- Số phát sinh trong tháng
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY HỒ BẮC
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ MUA HÀNG Tháng 11 năm
* Giải pháp 2: Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hồ Bắc có những khoản thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ, nhưng Công ty vẫn chưa có kế hoạch lập dự phòng phải thu khó đòi.Vì vậy, để quán triệt nguyên tắc “Thận trọng” trong kế toán, công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi là cho phép doanh nghiệp được tính dự phòng bằng cách dành một phần lợi nhuận kinh doanh trong năm để chuyển sang năm sau nhằm để trang trải nợ phải thu khó đòi có thể phải xử lý trong năm sau, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của năm sau:
Theo quy định về lập dự phòng phải thu khó đòi (Thông tư 13/2006/TT- BTC ngày 27/2/2006) thì:
- Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán được ghi trong Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
- Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi: - Trình tự kế toán dự phòng phải thu khó đòi:
Trên cơ sở những đối tượng và điều kiện lập dự phòng về nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch của các khoản nợ và tiền hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Mức lập dự phòng theo quy định như sau:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế
đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam gữi, xét xử hoặc đang thi hành án....thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Sau khi trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu hồi được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập.
+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 1592- Dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 1592- Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được phép xoá nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi:
Nợ TK 1592- Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng Có TK 138- Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
+ Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711- Thu nhập khác
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”. * Giải pháp 3: Về các chính sách khuyến khích tiêu thụ:
Hiện nay, Công ty TNHH Hồ Bắc chưa có hình thức chiết khấu thương mại cho những đơn vị mua hàng với khối lượng lớn. Công ty nên áp dụng chính sách này thì sẽ hấp dẫn khách hàng hơn và vì vậy thiết lập được mối quan hệ lâu dài với khách hàng nhằm không ngừng nâng cao doanh số bán hàng.
Để hạch toán các nghiệp vụ này, công ty sử dụng TK 521- Chiết khấu thươg mại.
Khi phát sinh chiết khấu thương mại, kế toán ghi: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại
Có TK 111, 112, 131
Đồng thời cuối kỳ kết chuyển giảm doanh thu: Nợ TK 511
KẾT LUẬN
Hàng hoá có vị trí rất quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại với lượng vốn dự trữ hàng hoá chiếm khoảng 80- 90% trong tổng lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, bán hàng luôn giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Hơn bao giờ hết, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, bán hàng vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vừa là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh của mình. Do đó việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một trong những đòi hỏi cấp thiết luôn được đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Chỉ có như vậy kế toán mới có thể phát huy hết vai trò của mình trong việc phản ánh, giám sát một cách chặt chẽ toàn diện về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp ở mọi khâu trong quá trình tiêu thụ nhằm cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời để lãnh đạo doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành kinh doanh có hiệu quả.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Phòng kế toán Công ty TNHH Hồ Bắc, em nhận thấy công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của lãnh đạo công ty, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, trước đòi hỏi của tình hình mới khi doanh nghiệp ngày càng đa dạng hoá mặt hàng, mở rộng quy mô kinh doanh, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty cần tiếp tục được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và trình độ kiến thức có hạn nên Báo cáo thực tập tổng hợp của em khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Tài chính- Kế toán trường Đại học Công Đoàn để Bản Chuyên đề tốt
nghiệp chuyên ngành của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Lan các phòng ban lãnh đạo, Phòng kế toán của Công ty TNHH Hồ Bắc đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành Chuyên đề thực tập chuyên ngành.
Hà nội, ngày 29 tháng 02 năm 2012
Sinh viên