Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện trong hoạt động của Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (Trang 45)

II. Giải pháp đối với Trung tâm tư vấn và đào tạo Thương mạ

2.Giải pháp về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là vấn đề then chốt, cốt lõi, lâu dài tác động đến sự thành công, phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể… vì vậy, vấn đề tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ giỏi, năng động, chuyên nghiệp, nhiệt tình… luôn được chú trọng và phát triển. Riêng đối với Trung tâm, nhằm thực hiện chiến lước phát triển, đổi mới, chuyển đổi Trung tâm trong thời gian sắp tới thì đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, quản lý…

rất cần được đào tạo, nâng cao thêm trình độ và bổ sung thêm cả và lượng lẫn chất. Giải pháp này sẽ đem lại hiêu quả lâu dài, và với tính chất cần thiết và quan trọng như vậy thì trong thời gian tới Trung tâm cần phải có những chính sách đúng đắn, phù hợp về phát triển nguồn nhân lực tri thức cao phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy…

2.1. Nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên

Tập trung nâng cao năng lực làm việc của cán bộ hiện tại của Trung tâm bằng việc khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia vào các khóa huấn luyện ngắn hạn do Trung tâm, Bộ ban ngành tổ chức, hoặc tham gia học tập ở các trường đại học, học viện, tổ chức đào tạo quốc tế.

Yêu cầu cán bộ thương xuyên cập nhận những thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực thương mại. Đặc biệt Việt Nam ta đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nó đánh dấu bước ngoặc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta, mở ra những cơ hội mới tiếp cận thị trường quốc tế . Đồng thời, cũng tạo ra những ít những thách thức, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ trong Trung tâm phải có những hiểu biết, sâu sắc để có thể truyền tải tốt những kiến thức, chủ trương, chính sách, điều lệ quốc tế… tới các cán bộ trong nghành, doanh nghiệp và các địa phương… do đó việc cần thiết đối với Trung tâm lúc này là phải nâng cao trình độ, hiểu biết của cán bộ qua nhiều hình thức tự học, tự cập nhận, nghiên cứu, trao đổi thông tin hay là cử cán bộ sang nước ngoài để học tập kinh nghiệm của họ.

2.2. Bổ sung nhân sự

Tăng cường đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu đề tài, dự án, cán bộ quản lý ở các ngành để làm đầu mối khai thác công việc.

Có chính sách đãi ngộ tốt để thu hút thêm những cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tốt vào làm việc ở Trung tâm, đặc biệt là đội ngũ các nhà nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn cho trung tâm hoạt động và phát triển.

Mở rộng hợp tác, liên kết với các chuyên gia, các nhà kinh tế thương mại ở nước ngoài. Chủ động mời họ tham gia hợp tác, giúp đỡ, tư vấn, hỗ trợ trong công tác đào tạo, nghiên cứu phát triển các đề tài, đề án…

2.3. Chính sách đãi ngộ, lương thưởng

Chính sách tiền lương, đãi ngộ, thưởng luôn là mối quan tâm hàng tâm của người lao động khi tham gia vào bất kỳ tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nào. Nó có tính chất khuyến khích, thúc đẩy sự nhiệt tình, tình thần làm việc cũng như sự gắn bó của mỗi nhân viên trong một tổ chức. Vì vậy, trong thời gian tới nhiệm vụ đối với Trung tâm là cần:

- Mở rộng thêm các hình thức đào tạo, nghiên cứu, tư vấn nhằm tăng nguồn thu cho cán bộ nhân viên. Cụ thể, chú trọng phát triển các hình thức đào tạo từ xa, dài hạn, mở rộng các đối tượng, các hình thức hợp tác liên kết trong đào tạo,

nghiên cứu như là việc chủ động tìm kiếm các học viên, các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương để mở rộng hoạt động nghiên cứu…

- Tăng mức tiền thưởng vào các dịp lễ, tết. Thưởng khuyến khích đối với những cán bộ có thành tích hoạt động, làm việc xuất sắc…

- Thương xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thăm quan, du lịch, thăm hỏi lẫn nhau…

- Tuyên duyên cán bộ giỏi, có nhiều đóng góp cho hoạt động của Trung tâm cũng như xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện trong hoạt động của Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (Trang 45)