoặc làm

…” [http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/206/12/B9F1778]

* Theo nghĩa thuật ngữ toán học, “bù” là “(góc hoặc cung) cộng với một góc (hoặc một cung) đƣợc nói đến nào đó thì thành 1800” [28, tr.84].

Vd: Góc 600 với góc 1200.

- Thuật ngữ toán học là động từ đa tiết: Ví dụ 2:

Bắc cầu (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “bắc cầu” là “nối tiếp vào giữa để làm cho hai khoảng thời gian không bị gián đoạn” [28, tr.57].

Vd: “Tuổi thiếu niên là tuổi bắc cầu giữa tuổi nhi đồng và tuổi thanh niên.”

[http://fr.wiktionary.org/wiki]

* Theo nghĩa thuật ngữ toán học, “bắc cầu” là “(quan hệ) có tính chất: nếu A có quan hệ ấy với B, B có quan hệ ấy với C, thì A cũng có quan hệ ấy với C”.

Vd: + Quan hệ “bé hơn” giữa các số có tính chất bắc cầu.

+ Quan hệ R là quan hệ có tính chất bắc cầu khi và chỉ khi =

+ “Các bộ từ điển được bổ sung thêm bởi dự án OVDP là: Nhật - Việt, Trung-Việt, Hàn-Việt, Czech-Việt, Tây Ban Nha-Việt. Tuy nhiên trong các bộ từ điển này, chỉ có các bộ Anh-Việt, Việt-Anh, Pháp-Việt, Việt-Pháp, Nga-Việt được thực hiện bằng tay. Các bộ từ điển còn lại được thực hiện bằng máy theo phương pháp bắc cầu do đó nghĩa của các từ sẽ thiếu chính xác...” [http://web.thanhnien.com.vn/CNTT/2007, Từ điển đa ngôn ngữ trực tuyến]

Ví dụ 3:

Biểu diễn (đg.) [28, tr.79]

* Theo nghĩa thông thƣờng, “biểu diễn” là “trình bày nghệ thuật hay võ thuật cho công chúng thƣởng thức”.

Vd: “TT- Sau thành công 2005, năm nay Giai điệu mùa thu (GĐMT) được tổ chức như một lễ hội gala của nghệ thuật hàn lâm. Các nghệ sĩ trẻ đang biểu diễn và học tập ở châu Âu, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Úc lũ lượt trở về biểu diễn cùng các nghệ sĩ đã thành danh ở TP.HCM”

[http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon]

* Theo nghĩa thuật ngữ toán học, “biểu diễn” là “diễn tả bằng công thức hoặc hình vẽ”.

Vd: + Với hệ thập phân, số nguyên âm năm được biểu diễn là -5.

[http://vi.wikipedia.org/wiki]

+ “Một số hình học (figurate number) là một số có thể dùng để biểu diễn một cách chính quy và rời rạc một hình hình học bằng các điểm. Nếu hình biểu diễn gồm nhiều miền, số hình học có thể được gọi là số đa miền (polytopic), tương tự cũng có các số đa giác hoặc số đa diện. Một số các số tam giác đầu tiêncó thểxây dựng từ các tam giác 1, 2, 3, 4, 5 và 6 dòng như sau:

Các hình trên biểu diễn các tam giác 2 chiều, có thể khái quát cho các số tam giác 3 chiều (tứ diện), 4 chiều ...” [http://vi.wikipedia.org/wiki]

+ “...Một điểm A bất kỳ trong không gian được biểu diễn bằng một cặp điểm (A1,A2) nằm trên đường thẳng vuông góc với x. Ngược lại, ta chứng minh rằng một cặp điểm bất kỳ của mặt phằng (P1) cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc với x đều là hình biểu diễn của một điểm A xác định trong không

gian.”[http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/hhhoahinh/chuong1a.htm]

3.2.1.2. Về lĩnh vực khoa học xã hội:

a. Trên tƣ liệu “Từ điển Triết học”, chúng tôi thống kê đƣợc 275 thuật ngữ hoá từ thông thƣờng, động từ chiếm số lƣợng: 53 thuật ngữ (khoảng 19,27%) trong đó có 6 động từ đơn tiết (khoảng 11,32%) và 47 động từ đa tiết (khoảng 88,68%).

Ví dụ 1:

Biến đổi (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “biến đổi” là “thay đổi thành khác trƣớc” [28, tr.61].

Vd: “...Ra khỏi địa phận Ba Lan đi vào Belarus, quang cảnh biến đổi

nhanh hơn và tối hơn. Nếu như tôi nghĩ ruộng đồng nhà cửa ở Ba Lan điêu tàn, đen đúa, xập xệ bao nhiêu thì Belarus còn tệ hơn gấp mấy lần...” [http://sapchu.wordpress.com/2004/05]

* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “biến đổi” là “bao hàm vận động và tác động qua lại, chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác” [47, tr.39].

Vd: + “...Mọi hệ thống xã hội đều biến đổi, và thực chất của quá trình

biến đổi đó là sự thay đổi hình thái ổn định cân bằng xã hội này bằng hình thái ổn định cân bằng khác. Nhờ đó, lý thuyết xã hội của T.Parsons không chỉ giải thích trật tự xã hội mà còn giải thích cả biến đổi hội...” [http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Con- Nguoi]

+ “...Một cuộc cách mạng có thể thay đổi chính thể nhanh chóng, tiếp theo sau hàng loạt hệ thống pháp luật được thay đổi. Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng l ớp tuân theo. Vì tục hay thì nhiều người bắt chước nhau làm, tục dở nhiều người cũng sẽ bắt chước nhau bỏ dần...” [http://www.informatik.uni- leipzig.de/~duc/sach/phongtuc]

Ví dụ 2:

Chú ý (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “chú ý” là “hƣớng mắt nhìn, lắng tai nghe một cách tập trung, để hết tâm trí vào trong một lúc nào đó” [28, tr.174].

Vd: Các em học sinh đang chú ý nghe giảng.

* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “chú ý” là “(trạng thái tâm lý) bảo đảm phƣơng hƣớng và sự tập trung của hoạt động nhận thức và thực tiễn của con ngƣời ở một khách thể hoặc hành động nhất định” [47, tr.90].

Vd: “... Vào chiều ngày chủ nhật tại thành phố Los Angeles của Hoa Kỳ, tức là sáng thứ Hai tại Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa Học và Nghệ Thuật Phim ảnh sẽ trao giải Oscar cho 24 thể loại điện ảnh. Dịp này, nhóm Thông Tín Viên đặc trách

văn nghệ của đài VOA ghi nhận một số sự kiện đáng chú ý, vào lúc giải thưởng sắp sửa công bố chính thức...” [http://www.voanews.com/vietnamese/archive]

Ví dụ 3:

Chứng minh (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “chứng minh” là “làm cho thấy rõ là có thật, là đúng, bằng sự việc hoặt lí lẽ” [28, tr.186].

Vd: “...Thực tế chứng minh Việt Nam hiện vẫn còn là đất nước đói nghèo, lạc hậu và tham nhũng bậc nhất thế giới. Chúng tôi ở trong nước cũng như ngoài nước đang đấu tranh để Việt Nam thoát những mối quốc nạn, quốc nhục đó...”[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/10/06/VietnamSlamsBlock8406_ GMinh]

* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “chứng minh” là “(lập luận nhằm mục đích) chứng giải sự đúng đắn (hoặc sự sai lầm) của một luận đoán nào đó” [47, tr.97].

Ví dụ 4:

Giải thích (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “giải thích” là “làm cho hiểu rõ” [28, tr.373].

Vd: “...Trong nhận định được đưa ra hôm thứ Năm, Chủ Tịch Ban Tham Mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Thuỷ Quân Lục Chiến Peter Pace nói rằng quân đội cần phải giải thích rõ ràng hơn nữa về những gì mà họ đang thực hiện tại Iraq...” [http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2005-12-02]

* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “giải thích” là “vạch ra bản chất của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu” [47, tr.212].

Vd: “...Giáo sư Đinh Văn Ưu giải thích: El Nino là hiện tượng dị thường của thời tiết trong hệ thống hoàn lưu toàn cầu, đặc biệt là khu vực nhiệt đới

đạo thì nhiệt độ bình thường thấp, nhưng vào mùa đông thì ấm lên so với bình thường...”[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ElNino_LaNina_and_Ozone_ hole_GMinh] Ví dụ 5: Mô tả (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “mô tả” là “dùng ngôn ngữ hoặc một phƣơng tiện nghệ thuật nào đó làm cho ngƣời khác có thể hình dung đƣợc cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con ngƣời” [28, tr.617].

Vd: “...Trong chương trình phát thanh nói về Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/01 có chủ đề “Việt Nam đang nổi lên”, mô tả bức tranh kinh tế sôi động đang diễn ra ở Việt Nam, cụ thể ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, sự phát triển du lịch của Việt Nam và những đóng góp của Việt kiều cho sự phát triển của quê hương, đất nước...”

[http://www.vietnamtourism-info.com/tindulich/tinvan]

* Theo nghĩa thuật ngữ triết học, “mô tả” là “ghi lại những dữ kiện thực nghiệm hoặc quan sát, nhờ những hệ thống ký hiệu nhất định đƣợc áp dụng trong khoa học” [47, tr.371].

Vd: “...Nhằm nâng cao các khả năng cả DOM, cấp độ 3 chứa 6 bản mô tả

chi tiết kĩ thuật khác nhau: 1) the DOM Level 3 Core; 2) the DOM Level 3 Load and Save; 3) the DOM Level 3 XPath; 4) the DOM Level 3 Views and Formatting; 5) the DOM Level 3 Requirements; 6) the DOM Level 3 Validation”. [http://vi.wikipedia.org/wiki/Document_Object_Model]

b. Trong số 206 thuật ngữ đƣợc thống kê từ “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” có 29 thuật ngữ là động từ (chiếm 14,08%), trong đó động từ đơn tiết có 1 đơn vị (3,45%) và động từ đa tiết có 28 đơn vị

Ví dụ 1:

Luân phiên (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “luân phiên” là “lần lƣợt thay nhau; thay phiên” [28, tr.586].

Vd: “G8 không được hỗ trợ bởi một tổ chức xuyên quốc gia, không như Liên Hiệp Quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được

luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch từ ngày 1 tháng 1. Nước giữ ghế chủ tịch tổ chức một loạt các hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm, cũng như việc bảo đảm an ninh cho người tham dự.” [http://vi.wikipedia.org/wiki/G8]

* Theo nghĩa thuật ngữ ngôn ngữ học, “luân phiên” là “(hiện tƣợng) có sự khác biệt của những âm tố nằm cùng một vị trí trong hình thức ngữ âm của cùng một hình vị trong những trƣờng hợp sử dụng khác nhau. Đó là sự chuyển đổi hay đắp đổi về ngữ âm của các nguyên âm, các phụ âm (hay của các thanh điệu trong ngôn ngữ có thanh điệu)”.

Vd: Luân phiên giữa các nguyên âm có cùng độ nâng, nhưng khác dòng: o/e ánh -> óng ánh sánh -> sóng sánh ô/ê kềnh -> cồng kềnh bềnh -> bồng bềnh [http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn] Ví dụ 2: Phủ định (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “phủ định” là “bác bỏ sự tồn tại, sự cần thiết của cái gì; trái với khẳng định” [28, tr.778].

1981 theo tinh thần Nghị quyết 14 của Bộ Chính trị ra ngày 11/01/1979...”

[http://www.nxbgd.com.vn, “Về những lời phát biểu của GS. Nguyễn Xuân Hãn trên kênh VTV1”]

* Theo nghĩa thuật ngữ ngôn ngữ học, “phủ định” là “chỉ ra rằng quan hệ đƣợc thiết lập giữa các đơn vị của câu, theo chủ quan ngƣời nói, là không tồn tại trên thực tế” [46, tr.223].

Vd: “Hôm qua tôi không đi học.” là câu phủ định.

Ví dụ 3:

Chuẩn hoá (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “chuẩn hóa” là “làm cho trở thành có chuẩn rõ ràng” [28, tr.175].

Vd: “... Về thực tiễn: Góp phần đa công tác quy hoạch cán bộ đi vào khuôn khổ để từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị ở nước ta hiện nay...” [http://home.doramail.com/luongnam/nguyenbichTuyen.htm]

* Theo nghĩa thuật ngữ ngôn ngữ học, “chuẩn hoá” là “xây dựng, xác lập các chuẩn mực cho một ngôn ngữ ở một giai đoạn nào đó” [46, tr.55].

Vd: “...Chuẩn hóa tiếng Việt là một công việc khó khăn, lâu dài, nhưng nếu chúng ta đồng lòng thì mọi trở ngại đều có thể vượt qua...”

[http://ngonngu.net/index.php?fld=nnh&sub=tuvung&pst=chuanhoa_ntg_0]

Ví dụ 4:

Dung hợp (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “dung hợp” là “hoà lẫn vào nhau để hợp thành một thể thống nhất” [28, tr.258].

Vd: + “...và đạo Phật đã dung hợp được với dân tộc tính các nước Á Đông, đang rọi ánh sáng chân lý vào nếp sống cơ khí Tây phương, thừa đủ để nói rằng: Đạo Phật không nông cạn như sự nông cạn của những

người đứng ngoài, ngó phớt qua vào cái vỏ của đạo Phật, rồi chê bai, ngờ vực...” [http://www.quangduc.com/thoidai/72phatchat.html]

+ “...Có điều nếu phương Tây thiên về lý trí, mà ý tưởng thì sáng sủa, rõ ràng, nên giới hạn rạch ròi, khó dung hợp nhau. Chứ phương Đông thiên về trực giác, cảm nhận, nên những cặp đối nghịch của họ dính sát với thực tại, nhất là với sự sống, do đó nghiêng về bù trừ hơn là mâu thuẫn. Chính R.N.Tagore cũng nhận định như thế...” [http://www.dunglac.net/bai/hsquy- vanhoa.htm]

* Theo nghĩa thuật ngữ ngôn ngữ học, “dung hợp” là “hoà nhập lẫn nhau về hình thái có điều kiện của các hình vị tiếp xúc với nhau, làm cho ranh giới hình thái học giữa chúng khó xác định (trƣớc hết là giữa thân từ và phụ tố)” [46, tr.82].

Vd: + “...Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi là các ngôn ngữ hòa kết.”

[http://ngonngu.net/index.php?fld=nnh&sub=vdchung&pst=doichieu_ngonngu _phanloai_loaihinh]

+ “...Tiếng Mường và tiếng Việt được ghép chung một chi vì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiếng Mường là tiếng Việt cổ. Henri Maspero chủ trương người Việt và người Mường có chung một thứ tiếng trước khi tách ra làm hai. Tiếng tiền Việt dung hợp một phương ngữ Môn Mên, một phương ngữ Thái và có lẽ một phương ngữ thứ ba nữa còn chưa biết rõ. Mãi về sau, tiếng Việt mới vay mượn nhiều tiếng Trung Hoa...”

[http://www.dunglac.net/macgiao/vh-04tiengnoi.htm]

(chiếm khoảng 11,36%) và 39 đơn vị là động từ đa tiết (chiếm khoảng 88,64%).

Ví dụ 1:

Chệch (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “chệch” là “không đúng ở vị trí phải có hoặc không đúng với hƣớng phải nhằm tới” [28, tr.145].

Vd: + “…trong bài „Bay vào ngày xanh‟, tôi không hiểu vì sao có hình ảnh các cô cầm đèn bão đi trong đêm, chẳng ăn nhập gì với bài cả. Làm video clip không đơn thuần là minh hoạ bài hát, mà cái chính là giúp người nghe cảm nhận tác phẩm, trong đó vai trò hình ảnh bổ sung cho âm thanh. Thế nhưng, hình như đạo diễn chạy theo ý tưởng văn chương mà không tôn trọng âm nhạc, không hề có ý tưởng chuyên ngành. Chẳng hạn, mùa thu thì cứ phải lá rơi, nỗi cô đơn thì phải là những cánh đồng nứt nẻ. Điều này khiến họ bị chệch nhịp tư duy âm nhạc…”

[http://www.vietnhac.org/baivo/dt_canhac.html]

+ “…Thực ra giữa đúng và sai không có ranh giới rõ rệt, nó được nhận xét theo mỗi góc nhìn. ở phía này thấy tốt, phía khác thấy xấu, chệch qua một góc khác nữa có khi trở nên quá tồi tệ…”

[http://www.vovinamus.com/viet/vsnadungchapchappha.htm]

* Theo nghĩa thuật ngữ kinh tế học, “chệch” là “mức chênh lệch có ý nghĩa giữa giá trị ƣớc lƣợng với giá trị chân thực của tham số” [45, tr.39].

Vd: + “…trên thị trường hiện nay, ngoài các loại tôn lợp nhà hợp chuẩn có độ dày khá chính xác do các nhà sản xuất chính hiệu cung cấp rộng rãi trên thị trường còn có những loại tôn lợp nhà khác được sản xuất cán theo yêu cầu của đại lý hoặc nhà thầu xây dựng. Loại tôn này mỏng hơn so với tôn chuẩn khoảng 0,8mm (0,8 zem) nhưng các chỉ số ghi trên sổ sách, chứng từ được thể hiện như nhau. Chính do mỏng hơn

một chút này đã tạo sự chênh chệch giá khá lớn có lợi cho đại lý hoặc nhà thầu xây dựng…” [http://www.mangxaydung.com.vn]

+ “…Muốn một nền kinh tế hoạt động tối hảo thì nguồn lực quốc gia (nhất là vốn) phải được phân bố cho đúng giữa đầu tư (cho tương lai) và tiêu xài (cho hiện tại), và hơn nữa, vốn đầu tư phải được phân bố cho đúng giữa những dự án khác nhau. Vì nhiều lý do, tham nhũng sẽ làm sự phân bố nguồn lực chệch ngoài cấu trúc tối hảo cho tăng trưởng và phát triển…”

[http://www.wright.edu/~tdung]

Ví dụ 2:

Cạnh tranh (đg.)

* Theo nghĩa thông thƣờng, “cạnh tranh” là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những ngƣời, những tổ chức hoạt động nhằm

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)