Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả nuôi sinh khối của hai dòng artemia vĩnh châu và great salt lake trong ao đất tại ninh hòa - khánh hòa (Trang 36)

2.3.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa gồm 8 ao đất ký hiệu thứ tự từ A1 đến A4 và B1 đến B4, diện tích mỗi ao 100 m2 (20 m x 5 m), bờ rộng 0,2 - 0,3 m cao 0,7 - 0,8 m. Mật độ thả giống ở các nghiệm thức 100 N/L, mực nước trong ao nuôi ở tất cả các nghiệm thức ban đầu dao động trong khoảng 40 - 60 cm và nâng dần theo thời gian thí nghiệm, độ mặn duy trì trong khoảng 70-90 ppt. Tảo được gây màu trực tiếp trong ao nuôi Artemia và gián tiếp trong ao nuôi tảo. Độ trong của ao nuôi dao động trong khoảng 25 - 35 cm. Độ mặn ở các nghiệm thức của thí nghiệm được pha từ nước ót (250 ppt) và duy trì suốt quá trình thí nghiệm với khoảng dao động không quá 10 ppt. Khi độ mặn tăng cao do sự bay hơi nước sẽ dùng nước biển (35 ppt) ở ao nuôi tảo để hạ độ mặn, khi độ mặn giảm thấp do mưa sẽ tháo bớt lớp nước tầng mặt và cấp nước có độ mặn cao (ở ao chứa nước mặn) bổ sung để nâng độ mặn theo đúng yêu cầu của thí nghiệm.

Thời gian thí nghiệm 12 tuần (từ tháng 05 đến tháng 07/2012).

Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại bốn lần và được bố trí ngẫu nhiên cho từng nghiệm thức như sau: NT1 gồm các ao A1, A4, B2, B4 và NT2 gồm các ao A2, A3, B1, B3. Trong đó:

NT1: Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu (VC)

Mương thoát nước

Mương cấp nước

Ghi chú Hướng nước chảy Van điều chỉnh

Hình 2.3. Sơ đồ ao thí nghiệm 2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.2.1. Xác định các yếu tố môi trường

 Nhiệt độ (oC): Đo bằng nhiệt kế 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ.  Độ mặn (ppt): Đo bằng khúc xạ kế 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ.

 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) (mgO2/lít): Đo bằng máy đo YSI của Mỹ 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ.

 Độ pH: Đo bằng máy đo YSI của Mỹ 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ.  Độ trong (cm): Đo bằng đĩa Secchi 1 lần/ngày vào lúc 14 giờ.

 Mức nước (cm): Đo bằng thước 1 lần/ngày vào lúc 7 giờ.

` Ao chứa nước mặn Ao nuôi tảo 1 A1 A2 A3 A4 B1 B2 B3 B4 Ao nuôi tảo 2

Hình 2.4. Thiết bị theo dõi các yếu tố môi trường

2.3.2.2. Xác định tỷ lệ nở của trứng bào xác

Đếm ngẫu nhiên 100 trứng bào xác cho vào cốc thủy tinh 100 mL chỉ chứa 50 mL nước có độ mặn 30 ppt, nhiệt độ 28-30oC, sục khí nhẹ liên tục, ánh sáng nhẹ (2000 lux) liên tục, thời gian ấp 24 giờ. Kết thúc thời gian ấp tắt sục khí để vỏ trứng, trứng không nở nổi lên trên bề mặt và trứng hỏng chìm xuống đáy, sau vài phút tiến hành siphon để thu nauplius, đếm số ấu trùng nauplius, các trứng ở giai đoạn bung dù và trứng chưa nở để xác định tỷ lệ nở. Tiến hành lặp lại 5 lần đồng thời và xác định giá trị trung bình của 5 lần lặp lại là tỷ lệ nở thực tế của trứng bào xác của mỗi dòng Artemia

franciscana. Từ tỷ lệ nở thực tế sẽ xác định lượng trứng cần ấp theo thể tích ao nuôi và

mật độ thả giống.

2.3.2.3. Theo dõi sự sinh trưởng của Artemia

Xác định sự sinh trưởng về chiều dài của Artemia 2 ngày/lần từ lúc thả giống đến 17 ngày tuổi. Thu ngẫu nhiên 30 cá thể/đơn vị thí nghiệm ở từng nghiệm thức. Giai đoạn Nauplius đo chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp đuôi [38] trên kính hiển vi bằng trắc vi thị kính (hình 2.5). Chiều dài của Nauplius được quy đổi từ chiều dài đo được qua trắc vi thị kính theo công thức:

A L  

10 1

L: Chiều dài thực của mẫu. A: Số vạch đọc trên kính hiển vi.

γ : bội giác của vật kính.

Ở giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành đo chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối bụng (A là chiều dài của Artemia trưởng thành như hình 2.5) bằng giấy ô ly và kính lúp soi nổi [35].

Hình 2.5: Cách đo chiều dài của Nauplius [45] và Artemia trưởng thành [35]

Tốc độ sinh trưởng về chiều dài toàn thân – DLG (Daily Length Gain) được tính theo công thức: 1 2 1 2 t t L L DLG    Trong đó:

DLG: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài toàn thân (mm/ngày). L1: chiều dài ở thời điểm t1 (mm).

L2: chiều dài Artemia ở thời điểm t2 (mm).

Xác định khối lượng tươi 2 ngày/lần bắt đầu từ ngày thứ 5 kể từ ngày thả nuôi đến ngày nuôi thứ 17. Xác định bằng cách lấy 3 mẫu (khoảng 1 gam) ở 1 ao nuôi thí nghiệm ở các nghiệm thức, loại bỏ nước dư thừa bằng giấy thấm, khối lượng được cân trên cân điện tử có độ chính xác đến 0,0001 mg và sau đó tiến hành đếm số lượng

Artemia trong các mẫu. Khối lượng tươi trung bình của 1 cá thể Artemia được tính như

Khối lượng tươi trung bình của một cá thể Artemia được tính theo công thức:

Với : ww: là khối lượng tươi trung bình của một cá thể Artemia (mg). ww1: Khối lượng tươi trung bình của mẫu(mg).

n: số lượng cá thể Artemia trong một mẫu.

Tốc độ sinh trưởng về khối lượng (Daily Weight Gain) (mg/ngày) được tính theo công thức:

Với ww2: là khối lượng tươi của 1 cá thể (mg) ở ngày nuôi ở thời điểm t2 ww1: là khối lượng tươi của 1 cá thể (mg) ở ngày nuôi ở thời điểm t1.

DWG: Tốc độ sinh trưởng về khối lượng (mg/ngày).

2.3.2.4. Ước lượng tỷ lệ sống

Artemia có đặc tính phân bố không đều nên tiến hành thu mẫu tại 9 điểm

trong ao. Dụng cụ thu mẫu bằng ống nhựa PVC Ø 49 mm. Mẫu thu được cho vào xô nhựa, khuấy đều, dùng cốc đong múc ra 1 L nước, lọc qua lưới thu với mắt lưới 120 µm, cho mẫu vào lọ nhựa 200 mL và cố định mẫu bằng formol 5 %. Từ ngày nuôi 15 trở đi bắt đầu thu sinh khối nên không xác định tỷ lệ sống.

Tỷ lệ sống (%) của Artemia được tính theo công thức:

Trong đó: SR (%): Tỷ lệ sống của Artemia.

Xn (cá thể/L): Số cá thể Artemia đếm được trong ngày nuôi thứ n/L. X1 (cá thể/L): Số cá thể Artemia thả ban đầu/L.

SR (%) = 1 X X n x 100 ) / ( DWG 1 2 1 2 mg ngày t t ww ww    ) ( ww 1 mg n ww

2.3.2.5. Xác định sức sinh sản của Artemia

Sức sinh sản của Artemia được xác định thông qua bắt ngẫu nhiên 30 con

Artemia cái có túi ấp chứa đầy trứng, bắt đầu thu mẫu vào thời điểm cuối tuần thứ 2

(ngày thứ 14) kể từ khi thả giống và định kỳ thu mẫu 1 lần/tuần, tiến hành giải phẫu để đếm toàn bộ số phôi nauplius của mỗi con cái và xác định phương thức sinh sản (%

Artemia cái đẻ con hay đẻ trứng). Sức sinh sản được tính bằng tổng số phôi

Nauplius/con cái ngay tại thời điểm quan sát mẫu.

Ngoài ra còn xác định một số thông số khác liên quan đến sức sinh sản của

Artemia như: Thời gian Artemia bắt đầu bắt cặp trong ao nuôi được xác định khi xuất

hiện sự bắt cặp với tần suất bắt gặp trên 5 %; ngày xuất hiện nauplius thế hệ tiếp theo (đợt sinh sản đầu tiên tính từ lúc thả giống) được xác định khi trong mẫu thu xuất hiện nauplius ở giai đoạn Instar I; mật độ nauplius thế hệ tiếp theo được xác định tương tự phương pháp xác định mật độ Artemia trong ao nuôi nhưng sử dụng lưới thu có kích thước mắt lưới 120 µm.

2.3.2.6. Xác định gia tăng mật độ quần thể

Từ tuần thứ 3 trở đi tiến hành thu mẫu 1 lần/tuần. Phương pháp thu mẫu giống như thu mẫu xác định mật độ. Phân chia các giai đoạn phát triển quần thể Artemia theo tài liệu của Sorgeloos, 1986 [42].

 Nauplius (ấu trùng): Chỉ có 3 đôi phụ bộ

 Juvenile (con non): tính từ khi cơ thể bắt đầu xuất hiện chân bơi đến trước giai đoạn tham gia sinh sản.

 Adult (con trưởng thành): Con cái bắt đầu xuất hiện túi ấp. Con đực bắt đầu xuất hiện đôi càng to.

2.3.2.7. Xác định năng suất sinh khối Artemia franciscana

- Phương pháp thu sinh khối Artemia:

Thu sinh khối lần đầu được tiến hành sau khi cấy giống 15 ngày và thu với chu kỳ 3 ngày/lần và tùy vào diễn biến lượng sinh khối trong ao nuôi. Dùng lưới thu có kích thước mắt lưới No= 1 mm để thu các cá thể trưởng thành, cân khối lượng tươi ngay sau khi thu, sau đó bảo quản đông lạnh để làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản.

- Xác định năng suất sinh khối Artemia:

Thu tỉa sinh khối liên tục (3 ngày/lần) và thu hoạch toàn bộ sinh khối khi kết thúc thí nghiệm. Năng suất sinh khối được tính bằng khối lượng tươi thu được trong toàn đợt nuôi (kg/100m2/đợt thí nghiệm và tấn/ha/đợt thí nghiệm).

2.3.2.8. Hiệu quả kinh tế

-Lợi nhuận:

Lợi nhuận=Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất +Tổng doanh thu: Tổng sản lượng x giá bán.

-Tỷ số doanh thu/ chi phí=Lợi nhuận/Tổng chi phí. -Tỷ số lợi nhuận/chi phí=Lợi nhuận/Tổng chi phí. -Tỷ số lợi nhuận/doanh thu=Lợi nhuận/Tổng doanh thu.

2.4. Phương pháp nuôi tảo thuần và gây màu nước 2.4.1. Nuôi tảo thuần (trong túi nilon và bể composite) 2.4.1. Nuôi tảo thuần (trong túi nilon và bể composite)

Tảo Chaetoceros sp. được phân lập và lưu giữ tại Công ty TNHH Toàn Hưng.

Nhân sinh khối các loài tảo theo yêu cầu của các thí nghiệm trong các túi nilon thể tích 50 lít với môi trường dinh dưỡng Walne [6], sau 3-4 ngày đạt mật độ cực đại sẽ thu sinh khối ở cuối pha logarit. Tiếp tục nhân sinh khối đến thể tích 2 m3 trong bể composite và nâng dần độ mặn lên 60-70 ppt, sau 2-3 ngày đạt mật độ cực đại sẽ thu sinh khối cấy vào các ao nuôi tạo điều kiện để các loài tảo này phát triển chiếm ưu thế trong ao nuôi và cũng tiến hành như vậy nhưng nuôi ở độ mặn thường (30-35 ppt ), thu sinh khối cấy xuống ao nuôi tảo. Phương pháp nhân sinh khối loài tảo này theo Hoàng Thị Bích Mai (1995) [11], Guillard R.R.L, (1975) [33].

2.4.2. Nuôi tảo trong ao đất (ao nuôi tảo)

Sau khi kết thúc khâu cải tạo ao, tiến hành cấp nước có độ mặn 30 – 35 ppt vào ao nuôi tảo, mực nước trong ao nuôi tảo khoảng 0,7 - 1,0 m để hạn chế sự phát triển của tảo đáy, sau đó cấy tảo thuần đã được nhân sinh khối trong bể composite, bón phân gây màu tảo bằng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ. Phân vô cơ được sử dụng với liều lượng Ure 5 ppm, NPK 1 ppm (tính theo hàm lượng N và P), hòa tan lượng phân cần bón trong nước ngọt và tạt đều lên mặt nước ao nuôi, bón 2 lần/tuần. Phân

hữu cơ được sử dụng để gây nuôi tảo là phân gà với lượng 10 kg/100 m2 ở đầu vụ nuôi và bón 2 tuần/lần, từ tuần thứ 3 trở đi chỉ bón 5 kg/100 m2 tùy theo diễn biến mật độ tảo.

2.4.3. Nuôi tảo trực tiếp trong ao nuôi Artemia:

Sau khi kết thúc khâu cải tạo ao, cấp nước và pha độ mặn đạt yêu cầu của các thí nghiệm. Tiến hành cấy tảo Chaetoceros sp. thuần được nuôi sinh khối trong bể composite, bón phân gây màu tảo trực tiếp trong hệ thống ao thí nghiệm bằng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ theo liều lượng như trên. Phân gà ngoài mục đích bón vào ao để gây màu nước, còn là thức ăn trực tiếp cho Artemia nên được ủ kỹ với vôi trong thời gian 1 tuần, sau đó ủ men 24 giờ, rồi bón trực tiếp vào ao nuôi Artemia. Sau khi bón phân 2 - 3 ngày kiểm tra mật độ tảo đạt yêu cầu sẽ tiến hành ấp nở trứng Artemia

và chuẩn bị thả giống.

2.5. Xử lý số liệu

Số liệu thu được từ nghiên cứu được xử lý với bảng tính Excel để xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị. Đồng thời sử dụng chương trình SPSS 16.0 để so sánh các giá trị trung bình theo phương pháp kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 2 tổng thể độc lập (Independent Samples T-test). Dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene) để đánh giá sự khác nhau về giá trị trung bình với độ tin cậy 95 % (P<0,05).

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.Hiệu quả sinh học của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu và dòng Great Salt Lake nuôi sinh khối trong ao đất tại Ninh Hòa - Khánh Hòa.

3.1.1.Diễn biến yếu tố môi trường trong ao thí nghiệm

Kết quả theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố môi trường ở các nghiệm thức. Nghiệm thức Yếu tố NT1-dòng VC NT2-dòng GSL Sáng 74 - 89 83,28 ± 3,83a 75 - 89 83,54 ± 3,80a Độ mặn (ppt) Chiều 75 - 91 84,96 ± 3,81a 73 - 90 85,24 ± 3,79a Sáng 26 - 33 28,47 ± 1,35a 26 - 34 28,38 ± 1,34a Nhiệt độ (oC) Chiều 30 - 39 35,97 ± 1,43a 32 - 38 35,91 ± 1,29a Sáng 2,02 - 4,86 3,52 ± 0,93a 2,15 - 4,879 3,45 ± 0,97a DO (mg/L) Chiều 2,18 -7,27 5,25 ± 1,32a 2,25 - 7,12 5,15 ± 1,38a Sáng 7,0 – 8,8 7,0 – 8,9 pH Chiều 7,3 – 8,9 7,5 – 9,0 Mức nước (cm) 49,5 ± 5,23a 49,1 ± 3,18a Độ trong (cm) 28,6 ± 2,08a 29,3 ± 1,53a

Số liệu trình bày: Tử số: Khoảng dao động ( nhỏ nhất ÷ lớn nhất) Mẫu số: Số trung bình ± độ lệch chuẩn (SD).

Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05).

3.1.1.1. Nhiệt độ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ trung bình vào buổi sáng và buổi chiều ở 2 nghiệm thức nằm trong khoảng dao động từ 26 - 39oC. Nhiệt độ nước không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức trong cùng một ngày theo dõi, nhiệt độ trung bình buổi sáng ở các nghiệm thức là 26 - 34oC và buổi chiều tương đối cao, dao động từ 33 - 39oC. Nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian thí nghiệm là 32,20± 1,32oC. Nhìn chung vào tuần đầu tiên nhiệt độ ổn định sau đó giảm thấp ở tuần thứ 3 do trời mưa. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 9 nhiệt độ tương đối ổn định, tuy nhiên từ tuần thứ 9 đến khi kết thúc thí nghiệm, nhiệt độ tăng khá cao có lúc nhiệt độ tăng đến 38 - 39oC

Artemia trong ao nuôi có hiện tượng tập trung thành đàn bơi lờ đờ trên mặt nước ao, cơ thể có màu đỏ và có hiện tượng chết rải rác ở cả 2 nghiệm thức.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng và năng suất của

Artemia còn liên quan đến các dòng ở các vùng địa lý. Đối với các dòng Artemia

nguồn gốc từ Bắc Mỹ có thang nhiệt độ ưa thích từ 19 – 25oC. Dòng Tangu của Trung Quốc có nhiệt độ thích hợp cao hơn các dòng địa lý ở Bắc Mỹ, thang nhiệt độ ưa thích trong khoảng 20 - 30oC [45].

Hầu hết các dòng Artemia không thể sống được khi nhiệt độ dưới 6oC và trên 35oC và sự chịu đựng với nhiệt độ khác nhau phụ thuộc vào từng dòng cụ thể [27]. Nhiệt độ trong khoảng 25oC là thích hợp để nâng cao tỷ lệ sống của Artemia

franciscana [10]. Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu có đặc điểm khác xa so với

dòng tổ tiên có nguồn gốc từ Mỹ (San Francisco Bay, USA) đặc biệt là khả năng chịu nóng cao, chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ 38 – 41oC thậm chí đến 42oC [6]. Đối với dòng GSL, có rất ít các thông tin về dòng này mặc dù chúng chiếm đa số trứng

Artemia thương phẩm trên thế giới thu hoạch từ tự nhiên. Tuy nhiên theoVanhaecke

(1984) [23, 49] thì loài này có đặc điểm khác xa so với loài thu từ SFB. Hồ mặn Great Salt là một trong các hồ nước mặn lớn trên thế giới với nhiệt độ biến động rất lớn trong năm (từ -2oC đến 42oC) mặc dù vậy nước không hề đóng băng do độ mặn quá cao và vẫn quan sát thấy Artemia ở 3oC.

Nhìn chung, nhiệt độ nước không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức và

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả nuôi sinh khối của hai dòng artemia vĩnh châu và great salt lake trong ao đất tại ninh hòa - khánh hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)