0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Kết quả đo lường sự hài lòng với công việc của giáo viên trường CĐN Du lịch

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH THƯƠNG MẠI NGHỆ AN (Trang 125 -125 )

thuyết về sự hài lòng của giáo viên với công việc tại các cơ sở đào tạo. Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhân sự có thể coi mô hình này như một mô hình tham khảo các nghiên cứu của mình ở các nghiên cứu khác, ví dụ nghiên cứu sự hài lòng của giáo viên với công việc tại các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp …

c. Kết quả đo lường sự hài lòng với công việc của giáo viên trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An Thương mại Nghệ An

Theo kết quả phân tích trên, từ những thang đo ban đầu qua đánh giá hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố, chúng ta đã tìm ra được những nhân tố mới (thang đo mới) để lập ra mô hình nghiên cứu, đo lường sự hài lòng của giáo viên về công việc tại trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An. Đây là những thang đo hoàn toàn tin cậy và có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả đánh giá của các giáo viên về từng tiêu chí (chỉ báo hay biến quan sát) trong từng thang đo đều cho thấy hầu như các giáo viên đều hài lòng với các nội dung trên từ mức bình thường trở lên, cụ thể:

* Về thang đo Tính chất công việc và sự thừa nhận: có 5 tiêu chí là: Dạy học là công việc rất thú vị; Dạy học làm tôi sáng tạo hơn; Dạy học là công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của tôi; Sự cố gắng và thành tích công tác của tôi luôn được nhà trường công nhận; Nỗ lực và sự phấn đấu của tôi được đồng nghiệp ghi nhận. Trong đó, giáo viên đánh giá cao nhất ở tiêu chí “Dạy học là công việc rất thú vị”, và đánh giá thấp nhất ở tiêu chí “Nỗ lực và sự phấn đấu của tôi được đồng nghiệp ghi nhận”

nhưng vẫn trên mức bình thường.

* Về thang đo Lương, phúc lợi và cơ hội phát triển: có 7 tiêu chí gồm: Lương của tôi nhận được hiện tại là đủ sống; Mức lương của tôi là phù hợp với khả năng và đóng góp của tôi; Lương của tôi ngang bằng với những công việc tương tự ở trường học khác; Những phúc lợi tôi nhận được không thua kém gì các trường khác; Trường luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực; Tôi dễ dàng có cơ hội để phát triển kỹ năng mới; Việc thực hiện chính sách thăng tiến là minh bạch và công bằng giữa các giáo viên. Trong đó, giáo viên đánh giá cao nhất ở tiêu chí “Trường luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực” và đánh giá thấp nhất ở tiêu chí

“Lương của tôi ngang bằng với những công việc tương tự ở trường học khác” nhưng vẫn trên mức bình thường.

* Về thang đo Triển vọng phát triển của nhà trường: có 5 tiêu chí: Ban lãnh đạo của trường có năng lực điều hành tốt; Cấp trên luôn nỗ lực cao để thực hiện mục tiêu của nhà trường; Uy tín của trường trên công luận cao; Chất lượng đào tạo luôn được nhà trường chú trọng, Trường rất chú trọng đến công tác nâng cao trình độ cho giáo viên. Trong đó, giáo viên đánh giá cao nhất ở tiêu chí “Cấp trên luôn nỗ lực cao để thực hiện mục tiêu của nhà trường” đánh giá thấp nhất ở tiêu chí “Ban lãnh đạo của trường có năng lực điều hành tốt” nhưng vẫn trên mức bình thường.

* Về thang đo Quan điểm và chính sách của lãnh đạo: có 7 tiêu chí gồm: Lãnh đạo nhà trường cho rằng giáo viên là tài sản quan trọng nhất của trường; Lãnh đạo nhà trường khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và luôn cải tiến; Lãnh đạo nhà trường khuyến khích việc đóng góp ý kiến và đề nghị; Các chính sách và quy chế của nhà trường là hợp lý; Tôi được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng ngay khi nhận việc; Nhà trường phổ biến rõ sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược cho các giáo viên; Nhìn chung, mục tiêu của tôi là phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường. Trong đó, tiêu chí được giáo viên đánh giá cao nhất là “Tôi được giới thiệu và định hướng công

việc rõ ràng ngay khi nhận việc”, thấp nhất là “Các chính sách và quy chế của nhà trường là hợp lý” tuy nhiên vẫn trên mức bình thường.

* Về thang đo Môi trường và điều kiện làm việc: có 3 biến quan sát gồm: Các trang thiết bị tại trường tôi là đầy đủ; Điều kiện làm việc trong trường tôi rất thoải mái; Tôi hài lòng với vị trí của trường. Trong đó, tiêu chí được giáo viên đánh giá cao nhất là “Các trang thiết bị tại trường tôi là đầy đủ” và thấp nhất là “Điều kiện làm việc trong trường tôi rất thoải mái” nhưng vẫn trên mức bình thường.

* Về thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên và bên ngoài: có 7 tiêu chí gồm: Đồng nghiệp của tôi thân thiện, hòa đồng; Đồng nghiệp của tôi cung cấp những phản hồi về việc dạy học của tôi một cách khách quan; Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng chia sẻ với tôi những ý tưởng mới trong hoạt động dạy học; Sinh viên thích thú với những bài giảng của tôi; Sinh viên của tôi tôn trọng tôi; Sinh viên thường xuyên chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với tôi; Dạy nghề ngày càng được xã hội thừa nhận cao. Trong đó, giáo viên đánh giá cao nhất ở 2 tiêu chí “Đồng nghiệp của tôi cung cấp những phản hồi về việc dạy học của tôi một cách khách quan”“Sinh viên của tôi tôn trọng tôi”; thấp nhất là tiêu chí “Sinh viên thường xuyên chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với tôi” nhưng đều trên mức bình thường.

Như vậy, nhứng đánh giá cao nhất của giáo viên (những tiêu chí:“Dạy học là công việc rất thú vị”,“Trường luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực”,“Cấp trên luôn nỗ lực cao để thực hiện mục tiêu của nhà trường”, “Tôi được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng ngay khi nhận việc”, “Các trang thiết bị tại trường tôi là đầy đủ”, “Đồng nghiệp của tôi cung cấp những phản hồi về việc dạy học của tôi một cách khách quan”“Sinh viên của tôi tôn trọng tôi”) là những điểm mạnh của trường, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường và các nhà quản lý nhân sự cần duy trì và phát huy.

Những đánh giá thấp của giáo viên về các tiêu chí trong từng thang đo hầu như ở mức “bình thường” nhưng điều đó đã cho thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa đáp ứng được mong đợi của giáo viên và điều đó cần được khắc phục trong thời gian tới (đó là: “Nỗ lực và sự phấn đấu của tôi được đồng nghiệp ghi nhận”, “Lương của tôi ngang bằng với những công việc tương tự ở trường học khác”, “Ban lãnh đạo của trường có năng lực điều hành tốt”, “Các chính sách và quy chế của nhà trường là hợp lý”, “Điều kiện làm việc trong trường tôi rất thoải mái”, “Sinh viên thường xuyên

chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với tôi”, “Dạy nghề càng được xã hội thừa nhận cao”).

Bên cạnh đó, với các tiêu chí còn lại, cần phải được duy trì và khắc phục ngày càng cao hơn nữa để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của giáo viên và phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội, để làm sao mức “bình thường”, “phân vân”, trở thành mức đánh giá “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý”. Chỉ khi nào giáo viên thỏa mãn mới làm tăng sự gắn kết với nhà trường.

Kết quả kiểm định tham số và phi tham số cũng cho thấy khi so sánh sự đánh giá về các chỉ tiêu sự hài lòng của giáo viên theo giới tính, độ tuổi, chức danh, thâm niên công tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và đơn vị công tác thì có sự khác nhau đối với những giáo viên có độ tuổi trên 30 tuổi và dưới 30 tuổi. Theo đó, những giáo viên trên 30 tuổi có sự hài lòng cao hơn so với những giáo viên trẻ dưới 30 tuổi.

Tóm lại, nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, khi sự hài lòng được xét dưới từng nhân tố riêng biệt thì giáo viên hài lòng cao nhất đối với đặc điểm công việc và sự thừa nhận. Điều này cho thấy rằng, nghề giáo luôn là nghề cao quý, được đề cao trong sự nghiệp trồng người vì vậy bản chất công việc và sự thừa nhận luôn được giáo viên quan tâm nhất. Tiếp đến cường độ tác động đến sự hài lòng của giáo viên giảm dần lần lượt là Lương, phúc lợi và cơ hội phát triển; Triển vọng phát triển của nhà trường; Quan điểm và chính sách của lãnh đạo; Môi trường và điều kiện làm việc. Nhân tố có sự thỏa mãn thấp nhất là Mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên và bên ngoài. Thực tế cho thấy, với số lượng giáo viên so với số lượng học sinh sinh viên của trường chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay. Vì vậy, việc giáo viên khó có thể dành thời gian để quan tâm, chia sẻ với sinh viên cũng là việc dễ hiểu. Kết quả này cho thấy còn nhiều điều Ban lãnh đạo nhà trường cần tiến hành để cải thiện sự thỏa mãn công việc của giáo viên đặc biệt là mối quan hệ giữa giáo viên với đồng nghiệp và sinh viên.

Thứ hai, kết quả phân tích thống kê cho thấy với độ tin cậy 95% không có sự khác nhau về sự hài lòng công việc giữa người giáo viên nam và nữ, giữa giáo viên độc thân, có gia đình, giáo viên có trình độ học vấn khác nhau, chức danh, vị trí công việc và đơn vị công tác khác nhau nhưng lại có sự khác nhau giữa những giáo viên thuộc các độ tuổi khác nhau, giáo viên trẻ có sự hài lòng công việc khác với giáo viên có độ tuổi cao hơn. Điều này cũng là điểm cần lưu ý khi xem xét sự

hài lòng của giáo viên với công việc. Thực tế cho thấy mặc dù tỷ lệ của giáo viên dưới 30 tuổi ít hơn so với giáo viên trên 30 tuổi (47% so với 53%) tuy nhiên, vì là những giáo viên trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề nên việc để các giáo viên này đầu tư và chuyên môn, có sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người thì các giáo viên này đòi hỏi phải dành nhiều thời gian hơn cho học tập và nghiên cứu. Để có thể đưa trường đi lên trở thành trường đại học thì vấn đề chất lượng giảng dạy luôn được nhà trường chút trọng đặc biệt với nhữngg iáo viên mới vào nghề, còn trẻ và ít kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH THƯƠNG MẠI NGHỆ AN (Trang 125 -125 )

×