Tính sử dụng lại là gì?

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HÓA - TIN QUẢN LÍ CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP ĐIỆN TỬ (Trang 55)

Việc sử dụng cùng nội dung học tập ở các nơi khác nhau và/hoặc vào các thời điểm khác nhau là tính sử dụng lại của nội dung học tập.

5.3.2. Các cách sử dụng lại

- Sử dụng lại một module WBT (Web-Based Training) hàng năm với những nhóm học viên mới

- Sử dụng một module WBT vào cùng một thời điểm với các học viên thuộc các thành phần khác nhau (Có thể dùng để phân loại học viên)

- Sử dụng một module trong các khóa học khác nhau

- Sử dụng nội dung của một khóa học nhưng dịch ra các ngôn ngữ khác nhau - Sử dụng các đối tượng học tập trong các khóa và module khác nhau Tính sử dụng lại là một trong các điều cần lưu ý nhất khi muốn đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phát triển nội dung. Nó giảm thời gian đưa nội dung ra thị trường (time- to-market) và làm cho công việc của người phát triển trở nên dễ dàng hơn.

5.3.3.Một số vấn đề ảnh hưởng đến tính sử dụng lại của nội dung

a. Đối tượng học tập (Learning Object)

Các đối tượng học tập có ảnh hưởng rất lớn tới tính sử dụng lại chẳng hạn như kích thước đối tượng học tập sẽ ảnh hưởng cách chúng có thể được sử dụng lại. Đầu tiên hãy đưa ra định nghĩa tường minh cho đối tượng học tập. CODEX-IP (một dựa án R & D – Research & Development - được tài trợ bởi uỷ ban châu Âu) định nghĩa như sau:

“Một đối tượng có thể sử dụng lại (RLO – Reusable Learning Object) là thành phần

nhỏ nhất mang thông tin có ý nghĩa độc lập với các thành phần mang thông tin khác và có liên quan tới một mục tiêu học tập cụ thể. Bên trong RLO có thể có nhiều kiểu trình bày khác nhau được sử dụng”.

Có một khoảng cách lớn giứa tính sử dụng lại trong thực tế và lý thuyết. Theo lý thuyết thì tính sử dụng lại sẽ tốt nhất khi RLOs càng nhỏ càng tốt. Thực tế thì nếu kích thước RLO quá lớn nó sẽ giảm tính sử dụng lại còn nếu quá bé nó sẽ làm cho việc quản lý dữ liệu khó khăn.

Đối với mọi quá trình thiết kế giảng dạy (instructional design) kích thước của RLO được chứa trong cơ sở dữ liệu. Ngay trong một cua học e-Learning, các RLO có kích thước khác nhau cùng tồn tại song song. Ví dụ khi nhìn một cuốn sách trong khóa học, các bạn có thể thấy các RLO sau:

- Toàn bộ cuốn sách - Một chương - Một trang - Một đoạn - Một câu - Một từ - Một chữ

Vậy theo bạn chọn RLO nào là hợp lý?

b. Phong cách viết (Writing Style)

Khi bạn không viết nội dung học tập theo một cách có cấu trúc thí sẽ khó sử dụng lại nội dung và dịch nội dung ra các ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt khi đội phát triển gồm nhiều thành phần, nhiều ngôn ngữ, và nhiều quốc gia làm việc cùng nhau, một tập các quy tắt viết và các bước triển khai cần lập ra để đảm bảo quá trình phát triển thành công.

Các chuẩn (Standards)

Không có chuẩn thì không thể sử dụng lại các đối tượng học tập tối ưu, ở quy mô lớn. Chúng tôi lấy Internet là ví dụ về chuẩn giúp ứng dụng hoạt động ở quy mô lớn. Như các bạn biết, Internet đã nối thế giới làm một. Thực ra bên trong, Internet sử dụng các chuẩn được chứng thực bởi IEEE như HTML và TCP/IP.

Không có chuẩn chúng ta không có khả năng sử dụng và trao đổi các đối tượng học tập. Toàn bộ thị trường e-Learning (người bán công cụ, nội dung, và khách hàng) sẽ tìm được tiếng nói chung dựa trên chuẩn.

c. Metadata - Dữ liệu về dữ liệu

Metadata là thông tin (dữ liệu) về dữ liệu. Nó cung cấp thông tin mô tả về đối tượng nội dung. Metadata bao gồm một lượng lớn thông tin như:

- Tên - Tác giả - Mô tả - Các từ khoá - Ngày tạo ra - Định dạng - Ngày xuất bản

Ngôn ngữ Metadata là bắt buộc khi nói đến tính sử dụng lại. Đặc biệt là khi chúng ta làm việc với hàng nghìn các đối tượng học tập. Khi dùng các metadata đã được chuẩn hoá việc quản lý các đối tượng học tập trở nên khả thi. Khi quản lý được thì có thể tìm kiếm và sử dụng lại được các đối tượng học tập.

Các chuẩn e-Learning giúp chúng ta tạo ra metadata thống nhất, khả chuyển. Tuy nhiên hiện tại có nhiều đặc tả khác nhau metadata đặc biệt là về các nội dung có tính đa văn hoá, các tài nguyên đa phương tiện (multimedia). Nổi tiếng hơn cả có lẽ là của IMS. IMS đã đệ trình lên cho IEEE LTSC xét duyệt, chỉnh sửa. SCORM 2004 bản chỉnh sửa gần đây đã dùng đặc tả này.

Trong quá trình phát triển, chúng ta có hai loại metadata:

- Metadata sinh ra bởi hệ thống. Các dữ liệu cố đinh này bao gồm kích thước file, tên tác giả, ngày tạo, phiên bản, số từ, ngày xuất bản…

- Metadata tạo ra bởi người phát triển. Các dữ liệu này bao gồm từ khoá, tiêu đề đối tượng học tập, ngôn ngữ, sự quan hệ với các đối tượng khác… Một vài LCMS hoặc công cụ soạn bài điện tử bắt buộc người phát triển phải đưa metadata vào. Các công cụ đó dùng chính metadata để quản lý nội dung tạo ra.

Một khía cạnh nữa tại sao e-Learning cần meta-data là hỗ trợ việc học tập thích ứng. Nếu chúng ta muốn đưa ra nội dung học tập phù hợp với kiến thức, kĩ năng, và các yếu tố khác thì chúng ta cần một mô hình metadata tốt.

d. Sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ

Trong quá trình toàn cầu hoá và sự ra đời của Internet, hàng này mỗi chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các nền văn hoá và ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Trong một số ngôn ngữ chúng ta thấy có những câu, từ mà chúng ta không thể dịch sang các ngôn ngữ khác bởi vì các từ như thế không tồn tại.

5.4. Tính sử dụng được

5.4.1.Tính sử dụng được là gì?

Tính sử dụng được là việc thiết kế các môi trường có khả năng sử dụng được dễ dàng, thuận tiện. Khái niệm này cũng áp dụng cho môi trường web. Các site có tính sử dụng được là website cung cấp sự hứng thú, thoải mái cho người dùng duyệt site đó.

Tính sử dụng được trong e-Learning càng cần thiết bởi vì các học viên sẽ ít tốn thời gian để học cách sử dụng, cảm thấy thoải mái, và có động lực học tập hơn khi tính sử dụng được của môi trường học tập tốt.

5.4.2.Ảnh hưởng của tính sử dụng được lên quá trình học tập

Tính sử dụng được có ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của học viên. Nếu tính sử dụng được quá kém có thể dẫn đến học viên bỏ học. Có một điều đáng nói là khi tính sử dụng được tốt học viên thậm chí sẽ không hề để ý đến điều này. Bởi vì khi đó sự tương tác với môi trường học tập sẽ rất trơn tru và tự nhiên. So sánh sự ảnh hưởng khác nhau của tính sử dụng được khi nó được thiết kế tồi và tốt lên học viên

 Tính sử dụng được tồi

- Học viên dành thời gian ít hơn cho việc học (không hấp dẫn) - Học viên sẽ bực tức

- Học viên sẽ hoặc có thể không biết sử dụng được các đối tuợng học tập như thế nào.

- Ngay cả khi nội dung học tập tốt, thì học viên cũng không coi quá trình học tập là tốt

- Học viên sẽ bỏ học khi tính sử dụng được quá tồi  Tính sử dụng được tốt

- Học viên sẽ tìm các đối tượng học tập mình cần nhanh hơn

- Học viên sẽ sử dụng nhiều tính năng môi trường học tập nhiều hơn - Học viên sẽ có cảm giác hạnh phúc hơn

- Học viên sẽ tiếp tục với quá trình học tập một cách nhiệt tình thay vì việc bỏ học vì tính sử dụng được tồi

5.4.3. Đánh giá tính sử dụng được

Mục đích của đánh tính sử dụng được là phân tích tính sử dụng được của hệ thống dựa trên 4 tiêu chí. Bạn có thể tự làm hoặc thuê một chuyên gia về tính sử dụng được. Các tiêu chí để đánh giá tính sử dụng được là :

1. Khả năng học được - Learnability: Hệ thống phải đảm bảo dễ sử dụng để học

viên có thể tham gia học tập được ngay trong thời gian ngắn. Liệu hệ với thống của bạn thiết kế học viên có thể tham gia học tập ngay mà không cần tài liệu hướng dẫn hoặc các cua đào tạo?

2. Tính hiệu quả - Efficiency: Hệ thống phải đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng, sao

cho khi học cách sử dụng hệ thống một lần, học viên có thể thích ứng được ngay với các thay đổi về hệ thống sau đó.

3. Sự thoả mãn - Satisfaction: Hệ thống phải tạo được sự hứng thú cho học viên khi

sử dụng, đây là một trong các yếu tố giúp học viên có động lực học tập

4. Sự hiệu lực - Effectiveness: Tính chính xác và hoàn chỉnh giúp học viên có thể đạt

được mục đích của họ.

5.4.4.Các lời khuyên về tính sử dụng được

1. Càng nhất quán càng tốt (các tiêu đề, màu sắc, cấu trúc…)

2. Chú ý đến kích thước của đối tượng học tập để việc download được thuận tiện 3. Sử dụng phong cách viết nhất quán thích ứng với các nhóm học viên đinh hướng tới

4. Tạo ra cơ chế duyệt nội dung dễ hiểu (các nút, cấu trúc…)

5. Hãy tự thử tính sử dụng được của môi trường học tập của mình tạo ra

6. Hãy mời các người khác sử dụng môi trường học tập của bạn, quan sát họ, và lấy ý kiến phản hồi.

7. Thử các môi trường học tập khác, so sánh tính sử dụng được với môi trường của bạn

đặc điểm nào được sử dụng nhiều nhất và ít nhất, từ đó rút ra kết luận về tính sử dụng được.

5.5. Khác biệt về văn hóa

Ngày càng nhiều hơn các nhà phát triển muốn tạo ra nội dung phục vụ phục vụ cho một số lớn các học viên. Và tất nhiên e-Learning tạo cho bạn cơ hội để làm thực hiện được ước muốn này. Nhưng nên để ý rằng không phải mọi khóa học có thể dùng được trong mọi ngữ cảnh. Điều này không chỉ đúng trên thị trường e-Learning toàn cầu mà ngay tại thị trường của Việt Nam. Có nhiều thứ chúng ta phải để ý tới trong quá trình phát triển nội dung.

Một số khía cạnh quan trọng khi phát triển nội dung phục vụ cho nhiều đối tượng có văn hoá khác nhau:

 Các hình ảnh

Các hình ảnh rất hữu ích, thu hút học viên nhưng cũng có thể gây ra hiểu nhầm. Các lời khuyên như sau:

- Tránh nhấn mạnh về giới, tuổi, tình hình kinh tế, tôn giáo trong các hình ảnh. Nó có thể gây ức chế và bực tức cho học viên.

- Các bộ phận cơ thể có thể gợi nên tình cảm tiêu cực cho học viên. Một con mắt có thể sử dụng trong một chức năng tìm kiếm nhưng một vài nền văn hoá coi là con mắt tội lỗi. Tương tự như vậy hình ảnh cái tai có thể được hiểu như là những người thích nói chuyện tầm phào.

- Hãy cảnh giác khi dùng các động vật trong nội dung. Chúng tượng trưng cho các thứ khác nhau. Ví dụ, con cú được xem là khôn khéo trong đa số nền văn hoá nhưng ở Đông Nam Á coi là ngu dốt.

 Màu sắc

Màu sắc không chỉ giúp mọi thứ trở nên hấp dẫn hơn mà còn là tín hiệu. Màu sắc thường liên quan tới các cảm xúc, tình cảm. Màu đỏ dùng để cảnh báo mọi người. Trong giao thông, đèn đỏ là tín hiệu cảnh báo mọi người dừng lại. Tuy nhiên không có sự đảm bảo nào là các văn hoá hiểu các màu sắc theo một cách giống nhau. Bằng chứng là một số văn hoá dùng quẩn áo đen khi tham gia trong một đám tang, một số văn hoá khác dùng quần áo trắng.

 Dành khoảng trống hợp lý cho việc dịch

Các từ và thuật ngữ trong một ngôn ngữ có thể sử dụng nhiều khoảng trống (nhiều kí tự) hơn các ngôn ngữ khác. Đặc biệt khi bạn phát triển một giao diện đa ngôn ngữ trong đó có các nút chức năng. Lúc thiết kế bạn phải tính trước các khoảng trống cần thiết cho các từ của các ngôn ngữ khác nhau.

 Chú ý về múi giờ khi dùng các sự kiện đồng bộ

Phục vụ cho một lượng lớn người dùng trên thế giới cần phải để ý tới sự khác nhau về múi giờ. Khi thông báo một sự kiện đồng bộ cần phải rõ ràng về mặt thời gian. Thông báo cho các học viên thuộc hai nước là Mỹ và Pháp như sau là chưa đủ “Chúng ta có một sự kiện trên LMS vào lúc 9 giờ thứ tư”. Thông báo được đổi lại như sau sẽ tốt hơn “Seminar trực tuyến trên LMS bắt đầu vào lúc 1.00 pm NewYork (GMT-5), tương ứng với 19.00 ở Paris”

MỤC LỤC

Mở đầu...1

Chương 1: Giới thiệu về -learning...2

1.1. Khái niệm e-learning...2

1.2. Môi trường e-learning...3

1.3. Một số hình thức của e-learning...3

1.4. Đối tượng của e-learning...4

1.5. Tình hình phát triển và ứng dụng của e-learning...5

1.5.1. Trên thế giới...5

1.6. Đặc trưng của e-learning...8

1.6.1. Tương tác và hỗ trợ theo nhu cầu...8

1.6.2. Đáp ứng và phản hồi tức thời...9

1.6.3. Thảo luận tương tác cao độ...9

1.6.4. Tính mềm dẻo cao độ...10

1.6.5. Cộng đồng học tập gắn bó...10

1.6.6. Sáng tạo nội dung sư phạm phong phú...11

1.6.7. Thực hành viết lách thường xuyên...11

1.6.8. Chuẩn bị cho quá trình học tập suốt đời...11

1.6.9. Phát triển phương pháp sư phạm...12

1.7. Lợi ích của việc học trực tuyến...12

1.8. Cấu trúc của một hệ thống e-learning điển hình...14

1.8.1. Mô hình chức năng...14

1.8.2. Mô hình hệ thống...16

1.9. Ưu, nhược điểm của e-learning so với đào tạo theo hình thức truyền thống...17

Chương 2: Vấn đề thể chế đối với e-learning...19

2.1. Vấn đề quản lí...19

2.1.1. Thông tin tổng hợp...19

2.1.2. Thời khóa biểu...19

2.1.4. Tiếp thị và tuyển dụng...19

2.1.5. Hỗ trợ tài chính...20

2.1.6. Đăng kí và thanh toán...21

2.1.7. Dịch vụ công nghệ thông tin...21

2.2. Vấn đề học vấn...21

2.2.1. Tốt nghiệp, bảng điểm...21

2.2.2. Chất lượng giảng dạy...22

2.2.3. Hỗ trợ nhân viên...22

2.2.4. Khối lượng công việc...22

2.2.5. Sĩ số lớp...23

Chương 3: Mô hình e-learning P3...24

3.1. Con người (People)...24

3.2. Qui trình( Process)...24

3.3. Sản phẩm( Product)...25

3.4. Mô hình e-learning P3...24

3.5. Giới thiệu công nghệ thích ứng Moblie-Learning (M- Learning)...32

Chương 4: Công cụ thực hiện cho e-learning...34

4.1. Công cụ mô phỏng...34

4.2. Công cụ soạn bài điện tử...35

4.4. Công cụ soạn thảo web ...37

4.5. Công cụ tạo bài trình bày có Multimedia...39

4.6. Seminar điện tử...40

4.7. LMS_LCMS...41

Chương 5: Tạo nội dung cho khóa học e-learning...43

5.1. IDS...43

5.1.1. IDS là gì?...43

5.1.2. Tại sao IDS?...43

5.1.3. Vòng đời phát triển nội dung...44

5.2. Phong cách viết...47

5.3. Tính sử dụng lại...49

5.3.1. Tính sử dụng lại là gì?...49

5.3.2. Cách sử dụng lại...49

5.3.3. Một số vấn đề ảnh hưởng đến tính sử dụng lại của nội dung...49

5.4. Tính sử dụng được...52

5.4.1. Tính sử dụng lại là gì?...52

5.4.2. Ảnh hưởng của tính sử dụng được lên quá trình học tập...52

5.4.3. Đánh giá tính sử dụng được...53

5.4.4. Các lời khuyên về tính sử dụng được...53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.scribd.com/doc/21351456/Managing-E-Learning-Strategies-Design- Delivery-Implementation-and-Evaluation 2. http://www.igi-global.com/Bookstore/TitleDetails.aspx? TitleId=715&DetailsType=Description 3. http://www.viettotal.com/VietNews/Daotaodientu/tabid/91/CategoryID/5/News/44 /Default.aspx 4. http://forum.vietnamlearning.vn/showthread.php?t=7041 5. http://www.cynosura.org/index.php? option=com_content&view=article&id=119:e-learning-ads-and-disads 6. http://elearning.lytc.edu.vn/mod/resource/view.php?id=19 7. http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:wP- 5_ApgXUAJ:www.uit.edu.vn/forum/index.php%3Fact%3DAttach%26type %3Dpost%26id%3D38071+kh%C3%A1i+ni%E1%BB%87m+e- learning'&cd=5&hl=vi&ct=clnk&gl=vn 8. http://www.quantrimang.com.vn/tintuc/tin-trong-nuoc/69086_8-loi-ich-cua-viec- hoc-truc-tuyen.aspx 9. http://webcache.googleusercontent.com/search?

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HÓA - TIN QUẢN LÍ CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP ĐIỆN TỬ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w