Bảng 2.6 Bảng phân tích chất lượng tín dụng (Đơn vị: triệu đồng)

Một phần của tài liệu Những giảI pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH công thương Hoàng Mai (Trang 36)

(Đơn vị: triệu đồng) Năm Các chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 1.579.311 100 1.668.000 100 1.750.10 0 100 Trong đó: - Nợ trong hạn 1.266.60 7 80,2 1.417.800 85 1.527.83 7 87,3

- Nợ quá hạn trong năm 80.544 5,1 53.376 3,2 54.253 3,1 - Nợ khoanh 146.875 9,3 155.124 9,3 143.508 8,2 - Nợ chờ xử lý 85.285 5,4 41.700 2,5 24.502 1,4 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009 của CN NHCT Hoàng Mai)

- Nợ trong hạn: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy nợ trong hạn tại Chi nhánh có xu hướng tăng hàng năm, cụ thể năm 2007 là 80,2%, sang năm 2008 là 85% và năm 2009 đạt 87,3%. Tốc độ tăng của nợ trong hạn cũng khá cao điều này cho thấy Ban lãnh đạo chi nhánh đã có được tiến bộ rất đáng kể trong việc nâng con số nợ trong hạn lên. Tính trung bình trong 03 năm gần nhất thì nợ trong hạn của Chi nhánh đạt 84,5%.

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn ghi trên hợp đồng tín dụng. Trong 3 năm gần nhất, cụ thể năm 2008 nợ quá hạn đã giảm xuống từ 80.544 triệu VNĐ (2007) còn 53.376 triệu VNĐ và tăng lên 54.253 triệu VNĐ trong năm 2009. Năm 2008 là một năm thành công của Chi nhánh khí đã giảm được đáng kể nợ quá hạn (giảm gần một nửa) do Chi nhánh luôn giám sát chặt chẽ dư nợ trong hạn, đôn đốc khách hàng trả đúng nợ gốc và lãi đến hạn. Trong năm 2009 con số nợ trong hạn của chi nhánh có dấu hiệu đi lên tuy nhiên nếu xét tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì tỷ lệ này tiếp tục giảm, cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 là 5,1%, năm 2008 là 3,2% và năm 2009 giảm xuống còn 3,1%, để có được kết quả này là do tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh khá cao, do đó mặc dù nợ quá hạn của năm 2009 cao hơn năm 2008 nhưng tỷ trọng nợ quá hạn của năm 2009 lại thấp hơn so với năm 2008.

Theo số liệu trên bảng ta thấy tỷ trọng các khoản nợ khoanh là khá cao và không có xu hướng giảm nhiều. Năm 2007 tỷ trọng nợ khoanh là 9,3%, tỷ lệ này tiếp tục duy trì ở năm 2008 và chỉ giảm xuống 8,2% trong năm 2009. Nguyên nhân xuất phát là do NHCT Hoàng Mai là chi nhánh của NHCT VN (là một ngân hàng quốc doanh), chính vì vậy khách hàng của Chi nhánh phần lớn là các công ty nhà nước. Theo phân tích ở trên thì dư nợ cho vay đối với

các công ty nhà nước chiếm xấp xỉ 60%, các lĩnh vực khác chỉ chiếm khoảng 40%. Trong khi đó nhiều công ty nhà nước làm ăn không hiệu quả, không trả lãi và gốc đúng hạn cho chi nhánh song lại có sự bảo lãnh của nhà nước nên các khoản vay này Chi nhánh xếp vào nợ khoanh để chờ xử lý.

Các khoản nợ của các công ty có khả năng gây tổn thất cho Chi nhánh là: + Công ty Ngọc Lâm: 33,75 tỷ VNĐ

+ Công ty Thanh Phương: 529 triệu VNĐ + Công ty Hồng Hà: 806 triệu VNĐ + Công ty Detesco: 14.656 triệu VNĐ

2.2.3.3. Những biện pháp đã áp dụng nhằm hạn chế Rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàng Mai.

Song song với việc tăng trưởng tín dụng, CN NHCT Hoàng Mai đã chủ động và hoàn thiện các biên pháp nâng cao quản trị RRTD như:

- Quy chế cho vay, quy chế bảo lãnh ( Ban hành trên cơ sở quy chế cho vay của NHNN)

- Phân quyền mức phán quyết từng lần ( Dựa vào kinh nghiệm của Chi nhánh)

- Biện pháp đảm bảo vốn vay ( Dựa theo quy định của pháp luật)

- Hệ thống chấm điểm tín dụng ( Trong Cẩm nang tín dụng của NHCT VN)

- Hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng ( Dựa vào hệ thống chấm điểm tín dụng của ngân hang)

- Quy chế miễn giảm và trích phòng ngừa rủi ro ( Dựa vào các quy định của NHNN)

Hệ thống chấm điểm tín dụng của CN NHCT Hoàng Mai

Một phần của tài liệu Những giảI pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH công thương Hoàng Mai (Trang 36)