Phương pháp nuôi tảo thuần và gây màu nước

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả nuôi sinh khối của hai dòng artemia vĩnh châu và great salt lake trong ao đất tại ninh hòa - khánh hòa (Trang 42)

2.4.1. Nuôi tảo thuần (trong túi nilon và bể composite)

Tảo Chaetoceros sp. được phân lập và lưu giữ tại Công ty TNHH Toàn Hưng.

Nhân sinh khối các loài tảo theo yêu cầu của các thí nghiệm trong các túi nilon thể tích 50 lít với môi trường dinh dưỡng Walne [6], sau 3-4 ngày đạt mật độ cực đại sẽ thu sinh khối ở cuối pha logarit. Tiếp tục nhân sinh khối đến thể tích 2 m3 trong bể composite và nâng dần độ mặn lên 60-70 ppt, sau 2-3 ngày đạt mật độ cực đại sẽ thu sinh khối cấy vào các ao nuôi tạo điều kiện để các loài tảo này phát triển chiếm ưu thế trong ao nuôi và cũng tiến hành như vậy nhưng nuôi ở độ mặn thường (30-35 ppt ), thu sinh khối cấy xuống ao nuôi tảo. Phương pháp nhân sinh khối loài tảo này theo Hoàng Thị Bích Mai (1995) [11], Guillard R.R.L, (1975) [33].

2.4.2. Nuôi tảo trong ao đất (ao nuôi tảo)

Sau khi kết thúc khâu cải tạo ao, tiến hành cấp nước có độ mặn 30 – 35 ppt vào ao nuôi tảo, mực nước trong ao nuôi tảo khoảng 0,7 - 1,0 m để hạn chế sự phát triển của tảo đáy, sau đó cấy tảo thuần đã được nhân sinh khối trong bể composite, bón phân gây màu tảo bằng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ. Phân vô cơ được sử dụng với liều lượng Ure 5 ppm, NPK 1 ppm (tính theo hàm lượng N và P), hòa tan lượng phân cần bón trong nước ngọt và tạt đều lên mặt nước ao nuôi, bón 2 lần/tuần. Phân

hữu cơ được sử dụng để gây nuôi tảo là phân gà với lượng 10 kg/100 m2 ở đầu vụ nuôi và bón 2 tuần/lần, từ tuần thứ 3 trở đi chỉ bón 5 kg/100 m2 tùy theo diễn biến mật độ tảo.

2.4.3. Nuôi tảo trực tiếp trong ao nuôi Artemia:

Sau khi kết thúc khâu cải tạo ao, cấp nước và pha độ mặn đạt yêu cầu của các thí nghiệm. Tiến hành cấy tảo Chaetoceros sp. thuần được nuôi sinh khối trong bể composite, bón phân gây màu tảo trực tiếp trong hệ thống ao thí nghiệm bằng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ theo liều lượng như trên. Phân gà ngoài mục đích bón vào ao để gây màu nước, còn là thức ăn trực tiếp cho Artemia nên được ủ kỹ với vôi trong thời gian 1 tuần, sau đó ủ men 24 giờ, rồi bón trực tiếp vào ao nuôi Artemia. Sau khi bón phân 2 - 3 ngày kiểm tra mật độ tảo đạt yêu cầu sẽ tiến hành ấp nở trứng Artemia

và chuẩn bị thả giống.

2.5. Xử lý số liệu

Số liệu thu được từ nghiên cứu được xử lý với bảng tính Excel để xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị. Đồng thời sử dụng chương trình SPSS 16.0 để so sánh các giá trị trung bình theo phương pháp kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 2 tổng thể độc lập (Independent Samples T-test). Dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene) để đánh giá sự khác nhau về giá trị trung bình với độ tin cậy 95 % (P<0,05).

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.Hiệu quả sinh học của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu và dòng Great Salt Lake nuôi sinh khối trong ao đất tại Ninh Hòa - Khánh Hòa.

3.1.1.Diễn biến yếu tố môi trường trong ao thí nghiệm

Kết quả theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức. Nghiệm thức Yếu tố NT1-dòng VC NT2-dòng GSL Sáng 74 - 89 83,28 ± 3,83a 75 - 89 83,54 ± 3,80a Độ mặn (ppt) Chiều 75 - 91 84,96 ± 3,81a 73 - 90 85,24 ± 3,79a Sáng 26 - 33 28,47 ± 1,35a 26 - 34 28,38 ± 1,34a Nhiệt độ (oC) Chiều 30 - 39 35,97 ± 1,43a 32 - 38 35,91 ± 1,29a Sáng 2,02 - 4,86 3,52 ± 0,93a 2,15 - 4,879 3,45 ± 0,97a DO (mg/L) Chiều 2,18 -7,27 5,25 ± 1,32a 2,25 - 7,12 5,15 ± 1,38a Sáng 7,0 – 8,8 7,0 – 8,9 pH Chiều 7,3 – 8,9 7,5 – 9,0 Mức nước (cm) 49,5 ± 5,23a 49,1 ± 3,18a Độ trong (cm) 28,6 ± 2,08a 29,3 ± 1,53a

Số liệu trình bày: Tử số: Khoảng dao động ( nhỏ nhất ÷ lớn nhất) Mẫu số: Số trung bình ± độ lệch chuẩn (SD).

Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05).

3.1.1.1. Nhiệt độ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ trung bình vào buổi sáng và buổi chiều ở 2 nghiệm thức nằm trong khoảng dao động từ 26 - 39oC. Nhiệt độ nước không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức trong cùng một ngày theo dõi, nhiệt độ trung bình buổi sáng ở các nghiệm thức là 26 - 34oC và buổi chiều tương đối cao, dao động từ 33 - 39oC. Nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm là 32,20± 1,32oC. Nhìn chung vào tuần đầu tiên nhiệt độ ổn định sau đó giảm thấp ở tuần thứ 3 do trời mưa. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 9 nhiệt độ tương đối ổn định, tuy nhiên từ tuần thứ 9 đến khi kết thúc thí nghiệm, nhiệt độ tăng khá cao có lúc nhiệt độ tăng đến 38 - 39oC

Artemia trong ao nuôi có hiện tượng tập trung thành đàn bơi lờ đờ trên mặt nước ao, cơ thể có màu đỏ và có hiện tượng chết rải rác ở cả 2 nghiệm thức.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng và năng suất của

Artemia còn liên quan đến các dòng ở các vùng địa lý. Đối với các dòng Artemia

nguồn gốc từ Bắc Mỹ có thang nhiệt độ ưa thích từ 19 – 25oC. Dòng Tangu của Trung Quốc có nhiệt độ thích hợp cao hơn các dòng địa lý ở Bắc Mỹ, thang nhiệt độ ưa thích trong khoảng 20 - 30oC [45].

Hầu hết các dòng Artemia không thể sống được khi nhiệt độ dưới 6oC và trên 35oC và sự chịu đựng với nhiệt độ khác nhau phụ thuộc vào từng dòng cụ thể [27]. Nhiệt độ trong khoảng 25oC là thích hợp để nâng cao tỷ lệ sống của Artemia

franciscana [10]. Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu có đặc điểm khác xa so với

dòng tổ tiên có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco Bay, USA) đặc biệt là khả năng chịu nóng cao, chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ 38 – 41oC thậm chí đến 42oC [6]. Đối với dòng GSL, có rất ít các thông tin về dòng này mặc dù chúng chiếm đa số trứng

Artemia thương phẩm trên thế giới thu hoạch từ tự nhiên. Tuy nhiên theoVanhaecke

(1984) [23, 49] thì loài này có đặc điểm khác xa so với loài thu từ SFB. Hồ mặn Great Salt là một trong các hồ nước mặn lớn trên thế giới với nhiệt độ biến động rất lớn trong năm (từ -2oC đến 42oC) mặc dù vậy nước không hề đóng băng do độ mặn quá cao và vẫn quan sát thấy Artemia ở 3oC.

Nhìn chung, nhiệt độ nước không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức và luôn nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Artemia trong ao nuôi.

3.1.1.2. Độ mặn

Trong quá trình nuôi thí nghiệm, độ mặn ao nuôi ở các nghiệm thức trung bình dao động trong khoảng từ 73 – 90 ppt. Độ mặn các ao thí nghiệm có xu hướng giảm vào 3 tuần đầu tiên vì trong thời gian thường xuyên cấp nước từ ao nuôi tảo vào ao nuôi để cung cấp tảo bên cạnh đó nâng dần mực nước trong ao. Nhất là ở tuần thứ 3 do trong khoảng thời gian này trời mưa với lưu lượng lớn và nước có độ mặn cao trong ao chứa nước mặn chưa nhiều làm cho độ mặn ao nuôi giảm mạnh. Tuy nhiên, độ mặn trong ao vẫn ở điều kiện có thể chấp nhận được là khoảng 73-78 ppt. Từ tuần thứ 4 trở đi độ mặn được duy trì ở mức ổn định cho đến khi kết thúc thí nghiệm.

Độ mặn trung bình ở các nghiệm thức vào buổi sáng: NT1: 83,28 ± 3,83 ppt và NT2: 83,54 ± 3,80 ppt; vào buổi chiều độ mặn trung bình ở các nghiệm thức: NT1: 84,96 ± 3,81 ppt và NT2: 85,24 ± 3,79 ppt. Độ mặn trung bình các nghiệm thức là 84,26 ± 3,80 ppt; kết quả cho thấy độ mặn giữa các nghiệm thức không sai biệt nhiều và nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng phát triển của Artemia.

3.1.1.3. Độ pH

Độ pH có sự khác biệt lớn giữa sáng và chiều; độ pH buổi chiều tăng cao hơn so với buổi sáng do buổi chiều tảo phát triển mạnh sẽ làm quá trình tự phân hủy HCO3

-

tạo ra CO3 2-

được giữ lại trong nước làm độ pH tăng cao. Kết quả cho thấy ở các ao buổi chiều độ pH trong khoảng từ 7,3 - 9,0 và buổi sáng từ 7,0 - 8,9. Theo các thông tin được công bố, sự chịu đựng độ pH đối với Artemia là trong khoảng 6,5 đến 8,0. Độ pH có xu hướng giảm dần trong thời kỳ nuôi do kết quả của các quá trình khử nitrate. Tuy nhiên khi độ pH giảm thấp hơn 7,5 thì tiến hành bổ sung thêm một lượng nhỏ NaHCO3 để tăng hệ đệm của nước nuôi [29]. Ở các sinh cảnh tự nhiên, có thể thấy Artemia có mặt ở những nơi có độ pH từ 7,8 đến 8,2, đây là khoảng pH được coi là tối ưu đối với Artemia [21].

1.1.1.4. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, DO các ao trung bình ở 2 nghiệm thức vào buổi sáng thấp so với buổi chiều (DO trung bình các ao vào buổi sáng đạt 3,52 ± 0,93 mg/L, 3,45 ± 0,97 mg/L và buổi chiều đạt 5,25 ± 1,3 mg/L, 5,15 ± 1,38 mg/L theo thứ tự từng nghiệm thức). Nguyên nhân của sự khác nhau này là do nhiệt độ cao kết hợp với bón nhiều phân hữu cơ nên tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng sụt giảm oxy về đêm và sáng sớm. Có thời điểm DO ao nuôi xuống gần 2 mg/L vào sáng sớm, Artemia trong ao nuôi ở các nghiệm thức có hiện tượng co cụm lại bơi lờ đờ trên mặt nước điều này đúng với nhận định của Baert và CTV (1996) [26] khi nồng độ oxy hòa tan dưới ngưỡng thích hợp (2 mg/L) thì màu sắc và tập tính của Artemia sẽ có sự biến đổi khác biệt như cơ thể Artemia chuyển sang màu đỏ, bơi chậm, thường nổi lên sát mặt nước của ao nuôi,….

3.1.1.5. Mức nước

Mức nước của ao nuôi có ý nghĩa rất quan trọng đối với những khu vực có nhiệt độ không khí cao như Ninh Hòa - Khánh Hòa. Mức nước của nước trong ao nuôi được khuyến nghị là từ 40 – 60 cm. Mực nước trong ao cao không chỉ hạn chế nhiệt độ nước trong ao tăng quá mức gây tử vong cho Artemia mà còn để hạn chế sự phát triển của tảo đáy (lab-lab). Sự phát triển của các loài thực vật đáy sẽ ảnh hưởng xấu cho sự sinh trưởng và phát triển của Artemia vì chúng có kích thước lớn nên không thể làm thức ăn cho Artemia, đồng thời chúng ngăn cản sự phát triển bình thường của các loài vi tảo là thức ăn thích hợp cho Artemia [8].

Kết quả theo dõi cho thấy, trước khi thả giống mực nước trong ao thí nghiệm đạt trung bình 35 cm ở cả 2 nghiệm thức và mực nước trung bình trong cả đợt thí nghiệm mức nước trung bình đạt 49,5 ± 5,23 cm ở NT1 và 50,2 ± 3,18 cm ở NT2. Trong quá trình nuôi, nước trong ao thường xuyên bị rò rỉ và bốc hơi làm mực nước trong ao giảm xuống nên tăng cường cấp nước vào để duy trì và tăng dần mức nước trong ao. Bên cạnh cũng có khoảng thời gian trời mưa lớn nên mực nước trong ao nuôi tăng khá cao, tiến hành dùng bơm để hút bớt lượng nước ngọt trên tầng mặt tránh làm giảm độ mặn trong ao. Nhìn chung, trong suốt thời gian thí nghiệm thì mức nước trong ao được duy trì ở mức phù hợp nhất cho sự phát triển của cả 2 dòng A. franciscana.

3.1.1.6. Độ trong

Các tác nhân như sự bừa trục, bón phân, cấp nước, gió, vật chất hữu cơ… thường đưa đến sự biến động độ trong trong ao nuôi, độ trong trung bình ở các ao nuôi thí nghiệm ở NT1 là 28,6 ± 2,08 cm và ở các ao thí nghiệm ở NT2 là 29,3 ± 1,53 cm. Đối với ao nuôi Artemia thì độ trong không hẳn hoàn toàn được dùng để đánh giá lượng thức ăn tự nhiên (tảo) trong ao vì khi cấp nước tảo vào Artemia sẽ sử dụng hết các loại tảo có kích thước thích hợp. Tuy nhiên, độ trong phản ánh được hiện trạng của ao nuôi vì vậy nên duy trì độ trong trong khoảng 28 - 35 cm là thích hợp nhất. Đối với các ao thí nghiệm, khi nước trong ao có độ trong từ 35 cm trở lên thường được khắc phục bằng cách tăng số lần bừa trục ở đáy ao để hạn chế sự phát triển của tảo đáy và tạo các chất mùn bã hữu cơ ở dạng lơ lửng là thức ăn tốt cho Artemia đồng thời tăng lượng nước tảo từ ao nuôi tảo để đảm bảo đủ thức ăn cho Artemia [8].

Nhìn chung, trong suốt quá trình nuôi thí nghiệm độ trong được duy trì ở mức ổn định nhất đây là điều kiện thuận lợi về điều kiện môi trường và dinh dưỡng cho 2 dòng A. franciscana.

3.1.2. Kết quả gây màu nước trong ao nuôi và ao nuôi tảo

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Sỹ (2012) [13] khi nuôi Artemia trong bể, cho ăn các loại tảo khác nhau thì cho thấy khi Artemia bằng tảo Chaetoceros sp. cho kết quả tốt nhất về sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của Artemia. Tuy nhiên khi nuôi Artemia trong ao đất thì thành phần thức ăn của chúng rất đa dạng, ngoài tảo là thức ăn chính còn có vi khuẩn, protozoa, mùn bã hữu cơ,…[28, 45]. Hơn nữa thành phần loài tảo trong ao nuôi Artemia cũng đa dạng hơn và không thể nuôi tảo thuần có chất lượng tốt trong ao đất làm thức ăn cho Artemia như trong bể, do đó sự ảnh hưởng của loài tảo làm thức ăn đến năng suất và chất lượng của Artemia trong ao nuôi sẽ không rõ ràng như khi nuôi trong bể. Việc nuôi tảo thuần có chất lượng tốt để cấp cho ao nuôi Artemia là không thể thực hiện được vì chi phí rất cao. Do vậy, nuôi đại trà các loài tảo thuần làm thức ăn cho Artemia là không thực tế về mặt kinh tế [29]. Vì vậy Nguyễn Tấn Sỹ (2012) [13], đã tiến hành thí nghiệm nuôi tảo thuần sau đó cấy vào ao nuôi để loài tảo này chiếm ưu thế trong ao nuôi sau đó cấy Artemia vào nuôi thì đạt kết quả khả quan ở nghiệm thức có tảo Chaetoceros sp. chiếm ưu thế . Nhưng có một khuyết điểm là khi sau khi thả giống thì mật độ tảo trong ao nuôi sẽ giảm qua quá trình lọc của Artemia nhất là lúc mật độ Artemia trong ao cao.Vì vậy ở thí nghiệm này tôi chỉ tiến hành cấy tảo và gây màu trước khi thả Artemia. Bên cạnh đó tôi tiến hành gây

tảo Chaetoceros sp. thuần trong ao nuôi tảo, bón phân tạo điều kiện tảo này chiếm ưu

thế trong ao sau đó hàng ngày bơm cung cấp làm thức ăn cho Artemia.

Màu nước trong các ao nuôi thí nghiệm có màu vàng nâu điều này thể hiện sự ưu thế của tảo khuê. Theo Nguyễn Văn Hòa và CTV (2007) [8] màu nước thể hiện thành phần loài và mật độ tảo trong ao nuôi bên cạnh đó màu nước trong ao còn thể hiện có liên quan đến các loại phiêu sinh vật hiện diện trong ao. Màu nâu do nhóm tảo khuê chiếm ưu thế và màu vàng nâu thể hiện sự tồn tại của tảo lục trong ao nuôi nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy có thể nói quá trình cấy tảo và gây màu nước đã đạt kết quả tốt, bước đầu tạo điều kiện cho thí nghiệm thực hiện thuận lợi.

Hình 3.1: Kết quả gây màu nước ở các nghiệm thức 3.1.3. Sinh trưởng của Artemia ở 2 nghiệm thức

3.1.3.1. Sinh trưởng theo chiều dài toàn thân (mm)

Kết quả theo dõi cho thấy, sau khi thả giống 3 giờ (sau khi nở ra từ trứng bào xác khoảng 3 - 5 giờ) ấu trùng Artemia franciscana dòng GSL có kích thước dài hơn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả nuôi sinh khối của hai dòng artemia vĩnh châu và great salt lake trong ao đất tại ninh hòa - khánh hòa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)