Với Ngân hàng nhà nước (NHNN)

Một phần của tài liệu Những giảI pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH công thương Hoàng Mai (Trang 56)

THƯƠNG HOÀNG MAI.

3.3.2. Với Ngân hàng nhà nước (NHNN)

- Phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS). Xây dựng các giải pháp để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các NHTM và tiến tới chuẩn mức quốc tế.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở và có sự độc lập tương đối về sự điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về phòng ngừa RRTD của uỷ ban Basel, tuân thủ các nguyên tắc thận trọng trong thanh tra.

Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát hiện hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong các hoạt động của NHTM, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm.

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các NHTM

+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro

- Xây dựng hệ thống và các biên pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM

- Hoàn thiện và vận dụng vào thực tế công cụ sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ - theo đó cần thay QĐ 493 danh nghĩa bằng cơ chế giám sát và quản lý rủi ro theo khung sổ tay ở tất cả các NHTM và nâng cao chất lượng thông tin.

- Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các NHTM dựa trên tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và chỉ số an toàn cho các hoạt động của các NHTM.

- Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các NHTM nhà nước đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ

KẾT LUẬN

Lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta, hiện đã có rất nhiều hình thức ngân hàng đang hoạt động ở nước ta bao gồm Ngân hàng quốc doanh, ngoài quốc doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng quốc tế v.v…Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã ra nhập WTO thì lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng sẽ có nhiều chuyển biến hơn nữa với nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập.

Để làm tốt trong giai đoạn hội nhập và phát triển này, nhất là khi có thêm sự xuất hiện của nhiều ngân hàng quốc tế với kinh nghiệm lâu năm và nguồn lực tài chính mạnh thì ngay từ bây giờ các NHTM Việt Nam nói chung và CN NHCT Hoàng Mai nói riêng cần phải hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức của mình, chấn chỉnh lại những mặt còn yếu kém trong hoạt động để có thể tồn tại và phát triển. Một trong những lĩnh vực quan trọng liên quan đến sự phát triển và tồn tại của Ngân hàng là quản trị rủi ro tín dụng. Chuyên đề đã đưa ra được thực trạng rủi ro tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng của CN NHCT Hoàng Mai cũng như đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Tác giả hy vọng với thực trạng và các giải pháp đã đưa ra trong chuyên đề này sẽ là những đóng góp nhỏ vào việc hạn chế rủi ro tín dụng của CN NHCT Hoàng Mai.

Và cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCT Hoàng Mai đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Những giảI pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH công thương Hoàng Mai (Trang 56)