0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH THƯƠNG MẠI NGHỆ AN (Trang 46 -46 )

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết đề xuất gồm 10 thành phần thông qua 45 biến quan sát, với 5 bậc Likert được thừa kế từ thang đo sự hài lòng giáo viên của Nguyễn Văn Thuận (2010). Thang đo này gọi là thang đo ban đầu với các biến quan sát cụ thể như sau: (Phụ lục 01).

Thang đo ban đầu bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giáo viên được kế thừa từ các nghiên cứu khoa học thừa nhận là thang đo phù hợp nhất để đo lường sự thỏa mãn của người lao động. Tuy nhiên, do có những sự khác biệt cơ bản về lĩnh vực nên một số biến quan sát của thang đo được điều chỉnh, bổ sung là cần thiết. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để điều chỉnh, bổ sung thang đo ban đầu là dàn bài thảo luận được chuẩn bị sẵn (Phụ lục 02), và thảo luận nhóm với (ban lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý nhân sự và các giáo viên đang làm việc tại trường). Có 30 ý kiến tham gia, các ý kiến đều cơ bản nhất trí với những nội dung dự kiến cho việc thiết kế nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của giáo viên đang công tác tại trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An. Các thành viên đã đánh giá cao về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu; tìm các giải pháp thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tại trường trong giai đoạn cạnh tranh, hội

nhập sắp tới.

Trong đó có 06 ý kiến phát biểu và nhiều ý kiến đồng ý với nhận định: công tác đào tạo của trường trong thời gian qua đã được chú trọng để làm nền tảng cho sự phát triển của trường. Nhưng việc cử người đi đào tạo chưa đúng với quy hoạch và đối tượng chức danh công việc cần đào tạo. Nhận thức và khả năng tư duy sau đào tạo chưa cao, vì vậy chưa áp dụng kiến thức vào thực tế công việc để đạt được những hiệu quả thiết thực. Cần thiết phải đưa lĩnh vực này vào nội dung nghiên cứu.

Nhiều ý kiến tham gia về triển vọng phát triển của nhà trường được cho đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng, sự yên tâm công tác và gắn bó lâu dài của giáo viên với trường. Việc nhà trường xây dựng những chiến lược phát triển lâu dài, nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo nhằm giữ được giáo viên giỏi, gắn bó lâu dài và hết lòng làm việc cho nhà trường.

Thông qua kết quả nghiên cứu ở bước này, thang đo ban đầu sẽ được điều chỉnh và được đặt tên là thang đo chính thức. Trong thang đo chính thức được giữ nguyên các thành phần nhưng có sự điều chỉnh, bổ sung, loại bỏ các biến quan sát. Cụ thể như sau:

1. Thành phần Điều kiện làm việc:

- Biến quan sát “Điều kiện làm việc trong trường tôi là tốt” được đề nghị loại bỏ vì mang ý nghĩa chung chung, không cụ thể, khó hình dung với người được hỏi.

- Biến quan sát “Tôi không bị áp lực công việc quá cao” được đề nghị chuyển sang thành phần Tính chất công việc.

- Thảo luận nhóm bổ sung thêm biến“Môi trường làm việc tại trường tôi đảm bảo sạch sẽ ” bởi trường học là nơi cần sự sạch sẽ, thoáng mát.

Đồng thời, thảo luận nhóm đưa ra ý kiến nên đổi tên thành phần Điều kiện làm việc thành tên Môi trường và điều kiện làm việc để đầy đủ nội dung hơn cho thành phần này.

Vậy thành phần Môi trường và điều kiện làm việc có 4 biến quan sát: 1. Các trang thiết bị tại trường tôi là đầy đủ

2. Điều kiện làm việc trong trường tôi rất thoải mái 3. Tôi hài lòng với vị trí của trường

2. Thành phần Chính sách và quản lý:

- Biến quan sát “Nhà trường phổ biến rõ mục tiêu và chiến lược cho các giáo viên” được đề nghị bổ sung thêm đầy đủ hơn thành “Nhà trường phổ biến rõ sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược cho các giáo viên”.

- Biến quan sát “Nhà trường giải quyết các khiếu nại của giáo viên một cách nhanh chóng và hiệu quả” được đề nghị loại bỏ vì không phù hợp với trường.

- Phỏng vấn các chuyên gia có nhiều ý kiến cho rằng nên bổ sung thêm biến

“Tôi được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng ngay khi nhận việc” bởi dạy nghề là một công việc đòi hỏi sự tận tụy và định hướng công việc ngay từ ban đầu.

- Kết hợp với ý kiến chuyên gia, nhóm thảo luận cho rằng biến quan sát “Việc truyền đạt các chính sách trong trường là tốt” được đề nghị thay thế bằng biến

“Tôi được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng ngay khi nhận việc”.

Như vậy, thành phần Chính sách và quản lý có 4 biến quan sát: 1. Các chính sách và quy chế của nhà trường là hợp lý

2. Tôi được giới thiệu và định hướng công việc rõ ràng ngay khi nhận việc

3. Nhà trường phổ biến rõ sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược cho các giáo viên

4. Nhìn chung, mục tiêu của tôi là phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường

3. Thành phần Quan điểm và thái độ của lãnh đạo:

- Biến quan sát “Lãnh đạo nhà trường sẵn sàng thảo luận các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp” được các chuyên gia cho rằng không cần thiết đưa vào thành phần này bởi trong thành phần Chính sách và quản lý đã có biến thể hiện định hướng về nghề nghiệp cho giáo viên ngay khi nhận việc, và ý của biến này có nằm trong ý của các biến khác.

- Biến quan sát “Lãnh đạo nhà trường khuyến khích sự hợp tác giữa các giáo viên” được nhóm thảo luận đề nghị loại vì không cần thiết.

- Ý kiến chuyên gia bổ sung biến “Lãnh đạo nhà trường đối xử công bằng, không phân biệt giữa các cán bộ, giáo viên” “Lãnh đạo nhà trường tin tưởng vào năng lực của giáo viên khi giao việc”

Như vậy, thành phần mối quan hệ với cấp trên có 7 biến quan sát:

1. Lãnh đạo nhà trường cho rằng giáo viên là tài sản quan trọng nhất của trường 2. Lãnh đạo nhà trường có những quyết định sáng suốt

3. Lãnh đạo nhà trường hiểu các khó khăn mà giáo viên gặp phải khi công tác 4. Lãnh đạo nhà trường khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và luôn cải tiến 5. Lãnh đạo nhà trường khuyến khích việc đóng góp ý kiến và đề nghị

6. Lãnh đạo nhà trường đối xử công bằng, không phân biệt giữa các cán bộ, giáo viên 7. Lãnh đạo nhà trường tin tưởng vào năng lực của giáo viên khi giao việc

4. Thành phần Mối quan hệ với đồng nghiệp:

- Biến quan sát “Tôi hòa hợp được với những đồng nghiệp” được nhóm thảo luận đề nghị đổi thành “Đồng nghiệp của tôi thân thiện, hòa đồng “.

- Biến “Đồng nghiệp của tôi khuyến khích tôi làm việc tốt hơn” được nhóm thảo luận đề nghị bỏ vì không phù hợp.

- Biến “Đồng nghiệp của tôi cung cấp những đề nghị hoặc phản hồi về việc dạy học của tôi” được nhóm thảo luận đề nghị chỉnh sửa và bổ sung thành “Đồng nghiệp của tôi cung cấp những phản hồi về việc dạy học của tôi một cách khách quan” cho hợp lý hơn và dễ hiểu hơn cho người được hỏi.

- Biến “Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng phát sinh trong hoạt động giảng dạy” được nhóm thảo luận đề nghị chỉnh sửa lại cho dễ hiểu hơn là

“Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng chia sẻ với tôi những ý tưởng mới trong hoạt động dạy học”. - Nhóm thảo luận đề nghị loại bỏ biến“Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng tham gia vào việc nghiên cứu tập thể về những vấn đề họ cùng chung đam mê” và bổ sung biến

“Đồng nghiệp của tôi luôn giúp đỡ nhiệt tình khi tôi gặp khó khăn” thể hiện rõ hơn mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau.

Như vậy thành phần Mối quan hệ với đồng nghiệp có 4 biến quan sát: 1. Đồng nghiệp của tôi thân thiện, hòa đồng

2. Đồng nghiệp của tôi cung cấp những phản hồi về việc dạy học của tôi một cách khách quan

3. Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng chia sẻ với tôi những ý tưởng mới trong hoạt động dạy học 4. Đồng nghiệp của tôi luôn giúp đỡ nhiệt tình khi tôi gặp khó khăn

- Biến “Lương của giảng viên là không đủ sống” được nhóm thảo luận cho rằng nên đưa về phát biểu ở dạng khẳng định để người được hỏi dễ đánh mức độ hài lòng là “Lương của tôi nhận được hiện tại là đủ sống”.

- Ý kiến các chuyên gia cho rằng, biến “Tôi được trả lương xứng đáng với khả năng của mình” nên chỉnh sửa bổ sung thành “Mức lương của tôi là phù hợp với khả năng và đóng góp của tôi” nhằm hợp lý hơn và đầy đủ hơn.

- Nhóm thảo luận đề nghị chỉnh sửa biến ”Nhà trường thực hiện chế độ tăng lương và phúc lợi thích đáng” thành “Lương, thưởng tại trường được phân phối công bằng” để hợp lý hơn và rõ ràng hơn.

- Ý kiến chuyên gia có bổ sung thêm biến “Những phúc lợi tôi nhận được không thua kém gì các trường khác” để đầy đủ hơn khi so sánh cả chính sách lương và phúc lợi với các trường khác.

Như vậy, thành phần Lương bổng và phúc lợi có 5 biến quan sát: 1. Lương của tôi nhận được hiện tại là đủ sống

2. Mức lương của tôi là phù hợp với khả năng và đóng góp của tôi 3. Lương, thưởng tại trường được phân phối công bằng

4. Lương của tôi ngang bằng với những công việc tương tự ở trường học khác

5. Những phúc lợi tôi nhận được không thua kém gì các trường khác 6. Thành phần Tính chất công việc:

- Biến “Tôi không có sự lựa chọn trong những hành động của mình” được đề nghị loại bỏ vì không thích hợp.

- Nhóm thảo luận đề nghị loại bỏ hai biến “Tôi thường xuyên nhận được ý kiến phê bình về công việc của mình” “Dạy học là công việc thách thức” thay bằng biến

“Dạy học là công việc phù hợp với năng lực và thế mạnh của tôi” để người được hỏi dễ hiểu hơn.

Như vậy, thành phần Tính chất công việc có 4 biến quan sát: 1. Dạy học là công việc rất thú vị

2. Dạy học làm tôi sáng tạo hơn

3. Khối lượng công việc của tôi là hợp lý

7. Thành phần Đào tạo và phát triển:

- Biến “Thành tích công tác của tôi luôn được công nhận” được cho là thuộc thành phần Sự thừa nhận nên loại khỏi thành phần Đào tạo và phát triển.

- Biến “Tôi luôn có cơ hội để phát triển kỹ năng mới” được chỉnh sửa, bổ sung cho hợp lý hơn là “Tôi dễ dàng có cơ hội để phát triển kỹ năng mới”.

- Biến “Tôi thấy có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp khi công tác tại trường”

được nhóm thảo luận đề nghị điều chỉnh thành“Trường luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực”.

- Nhóm thảo luận bổ sung thêm biến “Trường rất chú trọng đến công tác nâng cao trình độ cho giáo viên” nhằm thể hiện thành phần Đào tạo.

Vậy thành phần Đào tạo và phát triển có 4 biến quan sát:

1. Trường rất chú trọng đến công tác nâng cao trình độ cho giáo viên 2. Trường luôn tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực 3. Tôi dễ dàng có cơ hội để phát triển kỹ năng mới

4. Việc thực hiện chính sách thăng tiến là minh bạch và công bằng giữa các giáo viên

8. Thành phần Sự thừa nhận:

- Biến “Thành tích công tác của tôi luôn được công nhận” được nhóm thảo luận chỉnh sửa, bổ sung thành “Sự cố gắng và thành tích công tác của tôi luôn được nhà trường công nhận”.

- Ý kiến chuyên gia bổ sung vào thành phần này biến “Nỗ lực và sự phấn đấu của tôi được đồng nghiệp ghi nhận” và biến “Dạy nghề ngày càng được xã hội thừa nhận cao”.

- Nhóm thảo luận bổ sung thêm biến “Kiến thức, sự nhiệt tình của tôi trong việc dạy học được sinh viên ghi nhận”.

Vậy thành phần Sự thừa nhận có 4 biến quan sát:

1. Sự cố gắng và thành tích công tác của tôi luôn được nhà trường công nhận

2. Nỗ lực và sự phấn đấu của tôi được đồng nghiệp ghi nhận

3. Kiến thức, sự nhiệt tình của tôi trong việc dạy học được sinh viên ghi nhận

9. Thành phần Mối quan hệ với sinh viên:

- Biến “Tôi hòa hợp được với sinh viên của mình” được đề nghị đổi thành

“Sinh viên của tôi rất thân thiện” để không gây khó hiểu cho người đọc.

- Biến “Sinh viên của tôi tôn trọng tôi như là một giáo viên” được điều chỉnh thành “Sinh viên của tôi tôn trọng tôi ”.

- Nhóm thảo luận đề nghị bổ sung thêm biến “ Sinh viên thường xuyên chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với tôi”.

Vậy, thành phần Mối quan hệ với sinh viên có 4 biến quan sát: 1. Sinh viên của tôi rất thân thiện

2. Sinh viên thích thú với những bài giảng của tôi 3. Sinh viên của tôi tôn trọng tôi

4. Sinh viên thường xuyên chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với tôi 10. Thành phần Triển vọng phát triển của nhà trường:

- Biến “Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường có năng lực làm việc” và biến

“Trường có đội ngũ giáo viên giỏi” được cho là cùng bản chất, nên được đề nghị gộp lại thành biến “Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường có năng lực làm việc thực sự”.

- Biến “Trường là nơi tôi có thể làm việc lâu dài” được đề nghị loại bỏ vì không thích hợp với trường công lập thuộc Bộ lao động – thương binh xã hội.

- Ý kiến chuyên gia bổ sung thêm 3 biến “Cấp trên luôn nỗ lực cao để thực hiện mục tiêu của nhà trường”, “Uy tín của trường trên công luận cao” “Chất lượng đào tạo luôn được nhà trường chú trọng”.

Vậy thành phần Triển vọng phát triển của nhà trường có 5 biến quan sát: 1. Ban lãnh đạo của trường có năng lực điều hành tốt

2. Cấp trên luôn nỗ lực cao để thực hiện mục tiêu của nhà trường 3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường có năng lực làm việc thực sự 4. Uy tín của trường trên công luận cao

11. Thành phần Mức độ hài lòng chung:

Sự hài lòng chung của giáo viên về công việc nói lên sự thỏa mãn chung của họ đối với công việc tại trường. Khi xây dựng thang đo sự hài lòng chung của giáo viên với công việc được đo lường thông qua mức độ hài lòng tổng quát của giáo viên khi làm việc tại trường. Do đó, thành phần sự hài lòng chung về công việc của giáo viên tại trường được đo lường thông qua 4 biến quan sát thể hiện sự đồng tình của giáo viên đối với công việc hiện tại.

1. Tôi yêu thích công việc dạy học của tôi 2. Tôi hài lòng với công việc của tôi tại trường 3. Tôi không có ý định đổi việc

4. Tôi tự hào về công việc hiện tại của tôi

2.2.3. Thang đo chính thức

Mô hình nghiên cứu được hình thành gồm 11 nhân tố trong đó 10 nhân tố tác động và 1 nhân tố bị tác động, các nhân tố này đều là biến tiềm ẩn – cần tiến hành đo lường thông quá các biến quan sát (hay gọi là chỉ báo) để đo lường sự hài lòng của giáo viên với công việc tại trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An. Các chỉ báo trong mô hình được nhóm thảo luận triển khai dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận (2010) thành 49 chỉ báo đo lường 10 biến tiềm ẩn. Cụ thể được trình bày trong

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH THƯƠNG MẠI NGHỆ AN (Trang 46 -46 )

×