6- Cấu trúc của Luận văn
2.2- Tổng quan về dịch vụ ký túc xá tại trường Đại học Nha Trang
Hệ thống ký túc xá của trường Đại học Nha Trang được xây dựng thành tám khu – là tám tòa nhà cao tầng – phân bổ đều khắp trong phạm vi trường. Cụ thể như sau (bảng 2.1)
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng của các Giá trị cá nhân đến ý định ở ký túc xá của sinh viên Đại học Nha Trang
Mối quan hệ: Giá trị cá nhân ý định và lựa chọn ở KTX
CƠ SỞ LÝ THUYẾT Các mô hình đo lường giá trị
cá nhân và các nghiên cứu khác
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Thảo luận nhóm
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Mô hình đo lường các biến tiềm ẩn
Mô hình các nhân tố thuộc về giá trị cá nhân tác động đến ý định và lựa chọn ở KTX
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Đánh giá sơ bộ thang đo – Cronbach Alpha
Phân tích nhân tố khám phá – EFA Phân tích nhân tố khẳng định – CFA
Bảng 2.1: Mô tả ký túc xá của trường Đại học Nha Trang Khu Số phòng Số SV/phòng Phí dịch vụ (đồng/SV/tháng) Ghi Chú K1 40 02 500.000 17 phòng có máy lạnh K2 23 10 80.000 K3 59 10 80.000 K4 59 10 80.000 K5 67 10 80.000 K6 26 24p – 6 02p - 5 130.000 K7 59 10 100.000 K8 125 8 Tầng 1-4: 125.000 Tầng 5-7: 150.000 Có thang máy
Số liệu do ban quản lý KTX trường ĐHNT cung cấp
Hiện nay (từ đầu năm học 2012 – 2013) toàn bộ tám khu ký túc xá của trường đã giao cho tư nhân quản lý, nhà trường không trực tiếp quản lý. Nhưng giá phòng nhà trường vẫn khống chế (bảng 2.1) theo quy định để đảm bảo quyền lợi hợp lý cho sinh viên trọ học của trường.
Cơ sở vật chất ở ký túc xá khá đầy đủ, bao gồm: (i) công trình phụ khép kín; (ii) sân chơi thể thao các loại (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ…); (iii) gara xe; internet ở một vài khu… Ngoài ra nhà trường còn bố trí một khu chuyên cung cấp dịch vụ cho sinh viên trong ký túc xá: căn tin, quán nước, quần tạp hóa, photocoy….
Để đảm bảo an ninh và môi trường sống của toàn bộ sinh viên trong ký túc xá, nhà trường có quy định giờ đóng và mở của các khu ký túc xá, có xây dựng nội quy sinh hoạt trong ký túc xá để người ở tuân thủ.
Về điều kiện sống trong ký túc xá được chính sinh viên đang ở phản ánh về cơ bản là tốt vì các phòng đều có công trình phụ kép kín, điện và nước đầy đủ cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, những khu bố trí 8 đến 10 SV một phòng thì gặp một vài bất cập như: (i) Thiếu các phương tiện sinh hoạt – tủ đựng quần áo tư trang; khoảng không để giặt và phơi quần áo; thiếu ổ điện để sinh viên có thể sử dụng máy tính hay đèn bàn; quát máy để cải thiện không khí trong phòng…. (ii) trong mỗi khu ký túc xá thiểu phòng sinh hoạt chung, vì vậy khi có người nhà, bạn bè đến thăm sẽ gặp bất tiện.
Như đã mô tả, chính sự bố trí các khu ký túc xá nằm trong khuôn viên trường đem lại an ninh và môi trường sống lành mạnh cho người ở, nhưng ngược lại làm hạn chế sự giao tiếp với những người xung quanh, với xã hội của chính những sinh viên đang ở trong ký túc xá của trường. Chính vì vậy, vần tồn tại khá nhiều sinh viên trọ học không lựa chọn ký túc xá làm nới cư trú cho mình.
Nhà trường mặc dù đã giao khoán phần quản lý cho tư nhân, nhưng vẫn thực hiện giám sát các hoạt động ở các khu ký túc xá, nhằm đảm bảo quyền lợi, tinh thần và phong cách sống lành mạnh cho tập thể sinh viên ký túc xá.