Vòng đời phát triển nội dung

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HÓA - TIN QUẢN LÍ CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP ĐIỆN TỬ (Trang 50)

Gồm 7 bước

(1) Xác định yêu cầu

Bước đầu tiên là xác định sự cần thiết của việc đào tạo. Bạn sẽ phải quyết định xem việc đào tạo có cần thiết với tổ chức của bạn không? Dưới đây là một số lí do dẫn đến yêu cầu của việc đào tạo:

- Lãnh đạo nhận thấy rằng hiệu quả làm việc của các nhân viên chứa đáp ứng được yêu cầu của công ty

- Một dịch vụ mới hoặc một sản phẩm được đưa ra thị trường và các nhân viên phải biết bán hoặc sử dụng sản phẩm hoặc dịch này như thế nào?

- Đây là một điều bắt buộc, được quy định trong các văn bản

- Cần đào tạo nhân viên để họ thích ứng được với các nhiệm vụ mới và nghề mới trong tương lai đưa ra yêu cầu

(2) Các vấn đề cần đào tạo

Nếu không có bước này, bạn sẽ phát triển hoặc mua các nội dung đào tạo mà không biết chính xác bạn đang phát triển và mua gì. Ngoài ra, không thể đánh giá hiệu quả của việc đào tạo mà không có thông tin tập hợp ở phần này. Các nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn này là :

- Chỉ ra các mục tiêu mà tổ chức muốn hướng tới

- Xem các thông tin lưu trữ về các nhân viên như nhiệm vụ, khả năng, nghề nghiệp - Đánh giá được hiệu quả làm việc của các nhân viên Có thể áp dụng các phương pháp sau để thực hiện các nhiệm vụ trên:

+ Tiến hành phỏng vấn với những người quản lý + Hỏi nhân viên về hiệu quả làm việc của họ + Tiến hành phân tích nhiệm vụ

+ Sử dụng các câu hỏi để thu thập câu trả lời + Quan sát nhân viên khi họ đang làm việc

+ Đặt câu hỏi đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà tổ chức cung cấp

(3)Thiết kế

Kết quả của giai đoạn hai là cơ sở cho giai đoạn thiết kế. Đặc biệt là việc mô tả các chỗ còn thiếu sót của nhân viên đóng vai trò rất quan trọng. Bạn phải xác định được chúng các chi tiết càng tốt bởi vì bạn chuẩn bị đưa ra các nội dung đào tạo để khắc phục các chỗ hổng đó. Nhiệm vụ của giai đoạn này là:

- Mô tả nhóm đối tượng tham gia đào tạo (số lượng, kĩ năng, thái độ...) - Mô tả chi tiết các mục tiêu của cua học

- Quyết định cách tiếp cận như thế nào để đảm bảo tính sư phạm và thực tế

- Quyết định phương tiện bạn muốn sử dụng để phân phối nội dung (Internet, CD- ROM, DVD, PDA...)

- Xác định các công cụ bạn sẽ sử dụng (phần mềm soạn bài, phần cứng...) - Xác định định dạng của media

- Xem xét về ngân quỹ, thời gian, và các tài nguyên khác dùng cho toàn bộ quá trình phát triển nội dung

- Viết ra hướng dẫn thiết kế cho các người phát triển nội dung với tất cả thông tin họ cần

(4) Phát triển

Đây là giai đoạn mà mọi việc bắt đầu thật sự. Những người phát triển nội dung và SME (Subject Matter Experts) phối hợp cùng nhau để tạo nội dung đào tạo.

Quá trình này phải được quản lý hết sức cẩn thận. Đặc biệt khi quá trình phát triển nội dung rất phức tạp về mặt kĩ thuật do môi trường phát triển đã chọn hoặc các định dạng media đã chọn. Thường thì đội tham gia vào giai đoạn này bao gồm nhiều chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi liệt kê một số chuyên gia quan trọng:

- Người thiết kế giảng dạy - Người viết nội dung

- Chuyên gia vấn đề mà nội dung hướng tới - Người thiết kế đồ hoạ

- Người thiết kế hoạt hình - Chuyên gia về audio/video - Lập trình viên

- Chuyên gia về cơ sở dữ liệu

Giai đoạn này là giai đoạn mất nhiều thời gian nhất. Do tính phức tạp của quá trình do đó cần có sự quản lý chặt chẽ, nhất là khi có nhiều người tham gia

(5) Thử nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế thì giai đoạn này có đan xen với gian đoạn phát triển. Vì sẽ là không khoa học khi việc thử nghiệm được tiến hành chỉ sau khi hoàn thành phát triển nội dung, như vậy sẽ có rất nhiều lỗi. Sẽ có nhiều thử nghiệm được tiến hành trong giai đoạn phát triển. Có nhiều phương pháp thử khác nhau tính đúng đắn của nội dung và nội dung có phù hợp với các tiêu chí đặt ra trước đó. Dưới đây là một số ý tưởng dùng cho việc thử:

- Kiểm tra tính đúng đắn của nội dung bằng cách mời chuyên gia nội dung về kiểm tra

- Thử tính dễ sử dụng của nội dung bằng cách cho nhiều người dùng mới dùng thử - Tổ chức thử có quy mô bằng cách mời một nhóm người dùng tham gia đào tạo với nội dung được tạo ra để lấy ý kiến phản hồi.Đưa vào sử dụng.

(6) Đây là một gia đoạn nhẹ nhàng hơn nếu các giao đoạn khác được làm đúng. Nhưng tất nhiên giai đoạn này không chỉ có việc duy nhất là xuất bản nội dung. Các nhiệm vụ trong giai đoạn này được liệt kê ra ở dưới đây:

- Xuất bản nội dung (bao gồm cả nội dung số và không số)

- Bắt đầu chiến dịch marketing nội bộ (làm các bài trình bày, gửi e-mail, đưa thông tin lên mạng intranet

- Thông báo cho người dùng biết sử dụng nội dung như thế nào - Chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ người dùng khi có vấn đề phát sinh - Tạo ra FAQ về đào tạotổng kết

(7) Đây là giai đoạn "cuối cùng". Tất nhiên không hẳn như vậy vì giai đoạn này bắt đầu cho những kế hoạch tiếp theo. Nó chỉ được coi là giai đoạn cuối cùng nếu việc đào tạo thực hiện trong thời gian ngắn hoặc cho một nhóm nhỏ người.

Trong giai đoạn này, tất cả thông tin từ các giai đoạn trước được thu thập lại và xử lý. Kết quả là một kế hoạch nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển nội dung. Kế hoạch này chứa các bước cần thiết trong tương lai để nâng cao chất lượng đào tạo. Bạn nên chia kế hoạch này thành hai phần:

- Các gợi ý dùng trong thời gian ngắn. Đây là các gợi ý, có thể thực thi trong điều kiện thời gian và nhân lực.

- Các gợi ý dùng trong thời gian dài. Các gợi này dùng trong các dự án phát triển nội dung có thời gian dài.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HÓA - TIN QUẢN LÍ CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP ĐIỆN TỬ (Trang 50)