Lớp biên khí quyển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán phát tán thải phóng xạ dạng khí cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (Trang 160)

- Bài báo đã cơng bố liên quan đến đề tài:

1.1.4. Lớp biên khí quyển.

Độ cao của lớp biên hay độ cao hịa trộn là tham số cơ bản đặc trưng cấu trúc của tầng đối lưu thấp. Khi các chất ơ nhiễm được phĩng thích vào lớp hịa trộn, chúng thường phân tán ngang và thẳng đứng do rối khí quyển và cuối cùng bị pha trộn hồn tồn trong lớp này nếu thời gian đủ lớn và khơng cĩ sự lắng đọng đáng kể. Khi chất ơ nhiễm đạt đến biên trên của lớp hịa trộn thì sẽ dừng lại và khơng bay lên được nữa. Như vậy, độ cao hịa trộn xác định giới hạn trên của quá trình khuếch tán các chất ơ nhiễm trong khí quyển. Độ cao hịa trộn cĩ giá trị thấp nhất vào buổi sáng và tăng dần lên theo thời gian trong ngày cho đến xế chiều là đạt trị số lớn nhất, sau đĩ giảm dần

1.1.5. Chiều cao hiệu dụng của ống thải.

Tại miệng ống thải, luồng khí thải bay ra cĩ vận tốc nên cĩ một động năng ban đầu làm cho nĩ cĩ xu hướng bốc thẳng đứng lên trên. Mặt khác, do nhiệt độ của khĩi cao hơn nhiệt độ khơng khí xung quanh, luồng khí thải chịu tác dụng của “lực nổi” do chênh lệch nhiệt độ gây ra. Cùng với các lực dâng, luồng khí thải cịn chịu tác động của lực giĩ nằm ngang, do đĩ đỉnh cao nhất của luồng khí thải sẽ nằm cách xa ống thải

một khoảng cách nhất định nào đĩ xuơi theo chiều giĩ. Khi đã đạt được độ cao ấy tức là lúc động năng ban đầu của luồng khí thải đã bị triệt tiêu và nhiệt độ khĩi đã trở nên cân bằng với nhiệt độ khí quyển do kết quả của quá trình hịa trộn với khơng khí xung quanh, luồng khí thải sẽ giữ phương nằm ngang xuơi theo chiều giĩ. Sơ đồ khối của độ cao hiệu dụng của ống thải được trình bày ở hình 4.

U W W H Ho He Ld Vg X u

Hình 4. Sơ đồ khối của độ cao hiệu dụng của ống thải.

Trên thế giới cĩ rất nhiều cơng trình nghiên cứu về độ dâng của luồng khí thải khi thốt ra khỏi miệng ống thải. Mỗi tác giả chỉ đề cập chi tiết đến một số thơng số ảnh hưởng. Các cơng trình nghiên cứu này đều dựa vào quan sát thực tế và thực nghiệm hoặc kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Cụ thể là các cơng thức tính tốn của Davidson W.F., Bosanquet-Carey & Halton, Holland J.Z., Briggs G.A., Berliand M.E., Andrayev P.I., Kliughin S.A., Ivanov IU.V., v.v…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán phát tán thải phóng xạ dạng khí cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (Trang 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)