• Mục đích:
Số này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu riêng.
• Yêu cầu:
Phân tích các loại tài sản hoặc nguồn vốn theo những yêu cầu quản lý khác nhau, chi tiết vật tư, hàng hóa, chi phí sản xuất, tài sản cố định…thường đúng chỉ tiêu giá trị và các chi tiêu khác như: số lượng hiện vật, đơn giá, thời hạn thanh toán…
• Nội dung:
Số kế toán chi tiết đúng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên số kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài
sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ nhật ký và sổ cái. Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của nhà nước về số kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.
• Phương pháp ghi chép:
Số chi tiết các tài khoản được mở theo từng khoản, theo từng đối tượng thanh toán( theo từng nội dung chi phí nguồn vốn…).
- Cột A: ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: ghi số hiệu,ngày, tháng, của từng chứng từ dùng để ghi sổ. - Cột D: ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Cột F: ghi số liệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1,2: ghi số tiền phát sinh bên nợ hoặc bên có.
- Cột 3,4: ghi số dư bên nợ hoặc bên có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
- Dòng số dư đầu kỳ: được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước( dòng “ số dư cuối kỳ”) để ghi vào cột 3 hoặc cột 4 phù hợp. • Công việc của kế toán:
Kế tóan căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để định khoản rồi sau đó ghi vào các sổ có liên quan theo mẫu, theo đúng phương pháp và nguyên tắc. công việc ghi sổ trải qua các giai đoạn sau:
Mở sổ ( ghi chữ T ) là làm việc ghi số dư đầu kỳ vào các tài khoản kế toán, số chi tiết được thực hiện vào đầu kỳ.